Hướng dẫn đăng bài trên blog WordPress
Đây là một trong những bài viết khá quan trọng trong loạt bài viết hướng dẫn sử dụng WordPress mà tôi muốn gửi đến các bạn khi mới ngày đầu làm quen với môi trường WordPress.
Trước tiên, bạn nên xem qua các hướng dẫn liên quan đến viết bài mới trên trang chủ của WordPress. Trên đó sẽ có đầy đủ những thông tin giúp bạn tạo một bài viết cho blog. Vậy thì rõ ràng, ở đây tôi chỉ làm rõ thêm vài điều cần thiết và quan trọng là viết bài bằng Tiếng Việt cho những bạn không đọc được Tiếng Anh vào đây tham khảo.
Hướng dẫn đăng bài trên blog WordPress
Trước đó tôi đã tạo một hình ảnh tổng quan về khung viết bài cho blog WordPress, bạn có thể nhìn hình bên dưới và xem các nội dung diễn giải có liên quan theo số thứ tự mà tôi đã đánh dấu. Mỗi nhóm màu sẽ có một mức độ cần thiết khác nhau, trong đó những chữ số có nền màu đỏ là quan trọng nhất.
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các thông tin liên quan theo số thứ tự đã được đánh dấu trong hình bên trên.
1. Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu khi bạn muốn đăng bài mới trên blog của mình. Tiêu đề là phần miêu tả ngắn thông tin liên quan đến nội dung bài viết mà bạn đang định đăng.
Tiêu đề bài viết phải ngắn gọn, xúc tích, nó phải trình bày được những gì mà bạn đang muốn viết. Nhưng không vì thế mà chọn một tiêu đề quá dài dòng. Tốt nhất thì nên để tiêu đề có độ dài không quá 50 ký tự.
2. Thẻ cho bài viết
Thẻ cũng là một phần quan trọng không kém so với tiêu đề bài viết. Nó là một từ hay cụm từ ngắn miêu tả thông tin con trong bài viết của bạn, nếu bài viết có nhiều nội dung thì hãy dùng nhiều thẻ khác nhau.
Thông thường thì thẻ là một danh từ, nhưng đôi lúc bạn cũng có thể để thẻ là một động từ hay tính từ nào đó. Miễn sao thẻ của bài viết phải có nội dung liên quan đến một ý nhỏ nào đó trong bài bạn đang soạn.
3. Chuyên mục của bài viết
Chuyên mục và thẻ là 2 phần mà tôi đã giới thiệu với bạn trong bài viết trước đó. Một bài viết bắt buộc phải có 2 thứ này kèm theo, hoặc là không cần dùng thẻ nhưng chuyên mục thì phải có.
Nếu bạn không chọn chuyên mục trước thì hệ thống sẽ tự động gán bài viết nằm trong chuyên mục uncategorized mà mặc định WordPress đã tạo sẵn chuyên mục này cho bạn.
4. Hình ảnh, video và nhạc
Bắt đầu từ mục này thì tầm quan trọng của nó đã giảm xuống, bạn có thể chèn thêm hình ảnh hoặc các định dạng media khác vào bài viết nếu cần thiết.
tôi khuyên bạn nên để thêm hình ảnh vào bài viết để tăng độ sinh động, độc giả sẽ chú ý nhiều hơn nếu bài viết của bạn có những hình được thiết kế đẹp.
5. Hình ảnh thu nhỏ
Trên trang chủ của blog, có một số giao diện cho phép bạn hiển thị hình ảnh thu nhỏ của bài viết ra ngoài, hình ảnh này đối với WordPress người ta gọi đó là Featured Image.
Phần này không thật sự cần thiết nếu như giao diện của bạn đang sử dụng không có tính năng hiển thị hình ảnh đại diện cho bài viết.
6. Nội dung thu gọn
Đây cũng là một phần liên quan đến vấn đề hiển thị của giao diện, nếu giao diện bạn đang sử dụng chỉ cho phép hiển thị một đoạn ngắn nội dung của bài viết ra ngoài thì bạn hãy dùng cái này.
Excerpt là phần nội dung tóm tắt nhằm mô tả ngắn gọn bài viết của bạn, phần này có thể sẽ là phần miêu tả bên dưới đường link của bạn trong các kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn bỏ trống mục này thì hệ thống sẽ tự động ngắt đoạn đầu nội dung của bài viết, số ký tự sẽ được khai báo trong phần thiết kế giao diện.
7. Thông tin tùy chọn kèm theo
Cũng nhờ vào cái này mà WordPress có thể tạo ra nhiều loại trang web khác nhau.
Nếu giao diện của bạn có hỗ trợ chức năng hiển thị các thông tin mở rộng kèm theo của bài viết, hãy sử dụng chức năng này một cách đúng nghĩa của nó.
Phần này sẽ gồm 2 yếu tố chính đó là tên biến và nội dung của mục mà bạn muốn chèn thêm vào bài viết. Ở đây tôi chỉ nằm ở mức độ giới thiệu thông tin liên quan đến quá trình soạn thảo bài viết trên blog WordPress. Sau này có thể tôi sẽ đăng thêm bài giới thiệu chi tiết về phần này.
8. Định dạng bài viết
Mặc định, bài viết của bạn sẽ ở dạng là Standard, bạn có thể tùy chọn cho bài viết của bạn thuộc một định dạng nào đó tùy thích.
Mục đích của phần này là để phân chia nội dung trên trang của bạn thành các nhóm khác nhau, người thiết kế giao diện nếu muốn hiển thị trang hình ảnh khác, hoặc trang video khác hoặc là trang liên kết khác thì sẽ dựa vào yếu tố này của bài viết để hiển thị.
9. Thông báo liên kết
Hãy sử dụng chức năng này nếu như bạn muốn thông báo đến chủ sở hữu bài viết rằng bạn đã sao chép bài viết từ trang của họ.
Bạn đang sử dụng WordPress, bài viết bạn đang định sao chép trên trang cũng đang dùng WordPress thì hệ thống sẽ tự động gửi lại thông báo đến người sở hữu bài viết.
10. Thảo luận
Phần này không quan trọng lắm, hãy để mặc định như ban đầu. Không một lý do gì mà bạn tạo ra một bài viết nhưng không muốn người khác gửi lời bình.
11. Slug
Lý do vì sao tôi lại để im từ Slug mà không chịu dịch ra Tiếng Việt luôn, quả thật nó khó dịch và nếu muốn dịch thì cũng khó có từ nào hợp lý để diễn đạt nó.
Đây là một cụm từ được nối với nhau thông qua dấu gạch ngang (-), thông thường nó sẽ là tiêu đề bài viết của bạn nhưng được viết không dấu và các khoảng trắng được thay bằng dấu “-“.
Như vậy, có thể hiểu nôm na đây là một đoạn chữ nằm trong đường link của bài viết. Bạn có thể thấy rõ nhất thông tin slug khi bạn xem bài viết với chức năng rewrite url được bật lên.
12. Tác giả
Phần này cũng không thật sự cần thiết lắm, nếu bạn đăng bài viết thì hãy để tên tác giả đó chính là bạn.
Ngoài ra, nếu mục đích của bạn là để tên tác giả dưới một tài khoản khác thì có thể lựa chọn ở phần này.
13. Khung soạn thảo
Trên WordPress cũng giống như các trình soạn thảo trên web khác, sẽ có 2 kiểu cho bạn chọn đó là kiểu trực quan và kiểu dùng mã HTML.
Bạn có thể chọn kiểu trực quan (Visual) để sử dụng nếu như bạn không rành về HTML, nhưng nếu bạn muốn chỉnh sửa mã HTML trong bài viết thì hãy chuyển sang chế độ soạn bài bằng thẻ HTML.
14. Tùy chọn hiển thị trên màn hình
Trong bài viết hướng dẫn sử dụng Dashboard tôi cũng đã có giới thiệu sơ qua về chức năng này. Theo đó, đối với mỗi trang trong bảng điều khiển sẽ có nút cho bạn tùy chọn hiển thị trên màn hình.
Bạn có thể bỏ bớt các chức năng không hay dùng, việc này sẽ làm thoáng đi giao diện soạn thảo bài viết của bạn. Giúp cho đầu óc của bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi soạn bài viết mới cho blog.
15. Lưu và đăng bài
Phần này sẽ bao gồm các nút cho phép bạn lưu bài viết, hoặc xem trước bài viết hoặc đăng bài viết hoặc cập nhật bài viết đã đăng.
Bạn có thể sử dụng các nút lệnh này tùy theo nhu cầu của bạn. Tôi khuyến khích bạn nên xem trước bài viết trước khi quyết định đăng nó ra bên ngoài cho người khác đọc.
Tóm lại
Bên trên là những thông tin liên quan đến quá trình viết bài mới trên blog WordPress, có thể nội dung sẽ chưa đầy đủ lắm nhưng hy vọng rằng nó sẽ phần nào giúp ích được mọi người, đặc biệt là những bạn mới tập làm quen với WordPress.
Trước tiên, bạn nên xem qua các hướng dẫn liên quan đến viết bài mới trên trang chủ của WordPress. Trên đó sẽ có đầy đủ những thông tin giúp bạn tạo một bài viết cho blog. Vậy thì rõ ràng, ở đây tôi chỉ làm rõ thêm vài điều cần thiết và quan trọng là viết bài bằng Tiếng Việt cho những bạn không đọc được Tiếng Anh vào đây tham khảo.
Hướng dẫn đăng bài trên blog WordPress
Trước đó tôi đã tạo một hình ảnh tổng quan về khung viết bài cho blog WordPress, bạn có thể nhìn hình bên dưới và xem các nội dung diễn giải có liên quan theo số thứ tự mà tôi đã đánh dấu. Mỗi nhóm màu sẽ có một mức độ cần thiết khác nhau, trong đó những chữ số có nền màu đỏ là quan trọng nhất.
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các thông tin liên quan theo số thứ tự đã được đánh dấu trong hình bên trên.
1. Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu khi bạn muốn đăng bài mới trên blog của mình. Tiêu đề là phần miêu tả ngắn thông tin liên quan đến nội dung bài viết mà bạn đang định đăng.
Tiêu đề bài viết phải ngắn gọn, xúc tích, nó phải trình bày được những gì mà bạn đang muốn viết. Nhưng không vì thế mà chọn một tiêu đề quá dài dòng. Tốt nhất thì nên để tiêu đề có độ dài không quá 50 ký tự.
2. Thẻ cho bài viết
Thẻ cũng là một phần quan trọng không kém so với tiêu đề bài viết. Nó là một từ hay cụm từ ngắn miêu tả thông tin con trong bài viết của bạn, nếu bài viết có nhiều nội dung thì hãy dùng nhiều thẻ khác nhau.
Thông thường thì thẻ là một danh từ, nhưng đôi lúc bạn cũng có thể để thẻ là một động từ hay tính từ nào đó. Miễn sao thẻ của bài viết phải có nội dung liên quan đến một ý nhỏ nào đó trong bài bạn đang soạn.
3. Chuyên mục của bài viết
Chuyên mục và thẻ là 2 phần mà tôi đã giới thiệu với bạn trong bài viết trước đó. Một bài viết bắt buộc phải có 2 thứ này kèm theo, hoặc là không cần dùng thẻ nhưng chuyên mục thì phải có.
Nếu bạn không chọn chuyên mục trước thì hệ thống sẽ tự động gán bài viết nằm trong chuyên mục uncategorized mà mặc định WordPress đã tạo sẵn chuyên mục này cho bạn.
4. Hình ảnh, video và nhạc
Bắt đầu từ mục này thì tầm quan trọng của nó đã giảm xuống, bạn có thể chèn thêm hình ảnh hoặc các định dạng media khác vào bài viết nếu cần thiết.
tôi khuyên bạn nên để thêm hình ảnh vào bài viết để tăng độ sinh động, độc giả sẽ chú ý nhiều hơn nếu bài viết của bạn có những hình được thiết kế đẹp.
5. Hình ảnh thu nhỏ
Trên trang chủ của blog, có một số giao diện cho phép bạn hiển thị hình ảnh thu nhỏ của bài viết ra ngoài, hình ảnh này đối với WordPress người ta gọi đó là Featured Image.
Phần này không thật sự cần thiết nếu như giao diện của bạn đang sử dụng không có tính năng hiển thị hình ảnh đại diện cho bài viết.
6. Nội dung thu gọn
Đây cũng là một phần liên quan đến vấn đề hiển thị của giao diện, nếu giao diện bạn đang sử dụng chỉ cho phép hiển thị một đoạn ngắn nội dung của bài viết ra ngoài thì bạn hãy dùng cái này.
Excerpt là phần nội dung tóm tắt nhằm mô tả ngắn gọn bài viết của bạn, phần này có thể sẽ là phần miêu tả bên dưới đường link của bạn trong các kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn bỏ trống mục này thì hệ thống sẽ tự động ngắt đoạn đầu nội dung của bài viết, số ký tự sẽ được khai báo trong phần thiết kế giao diện.
7. Thông tin tùy chọn kèm theo
Cũng nhờ vào cái này mà WordPress có thể tạo ra nhiều loại trang web khác nhau.
Nếu giao diện của bạn có hỗ trợ chức năng hiển thị các thông tin mở rộng kèm theo của bài viết, hãy sử dụng chức năng này một cách đúng nghĩa của nó.
Phần này sẽ gồm 2 yếu tố chính đó là tên biến và nội dung của mục mà bạn muốn chèn thêm vào bài viết. Ở đây tôi chỉ nằm ở mức độ giới thiệu thông tin liên quan đến quá trình soạn thảo bài viết trên blog WordPress. Sau này có thể tôi sẽ đăng thêm bài giới thiệu chi tiết về phần này.
8. Định dạng bài viết
Mặc định, bài viết của bạn sẽ ở dạng là Standard, bạn có thể tùy chọn cho bài viết của bạn thuộc một định dạng nào đó tùy thích.
Mục đích của phần này là để phân chia nội dung trên trang của bạn thành các nhóm khác nhau, người thiết kế giao diện nếu muốn hiển thị trang hình ảnh khác, hoặc trang video khác hoặc là trang liên kết khác thì sẽ dựa vào yếu tố này của bài viết để hiển thị.
9. Thông báo liên kết
Hãy sử dụng chức năng này nếu như bạn muốn thông báo đến chủ sở hữu bài viết rằng bạn đã sao chép bài viết từ trang của họ.
Bạn đang sử dụng WordPress, bài viết bạn đang định sao chép trên trang cũng đang dùng WordPress thì hệ thống sẽ tự động gửi lại thông báo đến người sở hữu bài viết.
10. Thảo luận
Phần này không quan trọng lắm, hãy để mặc định như ban đầu. Không một lý do gì mà bạn tạo ra một bài viết nhưng không muốn người khác gửi lời bình.
11. Slug
Lý do vì sao tôi lại để im từ Slug mà không chịu dịch ra Tiếng Việt luôn, quả thật nó khó dịch và nếu muốn dịch thì cũng khó có từ nào hợp lý để diễn đạt nó.
Đây là một cụm từ được nối với nhau thông qua dấu gạch ngang (-), thông thường nó sẽ là tiêu đề bài viết của bạn nhưng được viết không dấu và các khoảng trắng được thay bằng dấu “-“.
Như vậy, có thể hiểu nôm na đây là một đoạn chữ nằm trong đường link của bài viết. Bạn có thể thấy rõ nhất thông tin slug khi bạn xem bài viết với chức năng rewrite url được bật lên.
12. Tác giả
Phần này cũng không thật sự cần thiết lắm, nếu bạn đăng bài viết thì hãy để tên tác giả đó chính là bạn.
Ngoài ra, nếu mục đích của bạn là để tên tác giả dưới một tài khoản khác thì có thể lựa chọn ở phần này.
13. Khung soạn thảo
Trên WordPress cũng giống như các trình soạn thảo trên web khác, sẽ có 2 kiểu cho bạn chọn đó là kiểu trực quan và kiểu dùng mã HTML.
Bạn có thể chọn kiểu trực quan (Visual) để sử dụng nếu như bạn không rành về HTML, nhưng nếu bạn muốn chỉnh sửa mã HTML trong bài viết thì hãy chuyển sang chế độ soạn bài bằng thẻ HTML.
14. Tùy chọn hiển thị trên màn hình
Trong bài viết hướng dẫn sử dụng Dashboard tôi cũng đã có giới thiệu sơ qua về chức năng này. Theo đó, đối với mỗi trang trong bảng điều khiển sẽ có nút cho bạn tùy chọn hiển thị trên màn hình.
Bạn có thể bỏ bớt các chức năng không hay dùng, việc này sẽ làm thoáng đi giao diện soạn thảo bài viết của bạn. Giúp cho đầu óc của bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi soạn bài viết mới cho blog.
15. Lưu và đăng bài
Phần này sẽ bao gồm các nút cho phép bạn lưu bài viết, hoặc xem trước bài viết hoặc đăng bài viết hoặc cập nhật bài viết đã đăng.
Bạn có thể sử dụng các nút lệnh này tùy theo nhu cầu của bạn. Tôi khuyến khích bạn nên xem trước bài viết trước khi quyết định đăng nó ra bên ngoài cho người khác đọc.
Tóm lại
Bên trên là những thông tin liên quan đến quá trình viết bài mới trên blog WordPress, có thể nội dung sẽ chưa đầy đủ lắm nhưng hy vọng rằng nó sẽ phần nào giúp ích được mọi người, đặc biệt là những bạn mới tập làm quen với WordPress.
Hướng dẫn đăng bài trên blog WordPress
Reviewed by Unknown
on
05:35
Rating:
Không có nhận xét nào: