Bắt đầu học lập trình Website như thế nào
Hiện nay công việc lập trình web ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung rất phát triển, khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi các cá nhân và doanh nghiệp phải có trang web riêng để khẳng định thương hiệu và quảng cáo sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.
Để có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì bạn phải bỏ ra nhiều công sức, nhưng để có thể học và hiểu những đoạn mã đơn giản thì ai cũng có thể làm được. Quan trọng nhất vẫn là sở thích và năng khiếu của mỗi người.
Khái niệm webiste
Website hay còn gọi là trang web, đó là một loại hình bao gồm các trang văn bản được tác giả tự viết hoặc chia sẻ lại bài viết của người khác về mặc nội dung. Về mặc hình thức trình bày thì nó được thể hiện bởi các thẻ HTML và định dạng bằng CSS. Nội dung ngoài văn bản thì nó còn bao gồm các hình ảnh, các khung, các nút,… nôm na là những gì bạn đang truy cập hàng ngày trên mạng internet.
Khi bạn ghé thăm tới một tên miền nào đó và tên miền này hiển thị nội dung ra cho bạn xem thì đó được gọi là trang web. Có 2 loại website mà bạn cần biết đến đó là website hoạt động theo kiểu tĩnh và website hoạt động theo kiểu động.
Website tĩnh thì nội dung của nó không động, tại sao Sáu lại nói đến từ không động ở đây? Là vì các trang được thiết kế theo kiểu cố định, không có cơ sở dữ liệu bên trong, bạn không thể thêm nội dung mới để tự động hiển thị ra bên ngoài.
Đối với trang web động thì bạn phải có kết nối tới cơ sở dữ liệu, nội dung và cài đặt của bạn sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu và được cập nhật thường xuyên.
Lập trình web
Nói đến lập trình là bạn nghĩ ngay đến các dòng lệnh để thực hiện những công việc nào đó mà lập trình viên muốn hệ thống làm việc theo ý mình. Đối với hướng đi của lập trình web thì hiện nay có 2 dạng phổ biến là lập trình web với PHP và lập trình web với ASP.NET. Riêng ở Việt Nam mình thì các trang web chạy bằng PHP nhiều hơn, có nhiều bạn đã làm quen với lập trình C# rồi thì sẽ cảm thấy lập trình web với ASP.NET dễ hơn so với PHP, nhưng thật ra tôi thấy cả 2 cái đều như nhau, quan trọng nhất vẫn là tư duy và trình độ của người lập trình.
Ngoài việc chọn 1 trong 2 thứ trên thì bạn phải nắm vững thêm các kỹ năng về HTML, CSS. Nếu có điều kiện thì nghiên cứu thêm Javascript, jQuery,…
Nếu bạn muốn làm toàn bộ một trang web từ đầu đến cuối thì bạn cũng phải học qua về thiết kế và xử lý hình ảnh nữa, bởi trang web nào cũng có giao diện bên ngoài của nó, nếu bạn chuyên về code thì hãy mời thêm người chuyên về đồ họa để họ làm phần thiết kế template.
Công cụ lập trình
Bạn đã chọn xong ngôn ngữ lập trình rồi thì bây giờ hãy nghĩ đến công cụ để thực hiện một trang web trên đó. Đối với PHP thì bạn chỉ cần một trình soạn thảo văn bản đơn thuần thì bạn cũng có thể viết nên một trang web đơn giản. Nhưng hãy lựa chọn cho mình một công cụ tốt hơn, phần mềm này phải hỗ trợ ngôn ngữ mà bạn đang theo, có kiểm tra báo lỗi và highlight các dòng code cũng như định dạng chúng một cách đẹp mắt, iZdesigner đề nghị bạn nên dùng Notepad++ bởi vì nó nhẹ và dễ cài đặt cũng như dễ sử dụng.
Nhiều bạn còn đang phân vân không biết nên chọn hệ điều hành nào để theo học PHP, tôi nghĩ cái đó chỉ là hình thức, không nên quan trọng hóa vấn đề này. Nếu bạn là người biết về Linux thì hãy chọn một hệ điều hành Linux thích hợp để sử dụng, bởi nó là hệ điều hành mở, miễn phí phù hợp với PHP và các phần mềm chuyên hỗ trợ học PHP trên Linux là rất tốt.
Học lập trình web với PHP
Nhưng nếu bạn không biết đến Linux thì hãy sử dụng hệ điều hành Windows, sau đó cài đặt công cụ giả lập localhost mà iZdesigner đã hướng dẫn trước kia, dù cho bạn chọn hệ điều hành nào đi chăng nữa thì mục đích của bạn cũng chỉ là để học PHP, hãy bỏ qua mấy suy nghĩ lung tung mà tập trung chuyên môn vào việc nghiên cứu PHP.
Tôi tin chắc rằng đa phần các bạn khi đến đây đều đang sử dụng hệ điều hành Windows, do vậy hãy cài phần mềm giả lập localhost đã đưa phía trên công với phần mềm hỗ trợ lập trình PHP là Notepad++, phần mềm này cũng hỗ trợ đầy đủ cho bạn nếu bạn học HTML, CSS và Javascript.
Bắt đầu từ đâu
Rõ ràng là câu hỏi này ai cũng từng gặp, hiện tại tài liệu trên mạng rất nhiều. Cũng chính vì lý do nguồn tài liệu quá nhiều nên bạn không biết phải lựa chọn cài nào để theo học PHP. Có một vài trang web mà ngôn ngữ của nó bằng Tiếng Anh, iZdesigner muốn giới thiệu đến các bạn để tham khảo.
Lý do vì sao iZdesigner giới thiệu các trang bằng Tiếng Anh chắc bạn cũng đã biết, thường thì mấy trang web lớn của nước ngoài họ rất chuyên nghiệp bởi công nghệ của người ta đi trước Việt Nam rất xa, hãy đọc tài liệu bằng Tiếng Anh tiện thể vừa học lập trình web vừa luyện khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của bản thân.
Sau khi đã đọc và nằm sơ qua các khái niệm cũng như hiểu sơ lượt về các lệnh, cách hàm trong lập trình web thì bạn hãy tiến tới trước bằng cách đọc và tìm hiểu những source code đơn giản mà người khác đã viết. Đối với WordPress thì bạn có thể đọc code của một vài plugin nhỏ cũng như code của giao diện đơn giản.
Nghiên cứu các mã nguồn miễn phí
Nền tảng của lập trình web vẫn là HTML và CSS, bạn hãy học 2 thứ trên trước khi chuyển qua PHP hoặc ASP.NET, hãy tin là một ngày không xa bạn sẽ nắm rõ được chúng, ngày trước tôi cũng không biết chữ nào nhưng tự mày mò đọc code bây giờ cũng hiểu được đôi chút.
Tóm lại
Khả năng tự nghiên cứu PHP đối với người mới bắt đầu là không khó, hãy học tập theo sở thích của bản thân, lựa chọn môi trường thích hợp, công cụ ưa thích để bắt đầu ngay hôm nay. Hãy tin rằng trong vòng 1 năm tới bạn sẽ nắm vững được tất cả mọi thứ. Chúc bạn thành công.
Để có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì bạn phải bỏ ra nhiều công sức, nhưng để có thể học và hiểu những đoạn mã đơn giản thì ai cũng có thể làm được. Quan trọng nhất vẫn là sở thích và năng khiếu của mỗi người.
Khái niệm webiste
Website hay còn gọi là trang web, đó là một loại hình bao gồm các trang văn bản được tác giả tự viết hoặc chia sẻ lại bài viết của người khác về mặc nội dung. Về mặc hình thức trình bày thì nó được thể hiện bởi các thẻ HTML và định dạng bằng CSS. Nội dung ngoài văn bản thì nó còn bao gồm các hình ảnh, các khung, các nút,… nôm na là những gì bạn đang truy cập hàng ngày trên mạng internet.
Khi bạn ghé thăm tới một tên miền nào đó và tên miền này hiển thị nội dung ra cho bạn xem thì đó được gọi là trang web. Có 2 loại website mà bạn cần biết đến đó là website hoạt động theo kiểu tĩnh và website hoạt động theo kiểu động.
Website tĩnh thì nội dung của nó không động, tại sao Sáu lại nói đến từ không động ở đây? Là vì các trang được thiết kế theo kiểu cố định, không có cơ sở dữ liệu bên trong, bạn không thể thêm nội dung mới để tự động hiển thị ra bên ngoài.
Đối với trang web động thì bạn phải có kết nối tới cơ sở dữ liệu, nội dung và cài đặt của bạn sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu và được cập nhật thường xuyên.
Lập trình web
Nói đến lập trình là bạn nghĩ ngay đến các dòng lệnh để thực hiện những công việc nào đó mà lập trình viên muốn hệ thống làm việc theo ý mình. Đối với hướng đi của lập trình web thì hiện nay có 2 dạng phổ biến là lập trình web với PHP và lập trình web với ASP.NET. Riêng ở Việt Nam mình thì các trang web chạy bằng PHP nhiều hơn, có nhiều bạn đã làm quen với lập trình C# rồi thì sẽ cảm thấy lập trình web với ASP.NET dễ hơn so với PHP, nhưng thật ra tôi thấy cả 2 cái đều như nhau, quan trọng nhất vẫn là tư duy và trình độ của người lập trình.
Ngoài việc chọn 1 trong 2 thứ trên thì bạn phải nắm vững thêm các kỹ năng về HTML, CSS. Nếu có điều kiện thì nghiên cứu thêm Javascript, jQuery,…
Nếu bạn muốn làm toàn bộ một trang web từ đầu đến cuối thì bạn cũng phải học qua về thiết kế và xử lý hình ảnh nữa, bởi trang web nào cũng có giao diện bên ngoài của nó, nếu bạn chuyên về code thì hãy mời thêm người chuyên về đồ họa để họ làm phần thiết kế template.
Công cụ lập trình
Bạn đã chọn xong ngôn ngữ lập trình rồi thì bây giờ hãy nghĩ đến công cụ để thực hiện một trang web trên đó. Đối với PHP thì bạn chỉ cần một trình soạn thảo văn bản đơn thuần thì bạn cũng có thể viết nên một trang web đơn giản. Nhưng hãy lựa chọn cho mình một công cụ tốt hơn, phần mềm này phải hỗ trợ ngôn ngữ mà bạn đang theo, có kiểm tra báo lỗi và highlight các dòng code cũng như định dạng chúng một cách đẹp mắt, iZdesigner đề nghị bạn nên dùng Notepad++ bởi vì nó nhẹ và dễ cài đặt cũng như dễ sử dụng.
Nhiều bạn còn đang phân vân không biết nên chọn hệ điều hành nào để theo học PHP, tôi nghĩ cái đó chỉ là hình thức, không nên quan trọng hóa vấn đề này. Nếu bạn là người biết về Linux thì hãy chọn một hệ điều hành Linux thích hợp để sử dụng, bởi nó là hệ điều hành mở, miễn phí phù hợp với PHP và các phần mềm chuyên hỗ trợ học PHP trên Linux là rất tốt.
Học lập trình web với PHP
Nhưng nếu bạn không biết đến Linux thì hãy sử dụng hệ điều hành Windows, sau đó cài đặt công cụ giả lập localhost mà iZdesigner đã hướng dẫn trước kia, dù cho bạn chọn hệ điều hành nào đi chăng nữa thì mục đích của bạn cũng chỉ là để học PHP, hãy bỏ qua mấy suy nghĩ lung tung mà tập trung chuyên môn vào việc nghiên cứu PHP.
Tôi tin chắc rằng đa phần các bạn khi đến đây đều đang sử dụng hệ điều hành Windows, do vậy hãy cài phần mềm giả lập localhost đã đưa phía trên công với phần mềm hỗ trợ lập trình PHP là Notepad++, phần mềm này cũng hỗ trợ đầy đủ cho bạn nếu bạn học HTML, CSS và Javascript.
Bắt đầu từ đâu
Rõ ràng là câu hỏi này ai cũng từng gặp, hiện tại tài liệu trên mạng rất nhiều. Cũng chính vì lý do nguồn tài liệu quá nhiều nên bạn không biết phải lựa chọn cài nào để theo học PHP. Có một vài trang web mà ngôn ngữ của nó bằng Tiếng Anh, iZdesigner muốn giới thiệu đến các bạn để tham khảo.
Lý do vì sao iZdesigner giới thiệu các trang bằng Tiếng Anh chắc bạn cũng đã biết, thường thì mấy trang web lớn của nước ngoài họ rất chuyên nghiệp bởi công nghệ của người ta đi trước Việt Nam rất xa, hãy đọc tài liệu bằng Tiếng Anh tiện thể vừa học lập trình web vừa luyện khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của bản thân.
Sau khi đã đọc và nằm sơ qua các khái niệm cũng như hiểu sơ lượt về các lệnh, cách hàm trong lập trình web thì bạn hãy tiến tới trước bằng cách đọc và tìm hiểu những source code đơn giản mà người khác đã viết. Đối với WordPress thì bạn có thể đọc code của một vài plugin nhỏ cũng như code của giao diện đơn giản.
Nghiên cứu các mã nguồn miễn phí
Nền tảng của lập trình web vẫn là HTML và CSS, bạn hãy học 2 thứ trên trước khi chuyển qua PHP hoặc ASP.NET, hãy tin là một ngày không xa bạn sẽ nắm rõ được chúng, ngày trước tôi cũng không biết chữ nào nhưng tự mày mò đọc code bây giờ cũng hiểu được đôi chút.
Tóm lại
Khả năng tự nghiên cứu PHP đối với người mới bắt đầu là không khó, hãy học tập theo sở thích của bản thân, lựa chọn môi trường thích hợp, công cụ ưa thích để bắt đầu ngay hôm nay. Hãy tin rằng trong vòng 1 năm tới bạn sẽ nắm vững được tất cả mọi thứ. Chúc bạn thành công.
Bắt đầu học lập trình Website như thế nào
Reviewed by Unknown
on
05:25
Rating:
Không có nhận xét nào: