.

Typography – Khởi nguồn của thiết kế đồ họa?

Thiết kế trong vai trò là một hoạt động thương mại gắn bó chặt chẽ với tái sản xuất: Một nhà thiết kế sản xuất ra bản thiết kế gốc và sau đó là một tiến trình tái sản xuất các bản sao của nó cho khách hàng. Do vậy, nguồn gốc ban đầu của thiết kế đồ họa đóng vai trò là tái sản xuất chất liệu thị giác là phần việc do các máy in cơ khí đầu tiên được phát minh vào thế kỷ 15 đảm nhận.

Với việc giới thiệu ký tự có thể di chuyển được - các ký tự riêng biệt được khắc bằng kim loại – các chất liệu in không chỉ tái tạo và sao chép về khối lượng, mà còn là một bản ‘thiết kế’ được định trước và có thể thiết lập bằng cách sắp xếp các ký tự trong lưới in.

iZdesigner.com - Bộ chữ cái 3D typography tuyệt đẹp - Daily Inspiration

Trong thực tế, chế độ lưới (grid) vẫn duy trì một nguyên tắc tổ chức trong cả in ấn và thiết kế đồ họa số (CG), cho dù nó chứa các đường mà giờ đây có thể dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc sắp xếp.

Từ các ký tự có thể di chuyển dẫn đến nghệ thuật sắp chữ (còn gọi là Typography) – quá trình chọn lựa, sắp xếp và bố trí các ký tự trong một không gian nhất định – cũng như thiết kế mặt chữ. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Một phong trào lớn và có ảnh hưởng trong nghệ thuật chữ chính là International Typographic Style (hay còn gọi là Swiss Style), một trường phái được sáng lập tại Thụy Sĩ vào những năm 1950. Phong cách này trình bày rất rõ ràng, ‘đối tượng’ thẩm mỹ sử dụng kiểu chữ Sans-serif và thường là kiểu ‘hình học’ được đặt trên một lưới và có xu hướng được các nhiếp ảnh gia ưa dùng trong các minh họa ảnh.

Typography

Một sản phẩm khác của trường phái International Typographic Style chính là Helvetica, một mặt chữ được sử dụng tự do trong các bản thiết kế nhận diện doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Nó được phát triển (như một phiên bản font Akzidenz Grotesk cuối thế kỷ 19) vào năm 1957 bởi các nhà thiết kế mặt chữ người Thụy Sĩ có tên là Max Miedinger và Edüard Hoffmann, những người sau đó là đồng giám đốc của Haas Type Foundry ở Thụy Sĩ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về điều này và thiết kế đồ họa nói chung, vui lòng xem thêm bộ phim có tên là Helvetica của Gary Hustwit được sản xuất vào năm 2007.


‘Là một nhà thiết kế, bạn luôn phải làm việc với các mặt chữ, các ký tự,’ Benjamin Tomlinson, giám đốc sáng tạo tại công ty Ico Design Consultancy hóm hỉnh chia sẻ.

Bạn không thấy điều gì [diễn họa thiết kế] mà không dùng chữ và cấu trúc lưới là bộ khung cho một sự sắp xếp chữ hoàn hảo, cũng như bố cục màu sắc, các mảng trong bản thiết kế – bất kỳ thứ gì liên quan đến nó. Sử dụng lưới và kiến thức về bố cục cũng là một nghệ thuật; bạn cần ngày càng hoàn thiện các kỹ năng này theo thời gian.

Mọi người thường nói rằng các ý tưởng là điều quan trọng nhất, nhưng nếu bạn không thể biến các ý tưởng đó thành một bản thiết kế tốt thì chúng chẳng được dùng. Sắp xếp (layout), bố cục (composition) và nghệ thuật chữ (typography) sẽ giúp bạn chinh phục bất kỳ công việc nào liên quan tới thiết kế đồ họa.’

Trong thực tế, Freda Sack, chủ tịch của hiệp hội các nhà thiết kế chữ quốc tế – viết tắt là ISTD (International Society of Typographic Designers) – tuyên bố rằng
"Các nhà thiết kế giỏi trước hết phải là những nghệ nhân chữ – các typhographer"
Và ông minh họa quan điểm này bằng cách trích dẫn một số nhà thiết kế đồ họa hàng đầu như: Wim Crouwel, Derek Birdsall, Paul Rand, Ivan Chermayeff và Josef Müller-Brockmann.

‘Các sinh viên, học viên – những người cần ‘lĩnh hội’ nghệ thuật chữ để trở thành các nhà thiết kế, các nhà truyền thông giỏi. Họ phải nhận thức được rằng đó không chỉ là về ‘sự quỷ quái trong chi tiết’, dù đó là điều quan trọng, mà còn vì nó được sử dụng để phân chia không gian và cấu trúc của nó là chìa khóa [để diễn họa thiết kế],’ Sack nhận định.

Các ví dụ ở trên minh họa cho tất cả các loại hình thiết kế đồ họa chữ. Trong mỗi trường hợp, các chữ được viết ra nhằm cung cấp các thông tin thiết yếu cho nội dung thiết kế - một nguyên lý chính của hầu hết mọi lĩnh vực thiết kế đồ họa – nhưng bản thân chữ cũng là nghệ thuật:

iZdesigner.com - Cảm Hứng Thiết Kế Typography - Daily Inspiration

Sắp xếp ký tự tạo ra bố cục và tự bản thân hình thức mặt chữ cũng mang những phẩm chất diễn họa và nội dung đồ họa riêng.

Trong nhiều trường hợp, người ta có những nhận thức mang tính ‘bản năng’ về những gì mà họ có thể gọi là văn phạm của thiết kế đồ họa.

Chẳng hạn, một tiêu ngữ trên huy chương và một mặt chữ nhỏ thường gợi cho ta một thứ gì đó mang tính tổ chức, di sản và quyền lực, trong khi một mẩu giấy chứa các ký tự cắt dán của một tờ báo có thể gợi cho ta sự liên đới đến sự mục rữa, nổi loạn và tuổi trẻ, như trong bức ảnh minh họa. Nhưng trong các ví dụ đó, các sự liên kết này phần lớn là kết quả của giao thoa văn hóa, hơn là hiện tượng công nghệ.

iZdesigner.com - Cảm Hứng Thiết Kế Typography - Daily Inspiration

Ở một khía cạnh thú vị khác, Reid được mô tả là một ‘họa sĩ’ chứ không phải là một ‘nhà thiết kế đồ họa’; Peter Saville thì thường được nhắc đến nhiều với những thứ liên quan tới các bản cover từng lập kỷ lục trước đó của ông.

Dĩ nhiên, chữ được làm việc trong nhiều môi trường chức năng hơn. Vào năm 2005, để tái thiết kế lại tờ báo The Guardian, các nhà thiết kế Paul Barnes và Christian Schwartz đã tạo ra một kiểu chữ riêng gọi là Guardian Egyptian (cũng giống như nhiều kiểu chữ khác – nó được đặt một cái tên riêng), một kiểu font cần thiết để cung cấp mức độ dễ đọc và rõ ràng hơn cho các cột ở các trang tin ngày càng dày đặc.

Với chỉ hơn… 200 font, ‘dòng font Guardian là một trong những chương trình chữ có nhiều tham vọng tùy biến nhất từng được sử dụng cho một tờ báo,’ Schwartz tuyên bố. Điều này minh họa cho tầm quan trọng của kiểu chữ đối với báo chí như lời của nhà chỉ đạo nghệ thuật Mark Porter.

Trong khi các kiểu chữ có thể sắp xếp và di chuyển được coi là xuất phát điểm của nghệ thuật typography, thì theo thời gian nó đi kèm với sự xuất hiện của nhiều loại chất liệu khác trong ngành thiết kế đồ họa, bao gồm in ấn, nhiếp ảnh, hình ảnh số và đồ họa trên màn hình (screen graphics).

Dĩ nhiên, trước cột mốc bất kỳ thế hệ cơ khí hay điện tử nào cũng phải nhắc đến một mảng tác động nhiều đến lĩnh vực typography, đó là các hình ảnh vẽ tay, với các thể loại như vẽ minh họa, phác thảo kịch bản, vẽ và phác họa…

Giống như hầu hết các loại hình truyền thông, thiết kế đồ họa đã phát triển một văn phạm riêng của nó: Một tập hợp các ‘quy tắc’ và tham chiếu để giúp bố trí và sắp xếp mọi thứ với nhau như thế nào, cũng như làm thế nào để đọc và hiểu các bản thiết kế. Một vài trong số các quy chuẩn này đã bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí là sửa đổi, bởi các chính các quy trình sản xuất chúng, phần còn lại là do văn hóa.


Một ví dụ về sự ảnh hưởng của các kỹ thuật sản xuất có thể được dễ dàng nhận thấy trong quy trình định vị doanh nghiệp, trong đó thì chi phí in ấn các logo nhiều màu sắc được hạn chế tối đa trong các bản thiết kế phức tạp.

Simon Meek, giám đốc công ty thiết kế trực tuyến Okayso diễn giải: ‘Nếu bạn in ấn với các màu sắc tại chỗ – thì theo truyền thống có thể sử dụng hệ thống màu Pantone, một hệ thống có độ chính xác cao nhất hiện nay – mỗi màu sẽ cần một bản film và bản kẽm riêng.

Do vậy trong công tác in ấn mang tính nhận diện doanh nghiệp, logo thường được tổ chức tối đa ở hai màu vì việc in ấn sẽ ngày càng đắt đỏ nếu sử dụng nhiều màu với số lượng in ấn lớn.

Đó là tại sao bạn thấy những logo chỉ có màu đen/trắng như logo của BBC hay chỉ có màu xanh như logo của Microsoft hay Intel. Một phần cho những biện minh của cuộc cách mạng tái thiết kế vào năm 1997 và giảm thiểu thời gian và tiền bạc cho việc in ấn.’
Thanh Tâm - iZdesigner.com
Typography – Khởi nguồn của thiết kế đồ họa? Reviewed by Unknown on 05:45 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.