Trong năm 2015 - Android dính hơn 2,3 triệu mã độc
Theo Softpedia, G DATA cho biết, cứ sau 11 giây thì lại có một malware mới xuất hiện trên nền tảng Android. Theo thống kê của công ty này, có đến 2.333.777 phần mềm độc hại nhắm vào Android trong năm qua, tăng 50% so với năm 2014 (1.548.129 mẫu malware được phát hiện). Con số phần mềm độc hại được phát hiện trong năm 2015 là kỷ lục cao nhất của nền tảng Android kể từ khi nó được giới thiệu.
Số malware Android cũng tăng mạnh trong Q4/2015 với 758.133 mẫu được phát hiện mới (tăng 32% so với quý trước). Ngoài ra, công ty này cũng phát hiện ra việc tin tặc sử dụng trung bình khoảng 2,5 ứng dụng để phát tán các malware (cả mới lẫn cũ).
Lý do malware tăng mạnh trên nền tảng Android trong năm qua là do hệ sinh thái này đang có bước phát triển khá mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng vào các giao dịch tài chính, ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn mục đích của các hacker khi phát tán malware là lợi ích tài chính, do đó phần mềm độc hại gia tăng nhắm vào Android trong năm qua cũng là điều dễ hiểu.
Trong nhiều tháng qua, các nhà nghiên cứu từ các công ty bảo mật khác nhau đã phát hiện các phần mềm độc hại trên Android rất phức tạp và chủ yếu nhắm vào việc ăn cắp thông tin tài chính.
Một số malware Android nguy hiểm nhất có thể kể ra như Acecard, Xbot, Mazar BOT và “gia đình” Asacub. Hầu hết trong số này bao gồm các tính năng trojan, ăn cấp thông tin và thậm chí là cả ransomware (mã độc tống tiền).
Các nhà nghiên cứu G DATA cũng cho rằng, một trong số những nguyên nhân gia tăng malware là do Internet of Things (IoT). Nhiều thiết bị IoT lưu giữ những thông tin nhạy cảm và đôi khi được quản lí bằng các ứng dụng. Tin tặc sẽ nhắm vào những hỗ hổng của các ứng dụng trên thiết bị IoT để khai thác thông tin người dùng. Các bản cập nhật firmware cũng không loại trừ được các phần mềm độc hại này.
Trong năm 2015 - Android dính hơn 2,3 triệu mã độc
Không có nhận xét nào: