.

6 kỹ thuật chụp ảnh đơn giản cho người mới

Đôi khi, ngay cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có lúc sơ xuất. Quên đi các kỹ thuật cơ bản.  Và dưới đây là 6 kỹ thuật bạn cần nắm vững sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng ảnh chụp và kỹ năng chụp hình của mình nữa. 

1. Quy tắc 1/3
Quy tắc 1/3 là một thủ thuật cực kỳ hữu ích để giúp bạn chụp được những bức ảnh với bố cục hợp lý và có chiều sâu hơn. Trong quá khứ, các nhiếp ảnh gia muốn sử dụng quy tắc này đều phải tưởng tượng để chia khung cảnh trước mặt thành ba cột cũng như ba hàng có kích thước bằng nhau. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết những chiếc máy ảnh đều được trang bị tính năng 'góc nhìn 1/3', nói một cách dễ hiểu đó là tính năng này sẽ tạo ra một tấm lưới với hai đường dọc và hai đường ngang chia màn hình máy ảnh thành 9 ô, thậm chí một số máy hiện đại còn hiển thị tính năng này trên viewfinder.

Quy tắc 1/3


Sau đó tất cả những việc mà bạn cần phải làm đó là đảm bảo đường chân trời trong bức ảnh trùng với một trong những đường lưới ngang trên màn hình hiển thị của máy ảnh. Và những chi tiết chính, ví dụ: Những hàng cây trong phong cảnh màu thu phải nằm ở giao điểm của các đường lưới (hay còn gọi là giao điểm 1/3).

Dù được gọi là quy tắc tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết phải áp dụng nó một cách mù quáng. Một số cảnh có bố cục giống như hình ảnh ví dụ ở trên, khi mà những sự vật chính lại nằm ở trung tâm của bức ảnh thay vì nằm trên các giao điểm trong quy tắc 1/3. Các khung cảnh mà có các sự vật nằm ở cạnh của khung hình là cực kỳ phù hợp để bạn áp dụng quy tắc 1/3.
Quy tắc 1/3

Chủ thể chính nên nằm ở giao điểm của các đường
Quy tắc 1/3

Một bức ảnh áp dụng quy tắc 1/3

2. Sử dụng tỉ lệ
Mặc dù rất nhiều bức ảnh trông khá ổn với tỷ lệ gốc của máy ảnh (thường là 2:3 hoặc 4:3), tuy nhiên nếu được chụp với một tỷ lệ khác thì những bức ảnh đó có thể trở nên ấn tượng và thu hút hơn rất nhiều.

Sử dụng tỉ lệ

Một lời khuyên dành cho bạn đó là thay vì sử dụng các công cụ hậu kỳ để crop bức ảnh thành những tỷ lệ khác nhau, bạn nên xem xét cẩn thận khung cảnh trước mắt và lựa chọn một tỷ lệ phù hợp ngay trên máy ảnh của mình.

Khá nhiều máy ảnh hiện nay cho phép bạn thiết lập tỉ lệ ngay trên máy, một cách làm mà các nhiếp ảnh gia không chuyên thường áp dụng đó là lưu đồng thời 2 định dạng file ảnh là JPEG và RAW, giữ lại file ảnh RAW (chứa đầy đủ các thông tin ảnh từ cảm biến) và thiết lập tỷ lệ lên file ảnh còn lại. Ưu điểm chính của cách làm này đó là cho phép bạn nhìn thấy bức ảnh trông như thế nào sau khi áp dụng một tỉ lệ khác và sau đó di chuyến máy ảnh hoặc vật thể để cải thiện bố cục cho bức ảnh.

3. Đo sáng điểm
Máy ảnh kỹ thuật số hiện đại ngày nay có hệ thống đo sáng hết sức phức tạp, thông thường máy sử dụng phơi sáng trung bình thông qua một số điểm hay một số khu vực trên toàn bộ khung cảnh. Và hệ thống này thường làm việc rất ổn định để mang lại những bức ảnh với độ chính xác cao về ánh sáng.

 Đo sáng điểm

Tuy nhiên, tùy chọn lấy nét điểm (spot metering) lại hết sức hữu dụng trong bối cảnh có độ tương phản cao hay với các vật thể quá sáng hoặc quá tối. Tính năng đo sáng điểm cho phép đo sáng từ một khu vực rất nhỏ của khung cảnh, thường nằm tại trung tâm của khung hình hay duới các điểm lấy nét AF.

Cơ chế đo sáng này hoạt động đó là quét những khu vực mid-tone (ánh sáng trung bình) của khung cảnh, sau đó lập tức thiết lập phơi sáng mà bỏ qua những khu vực sáng hay tối nằm ở các thành phần khác của khung cảnh. Một lời khuyên đó là bạn nên sử dụng đo sáng điểm thường xuyên để hiểu hơn về phơi sáng và cách sử dụng nó.
 Đo sáng điểm
Trong những bối cảnh như này thì đo sáng điểm tỏ ra rất hữu ích
 Đo sáng điểm
Chủ thể quá tối trong bức ảnh bên trái đã được cải thiện đáng kể sau khi đo sáng điểm


4. Cân bằng trắng bằng tay
Mặc dù các bức ảnh chụp bằng file RAW có tất cả các thông tin cần thiết để bạn cân bằng trắng trong quá trình hậu kỳ. Tuy nhiên nếu muốn có một bức ảnh JPEG với tông màu chính xác trực tiếp trên máy ảnh trong điều kiện ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng hỗn hợp thì thiết lập cân bằng trắng bằng tay tỏ ra vô cùng hữu ích.

Cân bằng trắng bằng tay

Thiết lập này hoạt động khác nhau trên một số dòng máy ảnh, nhưng về cơ bản là giống nhau. Điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là chụp một mục tiêu trung tính (ví dụ như là một tấm thẻ màu xám), mục tiêu này phải cùng môi trường ánh sáng với vật thể mà bạn định chụp, sau đó bạn có thể dùng bức ảnh đó để đánh giá độ chính xác của thiết lập cân bằng trắng mà bạn đang lựa chọn.

Bạn cũng có thể sử dụng chế độ kiếm soát cân bằng trắng tùy chỉnh để tạo ra các sắc thái màu sắc phù hợp bằng cách ghi lại những vật thể phi trung tính. Ví dụ nếu bạn muốn chụp một bức ảnh cảnh mặt trời mọc trong không gian mờ sương, bối cảnh này có tông màu ấm, hơi ngả vàng, điểm mà bạn cần ghi lại phải có màu xanh đậm, kết quả sẽ cho ra một bức ảnh có cân bằng trắng chính xác.


5. Sử dụng đèn Flash
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều rất ngại sử dụng đèn flash, dù là đèn flash dạng pop-up có sẵn trên máy ảnh hay flash rời. Nhưng một khi đã làm chủ được nó thì bạn có thể tạo ra những khác biệt không thể tin nổi cho bức ảnh của mình.

Sử dụng đèn Flash

Đèn flash pop-up được tích hợp sẵn trên máy ảnh thường khó mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nếu bạn sử dụng một chiếc đèn flash tách biệt khỏi thân máy thì nó thường mang lại những kết quả tốt hơn rất nhiều. Sử dụng đèn flash thường giúp đôi mắt trong ảnh chân dung trở nên long lanh hơn hoặc đổ bóng ấn tượng hơn trong thể loại ảnh phong cảnh.

Sử dụng đèn flash không cần phải quá phức tạp, có rất nhiều đèn flash chuyên dụng có thể kết hợp với hệ thống đo sáng của máy ảnh tạo ra một độ phơi sáng cân bằng. Hãy dùng thử đèn flash, thậm chí là flash tích hợp và bạn sẽ thấy nó mang đến những lợi ích nhất định.
Sử dụng đèn Flash
Sử dụng flash để cứu bức ảnh bị ngược sáng hiệu quả
Sử dụng đèn Flash
Sử dụng flash đúng cách sẽ mang đến những hiệu quả không ngờ

6. Kiểm soát khả năng xóa phông
Việc xác định khẩu độ trước khi chụp một bức ảnh là một trong những bước quan trọng nhất quyết định bức ảnh của bạn trông sẽ như thế nào.

Kiểm soát khả năng xóa phông

Một khẩu độ lớn như f/2.8 sẽ mang đến bức ảnh với độ sâu trường ảnh (depth of field) nông, tức là phần hậu cảnh phía sau chủ thể lấy nét sẽ trở nên mờ hơn để làm nổi bật chủ thể. Ngược lại với khẩu khép lại khoảng f/16 thì sẽ cho ra những bức ảnh có độ nét trên toàn bức ảnh.

Bạn cũng có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh thông qua khoảng cách của chủ thể đến background hay độ dài tiêu cự. Bạn có thể lại gần chủ thể hoặc dùng một ống kính có tiêu cự dài để làm giảm độ sâu trường ảnh, ngược lại đứng ra xa chủ thể và dùng ống kính cứ tiêu cự ngắn để tăng độ sâu trường ảnh.

Vì vậy, khi thay đổi ống kính hay quyết định mua một ống kính mới, bạn cần quan tâm đến tác động của nó đến độ sâu trường ảnh trong quá trình chụp. Với những ai có nhu cầu chụp ảnh chân dung thì nên sử dụng ống kính có khẩu lớn và tiêu cự dài như 85mm f/1.8, 50mm f/1.4 .... Còn với nhu cầu chụp ảnh phong cảnh thì nên dùng ống kính góc rộng như 35mm f/1.8, ống đa dụng như 24-70 L f/2.8.

Sự kiểm soát độ sâu trưởng ảnh sẽ mang tới những bức ảnh khác nhau
6 kỹ thuật chụp ảnh đơn giản cho người mới Reviewed by Unknown on 05:05 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.