Hà Nội cải tạo cây xanh tại 190 tuyến phố trên 10 quận nội thành
Tại buổi thông tin báo chí thành ủy Hà Nội chiều 23/12, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên cơ sở quy hoạch hệ thống cây xanh Hà Nội đến năm 2030, đơn vị này đã trình TP đề án cải tạo cây xanh đô thị hai bên đường.
Đề án sẽ thực hiện cải tạo cây xanh trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành với kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồng nhằm nâng cao chất lượng hệ thống cây xanh đường phố, chỉ tiêu cây xanh đô thị.
Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Nam Sơn cho biết, hiện có khoảng 5.500 cây xanh bóng mát trồng hai bên hè các tuyến phố, chủ yếu là cây xà cử (5.000 cây), muồng (5.500), bằng lăng (5.500), phượng (3.800 cây)…
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng, các cây cổ thụ đường kính lớn, tuổi đời cao được trồng từ thời Pháp thuộc đã xuất hiện sâu mục ở gốc, thân rễ bị thối dẫn đến khả năng bị gãy đổ trong mùa mưa bão, đặc biệt là loài cây xà cừ. Bên cạnh đó nhiều cây được trồng sau ngày giải phóng Thủ đô cũng đang dần già cỗi, cong nghiêng, sâu mục không đảm bảo an toàn giao thông như cây phượng, cơm nguội, bàng, xà cừ…
Cũng theo Sở Xây dựng, một số cây mới trồng trên một số tuyến phố chưa phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển chậm, cong xấu làm mất mỹ quan đô thị, dễ đổ khi gặp mưa bão. Một số loại cây già cỗi bị chết đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hệ thống cây xanh đô thị.
Sau khi rà soát kiểm tra, Sở Xây dựng đã đề xuất thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành, chặt hạ 787 cây và trồng lại 775 cây. Trong đó quận Hoàn Kiếm có số lượng cây bị chặt hạ nhiều nhất với 439 cây, riêng phố Lý Thường Kiệt sẽ chặt hạ nhiều nhất với 170 cây và được trồng thay thế bằng cây giáng hương.
Cũng theo ông Sơn, do điều kiện ngân sách TP đang hạn chế nên tới đây sẽ áp dụng hình thức xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp tham gia trồng thay thế cây mới. Tuy nhiên để tìm 100 cây không khó nhưng tìm kiếm được 500 cây thay thế là cả vấn đề khó khăn. Mặt khác, hiện tại là giai đoạn mùa đông nên việc thay thế trồng cây mới sẽ được thực hiện vào mùa xuân, quý I/2015.
Ông Đỗ Ngọc Hoàng – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty công viên cây xanh Hà Nội cho biết, việc đánh chuyển đối với các loài cây lớn rất khó khăn, cần phải tiến hành theo nhiều bước trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc di chuyển cây theo kế hoạch trong thời gian tới sẽ triển khai được, vì trước đó công ty đã thực hiện thí điểm với hàng chục cây lớn tại Nhà Quốc hội mới.
Đề án sẽ thực hiện cải tạo cây xanh trên 190 tuyến phố của 10 quận nội thành với kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồng nhằm nâng cao chất lượng hệ thống cây xanh đường phố, chỉ tiêu cây xanh đô thị.
Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Nam Sơn cho biết, hiện có khoảng 5.500 cây xanh bóng mát trồng hai bên hè các tuyến phố, chủ yếu là cây xà cử (5.000 cây), muồng (5.500), bằng lăng (5.500), phượng (3.800 cây)…
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng, các cây cổ thụ đường kính lớn, tuổi đời cao được trồng từ thời Pháp thuộc đã xuất hiện sâu mục ở gốc, thân rễ bị thối dẫn đến khả năng bị gãy đổ trong mùa mưa bão, đặc biệt là loài cây xà cừ. Bên cạnh đó nhiều cây được trồng sau ngày giải phóng Thủ đô cũng đang dần già cỗi, cong nghiêng, sâu mục không đảm bảo an toàn giao thông như cây phượng, cơm nguội, bàng, xà cừ…
Cũng theo Sở Xây dựng, một số cây mới trồng trên một số tuyến phố chưa phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển chậm, cong xấu làm mất mỹ quan đô thị, dễ đổ khi gặp mưa bão. Một số loại cây già cỗi bị chết đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hệ thống cây xanh đô thị.
Sau khi rà soát kiểm tra, Sở Xây dựng đã đề xuất thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành, chặt hạ 787 cây và trồng lại 775 cây. Trong đó quận Hoàn Kiếm có số lượng cây bị chặt hạ nhiều nhất với 439 cây, riêng phố Lý Thường Kiệt sẽ chặt hạ nhiều nhất với 170 cây và được trồng thay thế bằng cây giáng hương.
Cũng theo ông Sơn, do điều kiện ngân sách TP đang hạn chế nên tới đây sẽ áp dụng hình thức xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp tham gia trồng thay thế cây mới. Tuy nhiên để tìm 100 cây không khó nhưng tìm kiếm được 500 cây thay thế là cả vấn đề khó khăn. Mặt khác, hiện tại là giai đoạn mùa đông nên việc thay thế trồng cây mới sẽ được thực hiện vào mùa xuân, quý I/2015.
Ông Đỗ Ngọc Hoàng – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty công viên cây xanh Hà Nội cho biết, việc đánh chuyển đối với các loài cây lớn rất khó khăn, cần phải tiến hành theo nhiều bước trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên việc di chuyển cây theo kế hoạch trong thời gian tới sẽ triển khai được, vì trước đó công ty đã thực hiện thí điểm với hàng chục cây lớn tại Nhà Quốc hội mới.
Hà Nội cải tạo cây xanh tại 190 tuyến phố trên 10 quận nội thành
Reviewed by Unknown
on
06:10
Rating:
Không có nhận xét nào: