Tìm hiểu đèn flash rời trong nhiếp ảnh
Trong nhiếp ảnh, không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà đèn flash rời mang lại. Trong bài viết sau, iZdesigner xin giới thiệu với bạn đọc một vài nét tổng quan về đèn flash rời trong nhiếp ảnh.
1. Lý do sử dụng flash rời
Bổ sung ánh sáng: Đèn flash rời có khả năng tăng ánh sáng lên gấp 15 lần so với đèn flash con cóc tích hợp trên máy ảnh, khoảng cách hiệu quả có thể cao hơn 4 lần và mức độ bao trùm ánh sáng cũng rộng hơn.
Điều chỉnh được nhiều góc hơn so với một góc cố định ở flash tích hợp: đèn flash rời có khớp gập và khớp xoay nên có thể điều chỉnh được nhiều góc đánh sáng. Khớp gập có thể điều chỉnh từ góc vuông lên đến góc thẳng so với thân đèn. Khớp ngang có thể quay quanh trục theo một vòng tròn (xoay theo chiều kim đồng hồ). Với sự điều chỉnh linh hoạt về xoay gập, đèn flash có thể đánh sáng trực diện, đánh sáng phản xạ dội trần hoặc đánh sáng chéo tùy theo nhu cầu người sử dụng.
Đèn flash rời có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác để tăng hiệu quả trong nhiếp ảnh. Ví dụ: gắn thêm diffuser - một thiết bị làm bằng nhựa gắn vào flash có tác dụng khuếch tán và làm dịu ánh sáng.
Đèn flash rời có thể thiết lập chế độ đo sáng tự động, thiết lập đo sáng tùy chỉnh, dùng như một nguồn sáng phụ, đồng bộ với máy ảnh để chụp với tốc độ cao, bù sáng với nhiều mức khác nhau.
Flash ngoài có thể gắn chân đế hoặc đặt vào giá đỡ để rời, dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn.
2. Guide number của đèn flash rời
Guide Number (GN) của flash rời là một giá trị số biểu thị độ sáng cực đại mà đèn Flash tạo ra dựa trên hai thông số cơ bản là Khẩu độ và Khoảng cách tới chủ thể được tính theo công thức: GN = Khẩu độ x Khoảng cách. Giá trị GN thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để chủ thể đủ ánh sáng. Giá trị này do nhà sản xuất đèn cung cấp theo sách hướng dẫn đi kèm, test ở điều kiện tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Bảng thông số GN của đèn Canon Speedlite430EX II: (test ở điều kiện tiêu chuẩn, ISO 100, đo bằng mét/feet, chế độ đèn Manual)
Như vậy:
- Bạn có thể xác định khoảng cách hiệu quả mà flash có thể cung cấp khi đã đặt khẩu độ định trước. Ví dụ: đèn flash Canon Speedlite430EX II có GN là 40 và muốn sử dụng với khẩu là f/8 thì Khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng là 5m.
- Bạn có thể xác định khẩu độ cần thiết để chụp chủ thể tại khoảng cách định trước.
- So sánh độ mạnh của đèn flash (trên cùng tiêu chí).
Lưu ý:
- Hầu hết GN được nhà sản xuất đưa ra được đo tại ISO 100, khoảng cách tính là m (mét). Nhưng có những trường hợp khoảng cách được đo bằng feet (1m = 3,3 feet, ký hiệu là ft) và ISO là 25. Bạn cần để ý chính xác thông số này.
- GN thay đổi khi bạn zoom flash. Ví dụ, đèn 580EX có GN bằng 58m khi zoom tại 105mm nhưng chỉ có GN bằng 28m khi zoom tại 28mm.
- GN tăng khi chúng ta tăng ISO. Tăng gấp đôi ISO, GN sẽ tăng gấp 1,4 lần. Tăng ISO từ 100 lên 400 sẽ tăng gấp đôi GN.
- Việc sử dụng thêm một loại dụng cụ thay đổi ánh sáng flash nào đó (diffuser, bouncer, umbrella…) cho flash sẽ làm giảm hiệu quả của GN. Giá trị GN trong tài liệu đi kèm là giá trị đo khi không sử dụng thêm bất kỳ một dụng cụ nào.
- GN sẽ giảm rõ rệt khi sử dụng chế độ đồng bộ tốc độ cao (high speed sync-FP Flahs).
Thực tế chúng ta không cần phải nhớ những giá trị như bảng trên vì đèn flash hiện tại sẽ tự động tính toán dựa trên các thông số khẩu độ bạn muốn sử dụng, ISO, cường độ ánh sáng thiết lập đèn... để đưa ra khoảng cách hợp lý cần chụp so với chủ thể. Đối với đèn Speedlite 430EX II tôi đang dùng thì thông số này hiển thị ngay ở góc phải màn hình đèn, kí kiệu ft = feet, tương đương 1/3.3m.
3. Chụp ảnh chân dung ngoài trời với flash
Bạn có bao giờ sử dụng flash khi chụp ảnh chân dung ngoài trời?. Với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc sử dụng flash trong khi chụp ngoài trời là một yếu tố hữu dụng kể cả khi trời đang no sáng. Khi đã hiểu và làm chủ được quá trình chụp với flash, bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời.
Sau đây là một vài lưu ý khi chụp chân dung ngoài trời vào ban ngày với đèn Flash rời:
Ánh sáng tự nhiên luôn là nguồn chính mang lại màu sắc trung thực, hài hòa cùng không gian. Khi thiết lập flash cần điều chỉnh để ánh sáng của đèn cân bằng với ánh sáng mặt trời hướng vào chủ thể.
Đèn flash rời có tính năng "fill flash", đây là chế độ cân bằng sáng hậu cảnh với chủ thể. Bật tắt chế độ này ở nút Mode trên đèn. Chế độ này không hoạt động khi máy ảnh đặt ở chế độ đo sáng một điểm (spot).
Đèn flash rời có thể điều chỉnh được độ mạnh của ánh sáng phát ra từ 1/8, 1/16 hay 1/32 tùy theo độ mạnh yếu của ánh sáng xung quanh lẫn ánh sáng trên chủ thể.
Cần quan tâm đến khẩu độ vì nó tác động rất lớn đến lượng ánh sáng thu được. Với những bức ảnh cháy vì flash quá mạnh, bạn cần khép khẩu (đẩy cao tốc độ lúc này cũng không tác dụng lắm), hoặc đưa đèn flash ra xa hoặc giảm độ sáng phát ra của đèn.
Chụp vào "giờ vàng" (hay còn gọi là "giờ ma thuật") là thời điểm ánh sáng có cường độ thấp, góc lạ do không phải trên đỉnh đầu, tạo khuếch tán rộng, tạo cảm giác huyền bí. Thời điểm này là Bình minh khi mặt trời bắt đầu ló ở đường chân trời và Hoàng hôn khi mặt trời bắt đầu lặn. Ở các nước Đông Nam Á, "khung giờ vàng" là lúc 6h30 - 8h30 sáng và 5 - 6h30 chiều.
Đối với thời điểm khác, ví dụ như khi trời nắng to, bạn không có bóng râm hoặc không muốn chụp nơi bóng râm vì mất background, bạn cần điều chỉnh vị trí, tư thế của mẫu và đặt đèn flash ngược hướng với hướng ánh sáng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng 2 đèn flash, 1 đèn gắn vào chiếc ô trắng có để làm dịu ánh sáng xuyên qua, chiếc đèn gắn ô này có chân và đặt hơi chéo phía trước chủ thể. 1 chiếc đèn flash có chân khác thì đặt thẳng sau lưng chủ thể. Lưu ý điều chỉnh độ cao của đèn ngang với khuôn mặt và hướng về phía trước, khoảng cách đèn so với chủ thể không nên gần quá cũng như xa quá (khoảng dưới 3m). Người chụp sẽ đứng phía trước mặt chủ thể để chụp với những thiết lập điều chỉnh flash tham khảo bên trên.
Bạn cần nhớ là chụp với flash thì sau mỗi bức ảnh cần xem lại ngay để tùy vào tình huống, ánh sáng mà điều chỉnh lại. Và khi chụp với giờ vàng thì cần chuẩn bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết nếu không sẽ bị lỡ vì thời gian đó không phải là lâu và thay đổi khá nhanh.
1. Lý do sử dụng flash rời
Bổ sung ánh sáng: Đèn flash rời có khả năng tăng ánh sáng lên gấp 15 lần so với đèn flash con cóc tích hợp trên máy ảnh, khoảng cách hiệu quả có thể cao hơn 4 lần và mức độ bao trùm ánh sáng cũng rộng hơn.
Điều chỉnh được nhiều góc hơn so với một góc cố định ở flash tích hợp: đèn flash rời có khớp gập và khớp xoay nên có thể điều chỉnh được nhiều góc đánh sáng. Khớp gập có thể điều chỉnh từ góc vuông lên đến góc thẳng so với thân đèn. Khớp ngang có thể quay quanh trục theo một vòng tròn (xoay theo chiều kim đồng hồ). Với sự điều chỉnh linh hoạt về xoay gập, đèn flash có thể đánh sáng trực diện, đánh sáng phản xạ dội trần hoặc đánh sáng chéo tùy theo nhu cầu người sử dụng.
Đèn flash rời có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác để tăng hiệu quả trong nhiếp ảnh. Ví dụ: gắn thêm diffuser - một thiết bị làm bằng nhựa gắn vào flash có tác dụng khuếch tán và làm dịu ánh sáng.
Đèn flash rời có thể thiết lập chế độ đo sáng tự động, thiết lập đo sáng tùy chỉnh, dùng như một nguồn sáng phụ, đồng bộ với máy ảnh để chụp với tốc độ cao, bù sáng với nhiều mức khác nhau.
Flash ngoài có thể gắn chân đế hoặc đặt vào giá đỡ để rời, dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn.
2. Guide number của đèn flash rời
Guide Number (GN) của flash rời là một giá trị số biểu thị độ sáng cực đại mà đèn Flash tạo ra dựa trên hai thông số cơ bản là Khẩu độ và Khoảng cách tới chủ thể được tính theo công thức: GN = Khẩu độ x Khoảng cách. Giá trị GN thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để chủ thể đủ ánh sáng. Giá trị này do nhà sản xuất đèn cung cấp theo sách hướng dẫn đi kèm, test ở điều kiện tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Bảng thông số GN của đèn Canon Speedlite430EX II: (test ở điều kiện tiêu chuẩn, ISO 100, đo bằng mét/feet, chế độ đèn Manual)
Như vậy:
- Bạn có thể xác định khoảng cách hiệu quả mà flash có thể cung cấp khi đã đặt khẩu độ định trước. Ví dụ: đèn flash Canon Speedlite430EX II có GN là 40 và muốn sử dụng với khẩu là f/8 thì Khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng là 5m.
- Bạn có thể xác định khẩu độ cần thiết để chụp chủ thể tại khoảng cách định trước.
- So sánh độ mạnh của đèn flash (trên cùng tiêu chí).
Lưu ý:
- Hầu hết GN được nhà sản xuất đưa ra được đo tại ISO 100, khoảng cách tính là m (mét). Nhưng có những trường hợp khoảng cách được đo bằng feet (1m = 3,3 feet, ký hiệu là ft) và ISO là 25. Bạn cần để ý chính xác thông số này.
- GN thay đổi khi bạn zoom flash. Ví dụ, đèn 580EX có GN bằng 58m khi zoom tại 105mm nhưng chỉ có GN bằng 28m khi zoom tại 28mm.
- GN tăng khi chúng ta tăng ISO. Tăng gấp đôi ISO, GN sẽ tăng gấp 1,4 lần. Tăng ISO từ 100 lên 400 sẽ tăng gấp đôi GN.
- Việc sử dụng thêm một loại dụng cụ thay đổi ánh sáng flash nào đó (diffuser, bouncer, umbrella…) cho flash sẽ làm giảm hiệu quả của GN. Giá trị GN trong tài liệu đi kèm là giá trị đo khi không sử dụng thêm bất kỳ một dụng cụ nào.
- GN sẽ giảm rõ rệt khi sử dụng chế độ đồng bộ tốc độ cao (high speed sync-FP Flahs).
Thực tế chúng ta không cần phải nhớ những giá trị như bảng trên vì đèn flash hiện tại sẽ tự động tính toán dựa trên các thông số khẩu độ bạn muốn sử dụng, ISO, cường độ ánh sáng thiết lập đèn... để đưa ra khoảng cách hợp lý cần chụp so với chủ thể. Đối với đèn Speedlite 430EX II tôi đang dùng thì thông số này hiển thị ngay ở góc phải màn hình đèn, kí kiệu ft = feet, tương đương 1/3.3m.
3. Chụp ảnh chân dung ngoài trời với flash
Bạn có bao giờ sử dụng flash khi chụp ảnh chân dung ngoài trời?. Với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc sử dụng flash trong khi chụp ngoài trời là một yếu tố hữu dụng kể cả khi trời đang no sáng. Khi đã hiểu và làm chủ được quá trình chụp với flash, bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời.
Sau đây là một vài lưu ý khi chụp chân dung ngoài trời vào ban ngày với đèn Flash rời:
Ánh sáng tự nhiên luôn là nguồn chính mang lại màu sắc trung thực, hài hòa cùng không gian. Khi thiết lập flash cần điều chỉnh để ánh sáng của đèn cân bằng với ánh sáng mặt trời hướng vào chủ thể.
Đèn flash rời có tính năng "fill flash", đây là chế độ cân bằng sáng hậu cảnh với chủ thể. Bật tắt chế độ này ở nút Mode trên đèn. Chế độ này không hoạt động khi máy ảnh đặt ở chế độ đo sáng một điểm (spot).
Đèn flash rời có thể điều chỉnh được độ mạnh của ánh sáng phát ra từ 1/8, 1/16 hay 1/32 tùy theo độ mạnh yếu của ánh sáng xung quanh lẫn ánh sáng trên chủ thể.
Cần quan tâm đến khẩu độ vì nó tác động rất lớn đến lượng ánh sáng thu được. Với những bức ảnh cháy vì flash quá mạnh, bạn cần khép khẩu (đẩy cao tốc độ lúc này cũng không tác dụng lắm), hoặc đưa đèn flash ra xa hoặc giảm độ sáng phát ra của đèn.
Chụp vào "giờ vàng" (hay còn gọi là "giờ ma thuật") là thời điểm ánh sáng có cường độ thấp, góc lạ do không phải trên đỉnh đầu, tạo khuếch tán rộng, tạo cảm giác huyền bí. Thời điểm này là Bình minh khi mặt trời bắt đầu ló ở đường chân trời và Hoàng hôn khi mặt trời bắt đầu lặn. Ở các nước Đông Nam Á, "khung giờ vàng" là lúc 6h30 - 8h30 sáng và 5 - 6h30 chiều.
Đối với thời điểm khác, ví dụ như khi trời nắng to, bạn không có bóng râm hoặc không muốn chụp nơi bóng râm vì mất background, bạn cần điều chỉnh vị trí, tư thế của mẫu và đặt đèn flash ngược hướng với hướng ánh sáng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng 2 đèn flash, 1 đèn gắn vào chiếc ô trắng có để làm dịu ánh sáng xuyên qua, chiếc đèn gắn ô này có chân và đặt hơi chéo phía trước chủ thể. 1 chiếc đèn flash có chân khác thì đặt thẳng sau lưng chủ thể. Lưu ý điều chỉnh độ cao của đèn ngang với khuôn mặt và hướng về phía trước, khoảng cách đèn so với chủ thể không nên gần quá cũng như xa quá (khoảng dưới 3m). Người chụp sẽ đứng phía trước mặt chủ thể để chụp với những thiết lập điều chỉnh flash tham khảo bên trên.
Bạn cần nhớ là chụp với flash thì sau mỗi bức ảnh cần xem lại ngay để tùy vào tình huống, ánh sáng mà điều chỉnh lại. Và khi chụp với giờ vàng thì cần chuẩn bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết nếu không sẽ bị lỡ vì thời gian đó không phải là lâu và thay đổi khá nhanh.
Tìm hiểu đèn flash rời trong nhiếp ảnh
Reviewed by Unknown
on
05:30
Rating:
Không có nhận xét nào: