5 chiến lược Seo 2014 vẫn sử dụng tốt trong Seo 2015
Sau những gì chúng ta đã chứng kiến trong năm 2014 vừa qua, có một điều mà chắc chắn ai cũng có thể nhận ra được, đó là Google đã thực sự dày công vào hoàn thiện cũng như tăng cường các lần cập nhật thuật toán của họ và đã làm cho đông đảo thành viên trong cộng đồng Marketing Online phải làm việc trong sự thấp thỏm (mặc dù không ít cá nhân và doanh nghiệp khác cảm thấy vui mừng).
Bạn nên xem : 8 Phương pháp hiệu quả cho SEO 2015
Cho đến giờ, Google vẫn đang trong quá trình làm việc hết công suất để giảm thiểu tối đa sự hiện diện của các web kém chất lượng, đặc biệt là đối với những trường hợp tối ưu hóa quá mức từ khóa. Và dường như các kỹ thuật tối ưu hóa tìm kiếm còn có thể sử dụng được (một cách hợp lệ) chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số chiến lược SEO có thể hoạt động được trong năm 2015 sắp tới. Dưới đây là cách phương pháp an toàn mà các bạn nên áp dụng để đối phó với các thuật toán
1. Mở rộng mạng lưới cho các từ khóa thân thiện với thuật toán Hummingbird
Thuật toán Hummingbird đã mang đến một sự thay đổi vượt bậc trong cách Google phân tích các truy vấn tìm kiếm. Thay vì tối ưu hóa các từ khóa riêng biệt trong từng trang trên website, hãy đặt mình vào nhu cầu của khách hàng tìm kiếm để tìm ra những cụm từ khóa dễ tối ưu nhất.
Từ khóa vẫn còn giữ vị trí rất quan trọng, nhưng điều bạn cần làm trong 2015 đó là kết hợp số lượng lớn các từ khóa có liên quan với nhau cho một ngành cụ thể nào đó để tăng thêm tính hiệu quả. Đầu tiên, hãy xác định tất cả các tổ hợp từ khóa, cụm từ khóa có liên quan đến một ngành cụ thể và đặc biệt là phải nhắm đến đối tượng người dùng đang có nhu cầu tìm kiếm cho dịch vụ của bạn. Ví dụ, hay vì tối ưu hóa từ “Hoa” quá chung chung như vậy, hãy thử những cụm từ cụ thể hơn như hoa Valentines, giao hoa ngay sau khi đặt, hoặc cắm hoa giá rẻ…Nếu có thể, hãy nhắm đến nhóm đối tượng và có khả năng mua hoa với số lượng lớn như văn phòng, đám cưới…
Sau đó, tiến hành phân loại các cụm từ khóa đó thành 3 loại: mang tính thông tin, mang tính chỉ dẫn và giao dịch. Đối với những từ khóa mang tính thông tin, hãy tạo một nội dung mang tính giáo dục (hoặc tương tự) rồi liên kết với các trang sản phẩm, dịch vụ bán hàng của bạn. Các truy vấn tìm kiếm mang tính chỉ dẫn sẽ là những nội dung có tên thương hiệu, tên sản phẩm, website, địa chỉ…Còn với những từ khóa về giao dịch với mục đích thương mại thì bạn có thể kèm theo những từ như mua, bán, giảm giá, sale, trao đổi, review, hay thuê, mượn…
2. Tinh chỉnh lại cấu trúc URL của website
Một website có các đường dẫn URL được sắp xếp hợp lý và ngắn gọn thường sẽ xếp hạng cao hơn các website có khối lượng lớn các URL lộn xộn và bố cục khó hiểu. Các liên kết và đường dẫn URL được coi là những viên gạch giúp xây dựng nên website của bạn, chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng chúng được tinh chỉnh cho phù hợp và thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Những URL động là những đường dẫn có dòng ký tự giống như thế này : demo.com/id=13579&color=4&size=2&session=754839 . Chúng thường rất dài và không hề chứa từ khóa, đương nhiên là có rất ít tỷ lệ nhấp chuột từ các kết quả tìm kiếm. Cách tinh chỉnh lại URL cũng mang đến cho người dùng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy của website đó. Nhìn chung, tốt hơn hết là các bạn hãy sử dụng URL tĩnh hơn là 1 URL động.
Các liên kết gãy và lỗi trang 404 cũng là những thủ phạm khiến cho website của bạn bị tụt giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Một công cụ kiểm tra liên kết gãy sẽ giúp bạn kiểm tra lại vấn đề này.
Một trang có chứa quá nhiều link out cũng sẽ bị coi là mua bán trao đổi link và làm tổn hại đến thứ hạng của website, mặc dù cho đến giờ chưa ai biết được chính xác giới hạn của link out trong một bài viết là bao nhiêu. Google không còn đặt ra chỉ tiêu tối đa là 100 links/ trang nữa, nhưng lời khuyên của chúng tôi là nên tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng ít nhất là 2 đoạn văn nguyên bản cho một bài viết và chỉ liên kết đến một vài trang cần thiết có liên quan. Nếu bạn thực sự phải đưa ra hàng loạt các link out để cung cấp cho người đọc thì hãy xem xét để phân chia chúng trong các trang nội dung riêng biệt hoặc tạo một bảng danh sách các liên kết dưới dạng text chứ không có link.
3. Tập trung vào xây dựng những liên kết chất lượng
Câu nói này chắc hẳn các bạn đều đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần: Một vài liên kết chất lượng từ những website authority hàng đầu còn hơn hàng trăm backlink từ những website có độ uy tín thấp. Bạn có thể có được các liên kết chất lượng qua 3 cách:
Các liên kết mang tính biên tập, xã luận: Đây là tiêu chuẩn “vàng” cho các liên kết, nó dựa trên phương thức đề cập đến tên thương hiệu công ty qua các phương tiện truyền thông cũng như thông qua các bài viết “mặt sau trang xã luận” (co-ed articles) nêu ra những nhận xét độc lập của một cá nhân hay phỏng vấn về nhà lãnh đạo thành công mà bạn sẽ đăng bài viết đó trên các trang web liên quan. Để thành công được với bước đi này, bạn phải nắm bắt được thị hiếu của website mà bạn sẽ đăng bài lên, tìm kiếm một chủ đề thú vị nào đó và nên nhớ là không nên mang tính quảng cáo thái quá. Sau khi đăng lên, đừng quên chia sẻ chúng lên mạng xã hội.
Trích dẫn thương hiệu: Mỗi khi tên thương hiệu của bạn kèm theo một liên kết của website được xuất hiện (đề cập) trong một bài viết của trang web khác có liên quan, điều đó giống như một điểm mấu chốt quan trọng mà Google sẽ dựa vào đó để xác định mối tương quan giữa website đó và website của bạn. Nếu website trích dẫn thương hiệu của bạn đã có sẵn độ uy tín cao và còn cùng chung một lĩnh vực thì chắc chắn Google sẽ đánh giá website của bạn là một đại diện tiêu biểu và có ảnh hưởng đối với lĩnh vực đó. Một cách để thành công trong kỹ thuật này đó là viết một nội dung có tổng hợp các danh sách ví dụ như top 10 [đưa ra điểm nổi bật của website bạn vào đây], hay các […] tốt nhất năm 2015. Nếu doanh nghiệp của bạn không xuất hiện trong danh sách này, hãy liên hệ với nhà xuất bản và cho thêm bạn vào đó. Nhưng bạn cũng phải chỉ ra lý do tại sao doanh nghiệp của bạn lại được liệt kê ở đó. Để cho nhà xuất bản dễ dàng cân nhắc, bạn có thể viết một lá thư đề nghị cho họ.
Thủ thuật xây dựng các liên kết gãy: Chiến thuật này hơi mất công nhưng rất hữu ích bằng cách tìm kiếm các liên kết gãy ở các website có độ uy tín cao, và mục đích là để thông báo với nhà xuất bản của website đó là đặt link của bạn vào thay thế. Để làm được điều này, đầu tiên hãy tìm tất cả các website có độ uy tín cao có chung lĩnh vực với bạn và sau đó kiểm tra các liên kết gãy có trong trang web của họ.
4. Thay đổi vị trí hoặc địa chỉ IP khác để kiểm tra thứ hạng ?
Do các kết quả tìm kiếm của Google mang tính cá nhân rất cao, nên bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định được một cách chính xác về thứ hạng cũng như kết quả tìm kiếm. Đôi khi sử dụng trình duyệt hoặc thậm chí là máy tính của bạn cũng không thể có được câu trả lời, bởi Google dựa vào lịch sử tìm kiếm để cá nhân hóa kết quả tìm kiếm trên bảng xếp hạng.
Bạn có thường phân vân rằng, tại sao lại có những lượt tìm kiếm từ khóa xuất hiện ở báo cáo phân tích của website nhưng trang web lại không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm ở trình duyệt mà bạn đang dùng? Lý do của sự sai lệch đó là do địa chỉ IP và vị trí đã được mặc định trong công cụ tìm kiếm của Google. Bởi Google muốn dựa vào 2 yếu tố này để mang lại kết quả chính xác và phù hợp với địa phương nơi mà người tìm kiếm đang sinh sống. Ví dụ, nếu bạn đang ở Hà Nội mà bạn muốn kiểm tra xem cách thức mà một quán ăn ở Mỹ xếp hạng như thế nào trên SERPs thì Google vẫn coi bạn là một người Việt Nam đang tham khảo các quán ăn ở Mỹ chứ họ không đưa ra kết quả chính xác như người Mỹ (có địa chỉ IP ở US) đang tìm quán ăn ở đất nước của họ. Nguyên nhân chính là vì Google đã cá nhân hóa kết quả tìm kiếm dựa vào vị trí và địa chỉ IP.
Và vấn đề tương tự cũng sẽ xảy ra khi bạn sử một số công cụ cho website dùng để check thứ hạng khi SEO. Những công cụ này cho phép bạn chỉnh sửa các thiết lập liên quan đến vị trí, địa điểm, nhưng họ lại kiểm tra thứ hạng dựa vào địa chỉ IP của bạn.
Để có thể có được những thông tin chính xác và kết quả minh bạch nhất, hãy sử dụng một công cụ như Rank Tracker để có thể thiết lập được cả 2 thiếu xót trên.
5. Xem xét các giao thức bảo mật
Vài tuần trước, Google đã chính thức thông báo rằng HTTPS sẽ trở thành một yếu tố quyết định thứ hạng của website. Điều đó đồng nghĩa với việc các website có sử dụng các mã hóa bảo mật có thể gia tăng được thứ hạng của mình trên kết quả tìm kiếm. HTTPS khác HTTP ở chỗ, nó là sự kết hợp giữa giao thức HTTP thông thường và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách an toàn và bảo mật trên Internet. Hiện tại Google chỉ coi đây là yếu tố không mấy quan trọng, nhưng nó có thể sẽ trở nên cần thiết trong tương lai.
Kể từ khi thông báo này được lan rộng, đã có rất nhiều người lo sợ rằng nếu không sở hữu chứng chỉ SSL thì thứ hạng tìm kiếm sẽ giảm trên kết quả của Google, dẫn đến tình trạng mọi người đổ xô nhau chuyển website sang giao thức HTTPS mà không chịu tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đối với các trang web giao dịch, giao thức bảo mật này từ lâu đã được coi là tiêu chuẩn để xác định độ uy tín cao. HTTPS cũng được nhiều website thông tin mang tính chất cá nhân khác sử dụng vì độ bảo mật cao bao gồm phần đăng nhập, email subcription…
Tuy nhiên, chúng cũng đòi hỏi những chi phí nhất định. Để bảo vệ những dữ liệu chuyển giao, HTTPS sử dụng công nghệ SSL. Chính vì vậy, để kích hoạt HTTPS cho trang web, bạn cần phải có được một chứng chỉ SSL và nó phải được trả phí liên tục để duy trì và cài đặt nó trên máy chủ. Ngoài chi phí này ra, tất cả các URLs của HTTPS sẽ phải chuyển hướng và bất kỳ liên kết nội bộ nào trong website cũng cần phải được chỉnh sửa lại thành HTTPS URLs.
Nếu website của bạn có chứa nhiều dữ liệu bảo mật quan trọng và việc chuyển đổi đã được thuần thục, thì chúng tôi khuyến khích các bạn sử dụng HTTPS. Tuy nhiên, bởi vì việc chuyển qua giao thức này khá khó khăn và không đáng để làm chỉ với mục đích SEO cho các website đơn thuần. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng HTTPS vì sự phức tạp nó mang lại.
Kết luận
Như bạn đã thấy thì hầu hết các chiến thuật mà chúng tôi đã phân tích bên trên đều là những phương pháp khá đơn giản để hiểu nhưng không dễ thực hiện. Chúng đều đòi hỏi thời gian và công sức, tuy nhiên, nếu làm tốt, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công sau này.
Bạn nên xem : 8 Phương pháp hiệu quả cho SEO 2015
Cho đến giờ, Google vẫn đang trong quá trình làm việc hết công suất để giảm thiểu tối đa sự hiện diện của các web kém chất lượng, đặc biệt là đối với những trường hợp tối ưu hóa quá mức từ khóa. Và dường như các kỹ thuật tối ưu hóa tìm kiếm còn có thể sử dụng được (một cách hợp lệ) chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số chiến lược SEO có thể hoạt động được trong năm 2015 sắp tới. Dưới đây là cách phương pháp an toàn mà các bạn nên áp dụng để đối phó với các thuật toán
1. Mở rộng mạng lưới cho các từ khóa thân thiện với thuật toán Hummingbird
Thuật toán Hummingbird đã mang đến một sự thay đổi vượt bậc trong cách Google phân tích các truy vấn tìm kiếm. Thay vì tối ưu hóa các từ khóa riêng biệt trong từng trang trên website, hãy đặt mình vào nhu cầu của khách hàng tìm kiếm để tìm ra những cụm từ khóa dễ tối ưu nhất.
Từ khóa vẫn còn giữ vị trí rất quan trọng, nhưng điều bạn cần làm trong 2015 đó là kết hợp số lượng lớn các từ khóa có liên quan với nhau cho một ngành cụ thể nào đó để tăng thêm tính hiệu quả. Đầu tiên, hãy xác định tất cả các tổ hợp từ khóa, cụm từ khóa có liên quan đến một ngành cụ thể và đặc biệt là phải nhắm đến đối tượng người dùng đang có nhu cầu tìm kiếm cho dịch vụ của bạn. Ví dụ, hay vì tối ưu hóa từ “Hoa” quá chung chung như vậy, hãy thử những cụm từ cụ thể hơn như hoa Valentines, giao hoa ngay sau khi đặt, hoặc cắm hoa giá rẻ…Nếu có thể, hãy nhắm đến nhóm đối tượng và có khả năng mua hoa với số lượng lớn như văn phòng, đám cưới…
Sau đó, tiến hành phân loại các cụm từ khóa đó thành 3 loại: mang tính thông tin, mang tính chỉ dẫn và giao dịch. Đối với những từ khóa mang tính thông tin, hãy tạo một nội dung mang tính giáo dục (hoặc tương tự) rồi liên kết với các trang sản phẩm, dịch vụ bán hàng của bạn. Các truy vấn tìm kiếm mang tính chỉ dẫn sẽ là những nội dung có tên thương hiệu, tên sản phẩm, website, địa chỉ…Còn với những từ khóa về giao dịch với mục đích thương mại thì bạn có thể kèm theo những từ như mua, bán, giảm giá, sale, trao đổi, review, hay thuê, mượn…
2. Tinh chỉnh lại cấu trúc URL của website
Một website có các đường dẫn URL được sắp xếp hợp lý và ngắn gọn thường sẽ xếp hạng cao hơn các website có khối lượng lớn các URL lộn xộn và bố cục khó hiểu. Các liên kết và đường dẫn URL được coi là những viên gạch giúp xây dựng nên website của bạn, chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng chúng được tinh chỉnh cho phù hợp và thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Những URL động là những đường dẫn có dòng ký tự giống như thế này : demo.com/id=13579&color=4&size=2&session=754839 . Chúng thường rất dài và không hề chứa từ khóa, đương nhiên là có rất ít tỷ lệ nhấp chuột từ các kết quả tìm kiếm. Cách tinh chỉnh lại URL cũng mang đến cho người dùng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy của website đó. Nhìn chung, tốt hơn hết là các bạn hãy sử dụng URL tĩnh hơn là 1 URL động.
Các liên kết gãy và lỗi trang 404 cũng là những thủ phạm khiến cho website của bạn bị tụt giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Một công cụ kiểm tra liên kết gãy sẽ giúp bạn kiểm tra lại vấn đề này.
Một trang có chứa quá nhiều link out cũng sẽ bị coi là mua bán trao đổi link và làm tổn hại đến thứ hạng của website, mặc dù cho đến giờ chưa ai biết được chính xác giới hạn của link out trong một bài viết là bao nhiêu. Google không còn đặt ra chỉ tiêu tối đa là 100 links/ trang nữa, nhưng lời khuyên của chúng tôi là nên tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng ít nhất là 2 đoạn văn nguyên bản cho một bài viết và chỉ liên kết đến một vài trang cần thiết có liên quan. Nếu bạn thực sự phải đưa ra hàng loạt các link out để cung cấp cho người đọc thì hãy xem xét để phân chia chúng trong các trang nội dung riêng biệt hoặc tạo một bảng danh sách các liên kết dưới dạng text chứ không có link.
3. Tập trung vào xây dựng những liên kết chất lượng
Câu nói này chắc hẳn các bạn đều đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần: Một vài liên kết chất lượng từ những website authority hàng đầu còn hơn hàng trăm backlink từ những website có độ uy tín thấp. Bạn có thể có được các liên kết chất lượng qua 3 cách:
Các liên kết mang tính biên tập, xã luận: Đây là tiêu chuẩn “vàng” cho các liên kết, nó dựa trên phương thức đề cập đến tên thương hiệu công ty qua các phương tiện truyền thông cũng như thông qua các bài viết “mặt sau trang xã luận” (co-ed articles) nêu ra những nhận xét độc lập của một cá nhân hay phỏng vấn về nhà lãnh đạo thành công mà bạn sẽ đăng bài viết đó trên các trang web liên quan. Để thành công được với bước đi này, bạn phải nắm bắt được thị hiếu của website mà bạn sẽ đăng bài lên, tìm kiếm một chủ đề thú vị nào đó và nên nhớ là không nên mang tính quảng cáo thái quá. Sau khi đăng lên, đừng quên chia sẻ chúng lên mạng xã hội.
Trích dẫn thương hiệu: Mỗi khi tên thương hiệu của bạn kèm theo một liên kết của website được xuất hiện (đề cập) trong một bài viết của trang web khác có liên quan, điều đó giống như một điểm mấu chốt quan trọng mà Google sẽ dựa vào đó để xác định mối tương quan giữa website đó và website của bạn. Nếu website trích dẫn thương hiệu của bạn đã có sẵn độ uy tín cao và còn cùng chung một lĩnh vực thì chắc chắn Google sẽ đánh giá website của bạn là một đại diện tiêu biểu và có ảnh hưởng đối với lĩnh vực đó. Một cách để thành công trong kỹ thuật này đó là viết một nội dung có tổng hợp các danh sách ví dụ như top 10 [đưa ra điểm nổi bật của website bạn vào đây], hay các […] tốt nhất năm 2015. Nếu doanh nghiệp của bạn không xuất hiện trong danh sách này, hãy liên hệ với nhà xuất bản và cho thêm bạn vào đó. Nhưng bạn cũng phải chỉ ra lý do tại sao doanh nghiệp của bạn lại được liệt kê ở đó. Để cho nhà xuất bản dễ dàng cân nhắc, bạn có thể viết một lá thư đề nghị cho họ.
Thủ thuật xây dựng các liên kết gãy: Chiến thuật này hơi mất công nhưng rất hữu ích bằng cách tìm kiếm các liên kết gãy ở các website có độ uy tín cao, và mục đích là để thông báo với nhà xuất bản của website đó là đặt link của bạn vào thay thế. Để làm được điều này, đầu tiên hãy tìm tất cả các website có độ uy tín cao có chung lĩnh vực với bạn và sau đó kiểm tra các liên kết gãy có trong trang web của họ.
4. Thay đổi vị trí hoặc địa chỉ IP khác để kiểm tra thứ hạng ?
Do các kết quả tìm kiếm của Google mang tính cá nhân rất cao, nên bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định được một cách chính xác về thứ hạng cũng như kết quả tìm kiếm. Đôi khi sử dụng trình duyệt hoặc thậm chí là máy tính của bạn cũng không thể có được câu trả lời, bởi Google dựa vào lịch sử tìm kiếm để cá nhân hóa kết quả tìm kiếm trên bảng xếp hạng.
Bạn có thường phân vân rằng, tại sao lại có những lượt tìm kiếm từ khóa xuất hiện ở báo cáo phân tích của website nhưng trang web lại không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm ở trình duyệt mà bạn đang dùng? Lý do của sự sai lệch đó là do địa chỉ IP và vị trí đã được mặc định trong công cụ tìm kiếm của Google. Bởi Google muốn dựa vào 2 yếu tố này để mang lại kết quả chính xác và phù hợp với địa phương nơi mà người tìm kiếm đang sinh sống. Ví dụ, nếu bạn đang ở Hà Nội mà bạn muốn kiểm tra xem cách thức mà một quán ăn ở Mỹ xếp hạng như thế nào trên SERPs thì Google vẫn coi bạn là một người Việt Nam đang tham khảo các quán ăn ở Mỹ chứ họ không đưa ra kết quả chính xác như người Mỹ (có địa chỉ IP ở US) đang tìm quán ăn ở đất nước của họ. Nguyên nhân chính là vì Google đã cá nhân hóa kết quả tìm kiếm dựa vào vị trí và địa chỉ IP.
Và vấn đề tương tự cũng sẽ xảy ra khi bạn sử một số công cụ cho website dùng để check thứ hạng khi SEO. Những công cụ này cho phép bạn chỉnh sửa các thiết lập liên quan đến vị trí, địa điểm, nhưng họ lại kiểm tra thứ hạng dựa vào địa chỉ IP của bạn.
Để có thể có được những thông tin chính xác và kết quả minh bạch nhất, hãy sử dụng một công cụ như Rank Tracker để có thể thiết lập được cả 2 thiếu xót trên.
5. Xem xét các giao thức bảo mật
Vài tuần trước, Google đã chính thức thông báo rằng HTTPS sẽ trở thành một yếu tố quyết định thứ hạng của website. Điều đó đồng nghĩa với việc các website có sử dụng các mã hóa bảo mật có thể gia tăng được thứ hạng của mình trên kết quả tìm kiếm. HTTPS khác HTTP ở chỗ, nó là sự kết hợp giữa giao thức HTTP thông thường và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách an toàn và bảo mật trên Internet. Hiện tại Google chỉ coi đây là yếu tố không mấy quan trọng, nhưng nó có thể sẽ trở nên cần thiết trong tương lai.
Kể từ khi thông báo này được lan rộng, đã có rất nhiều người lo sợ rằng nếu không sở hữu chứng chỉ SSL thì thứ hạng tìm kiếm sẽ giảm trên kết quả của Google, dẫn đến tình trạng mọi người đổ xô nhau chuyển website sang giao thức HTTPS mà không chịu tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Đối với các trang web giao dịch, giao thức bảo mật này từ lâu đã được coi là tiêu chuẩn để xác định độ uy tín cao. HTTPS cũng được nhiều website thông tin mang tính chất cá nhân khác sử dụng vì độ bảo mật cao bao gồm phần đăng nhập, email subcription…
Tuy nhiên, chúng cũng đòi hỏi những chi phí nhất định. Để bảo vệ những dữ liệu chuyển giao, HTTPS sử dụng công nghệ SSL. Chính vì vậy, để kích hoạt HTTPS cho trang web, bạn cần phải có được một chứng chỉ SSL và nó phải được trả phí liên tục để duy trì và cài đặt nó trên máy chủ. Ngoài chi phí này ra, tất cả các URLs của HTTPS sẽ phải chuyển hướng và bất kỳ liên kết nội bộ nào trong website cũng cần phải được chỉnh sửa lại thành HTTPS URLs.
Nếu website của bạn có chứa nhiều dữ liệu bảo mật quan trọng và việc chuyển đổi đã được thuần thục, thì chúng tôi khuyến khích các bạn sử dụng HTTPS. Tuy nhiên, bởi vì việc chuyển qua giao thức này khá khó khăn và không đáng để làm chỉ với mục đích SEO cho các website đơn thuần. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng HTTPS vì sự phức tạp nó mang lại.
Kết luận
Như bạn đã thấy thì hầu hết các chiến thuật mà chúng tôi đã phân tích bên trên đều là những phương pháp khá đơn giản để hiểu nhưng không dễ thực hiện. Chúng đều đòi hỏi thời gian và công sức, tuy nhiên, nếu làm tốt, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công sau này.
5 chiến lược Seo 2014 vẫn sử dụng tốt trong Seo 2015
Reviewed by Unknown
on
05:00
Rating:
Không có nhận xét nào: