WarkaWater - Tòa tháp tre tận dụng nguồn nước từ không khí
Tháp WarkaWater là một dự án Kickstarter khởi xướng bởi kiến trúc sư Arturo Vittori nhằm tận dụng tối đa nguồn nước trong không khí, sương mù,... Với nguồn vật liệu chủ yếu là tre, tháp WarkaWater là một trong những đại diện cho xu hướng thiết kế "tận dụng vật liệu sạch, xanh, giá rẻ từ thiên nhiên kết hợp với thiết kế tối giản để phục vụ cho con người".
Hiện tại, WarkaWater đã vượt qua các bài thử nghiệm với kết quả khá khả quan, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Tháp WarkaWater cao khoảng 9 mét, rộng gần 4 mét với phần thân được tạo thành từ những thanh tre mảnh, đan lại với nhau theo dạng mắt cáo. Một phần xung quang khung sườn được bao phủ bởi lớp polyeste mỏng màu da cam, thoạt nhìn như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một hệ thống lấy nước thật sự. Đỉnh tháp được trang bị thêm các tấm phản quang để ngăn chặn chim chóc đến cản trở quá trình hoạt động của hệ thống. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Arturo Vittori và nhóm của ông tại Architecture And Vision, (Italia) WarkaWater có khả năng tận dung tối đa nguồn nước từ không khí, có thể là mưa, sương mù, sương đêm,…
Trên thực tế, đây không phải là ý tưởng quá mới mẻ. Từ lâu, con người đã xây dựng những công trình to lớn bằng đá tảng nhằm thu nguồn không khí vào bên trong, sau đó ngưng tụ nước từ không khí và tích trữ lại. Về cơ bản, nguyên tắc hoạt động của tháp WarkaWater cũng tương tự như vậy, nó dùng thiết kế dạng lưới mắt cáo để giữ lại hơi ẩm, sau đó cho chảy trực tiếp qua máng làm sạch và cuối cùng là xuống bình chứa đặt bên dưới. Vấn đề quan trọng là sử dụng loại vật liệu có thể nhanh chóng thay đổi nhiệt độ để tối ưu hóa lượng nước lấy ra từ sương, nhất là trong lúc đêm tàn ngày lên.
WarkaWater là dự án đã được kiến trúc sư Arturo Vittori ấp ủ từ nhiều năm. Hồi năm ngoái, ông đã trình làng nguyên mẫu kích thước thật đầu tiên. Năm nay, Vittori đã cho ra mắt phiên bản mới hơn của WarkaWater, đồng thời mở một chương trình gây quỹ khởi nghiệp trên trang Kickstater để có kinh phí thử nghiệm tại Ethiopia vào cuối năm nay. Dựa trên kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tại Ý, nhóm tuyên bố tháp có thể thu hoạch được ít nhất là từ 50 đến gần 100 lít nước mỗi ngày.
Với kết quả đầy hứa hẹn, nhóm tin rằng tháp sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển với hơn 60 triệu người không có đủ nước uống. Theo dự kiến, tháp WarkaWater có tổng chi phí chế tạo vào khoảng 1000 đô la và dĩ nhiên là hoạt động mà không cần bất cứ nguồn điện nào. Vittori cho biết tháp WarkaWater bao gồm 5 mô đun chính nhằm tăng tính cơ động khi muốn vận chuyển, và có thể lắp ráp hoàn chỉnh trong vòng chưa tới 1 giờ. Với nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên, tháp WarkaWater hứa hẹn là một giải pháp tạo nước sạch, giá rẻ và thân thiện với môi trường trong tương lai.
Tháp WarkaWater cao khoảng 9 mét, rộng gần 4 mét với phần thân được tạo thành từ những thanh tre mảnh, đan lại với nhau theo dạng mắt cáo. Một phần xung quang khung sườn được bao phủ bởi lớp polyeste mỏng màu da cam, thoạt nhìn như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một hệ thống lấy nước thật sự. Đỉnh tháp được trang bị thêm các tấm phản quang để ngăn chặn chim chóc đến cản trở quá trình hoạt động của hệ thống. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Arturo Vittori và nhóm của ông tại Architecture And Vision, (Italia) WarkaWater có khả năng tận dung tối đa nguồn nước từ không khí, có thể là mưa, sương mù, sương đêm,…
Trên thực tế, đây không phải là ý tưởng quá mới mẻ. Từ lâu, con người đã xây dựng những công trình to lớn bằng đá tảng nhằm thu nguồn không khí vào bên trong, sau đó ngưng tụ nước từ không khí và tích trữ lại. Về cơ bản, nguyên tắc hoạt động của tháp WarkaWater cũng tương tự như vậy, nó dùng thiết kế dạng lưới mắt cáo để giữ lại hơi ẩm, sau đó cho chảy trực tiếp qua máng làm sạch và cuối cùng là xuống bình chứa đặt bên dưới. Vấn đề quan trọng là sử dụng loại vật liệu có thể nhanh chóng thay đổi nhiệt độ để tối ưu hóa lượng nước lấy ra từ sương, nhất là trong lúc đêm tàn ngày lên.
Nước được lưới tre mắt cáo giữ lại quanh thân tháp |
Với kết quả đầy hứa hẹn, nhóm tin rằng tháp sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển với hơn 60 triệu người không có đủ nước uống. Theo dự kiến, tháp WarkaWater có tổng chi phí chế tạo vào khoảng 1000 đô la và dĩ nhiên là hoạt động mà không cần bất cứ nguồn điện nào. Vittori cho biết tháp WarkaWater bao gồm 5 mô đun chính nhằm tăng tính cơ động khi muốn vận chuyển, và có thể lắp ráp hoàn chỉnh trong vòng chưa tới 1 giờ. Với nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên, tháp WarkaWater hứa hẹn là một giải pháp tạo nước sạch, giá rẻ và thân thiện với môi trường trong tương lai.
WarkaWater - Tòa tháp tre tận dụng nguồn nước từ không khí
Reviewed by Unknown
on
06:45
Rating:
Không có nhận xét nào: