.

Kiến trúc cổ - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Tọa lạc tại giữa làng Bồng Lai, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngôi đình Bồng Lai có diện tích 1.729m2 là nơi thờ vị tướng Yết Kiêu có công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông (1285 - 1288) được khởi công xây dựng từ cuối đời trần, đầu đời họ Lê.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Tính đến nay ngôi đình đã hơn 800 năm tuổi, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quan trọng. Theo sử sách ghi lại rằng, xã Vũ Tiến có từ thời Hậu Lê song đất đai, làng mạc được hình thành từ thời Lý, Trần.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Ngôi đình cổ được đặt trên nền địa thế hướng đông nam, cổng đình rộng 4,1m, hai bên xây trụ kiểu có thiết diện vuông, đắp các họa tiết văn hoa Long - Ly - Quy - Phượng - Tùng - Trúc - Cúc - Mai được những nghệ nhân thời trước trạm trổ một cách tinh hoa điêu luyện, trên đầu đặt nghê thần.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Trước cổng đình Bồng Lai còn có cây gạo hơn trăm tuổi soi bóng cho người dân đi làm đồng nghỉ chân hóng mát.
Đình Bồng Lai được xây theo kiến trúc chữ Tam, bao gồm 3 tòa: Tiền đường, Trung đường và Hậu cung. Trải qua thời gian với vài lần được sửa sang, phục chế qua các triều Lê, Nguyễn, hiện tại ngôi đình còn lưu giữ những đồ thờ phụng hàng trăm năm tuổi như bộ ngai mũ của danh tướng Yết Kiêu, 13 bài vị sắc phong của vua chúa các triều đại Lê, Nguyễn, kiệu võng chấp kích, cuốn thư, câu đối... Đặc biệt gian Hậu lâu có thờ một tấm bài vị lớn, luôn đóng cửa quanh năm, không ai được vào. Chỉ đến thời điểm sang canh đêm giao thừa đón năm mới, các vị trưởng lão trong làng mới mở cửa để bao sái (thay áo) cho tấm bài vị.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Đình sau khi được tu sửa ngôi tiền tế. Đình Bồng Lai cùng với chùa Bồng Lai bên cạnh là nơi sinh hoạt văn hóa cũng như tổ chức nhiều công việc quan trọng của dân làng.
Đình Bồng Lai có 3 tòa kết cấu theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ công. Tòa tiền tế 5 gian, tòa trung tế 3 gian, tòa ống muống 4 gian. Tòa tiền tế, hay còn gọi cung nhất gồm 5 gian mỗi gian rộng 4m có chiều dài 7m và được làm theo kiểu mái cong đao guột trái bồ câu, có tất cả 6 kèo cao 3,45m xung quanh được trạm khắc hoa văn mây lá lật cách điệu. Tòa trung tế nằm cách tòa tiền tế 3,8m ngăn cách một sân nhỏ diện tích sân 23m2, lợp ngói mũi và gồm 3 gian tòa 4 bày tiền, bày hiên, cột kèo đều trạm trổ hoa văn từ thời Lê hết sức tinh xảo, độc đáo. Tòa ống muống, hay còn gọi là hậu cung, nằm nối với tòa trung tế được ngăn cách bằng hệ thống 4 gian, có chiều sâu 4m rộng 6m. Bộ khung kiến trúc có 2 bộ, vì kèo có 4 hàng cột kích thước cao 4,7m chu vi 1m, cột quân cao 1,6m nối nhau theo kiểu thượng ván hạ chồng rường. Gian giữa là cung cấm, sàn làm bằng khung lắp ván bưng, trong đó đặt ngai và bài vị Thành hoàng Yết Kiêu.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Theo thần tích, đình Bồng Lai thờ vị thành hoàng là danh tướng Yết Kiêu (sử chép quê ông ở xã Hạ Bì, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương). Ông là gia tướng tài giỏi của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người có công trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 và 3 (năm 1285 và 1288), góp phần đánh bại thủy tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô.

Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, đục thủng thuyền, làm đắm tàu giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai (1285) và lần ba (1288). Ông được vua Trần ban danh hiệu "Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân". Cái tên Yết Kiêu được Hưng Đạo Vương đặt theo tên một loại cá kình ở biển Đông, ông tên thật là Phạm Hữu Thế.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Đình gồm 4 tòa kết cấu theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ công. Tiền tế 5 gian, mỗi gian rộng 4 m, chiều dài 7 m.
Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Tiền tế có 6 kèo cao 3,45 m được chạm khắc hoa văn cách điệu. Từng được trùng tu vào thời Nguyễn nhưng đình vẫn giữ được nhiều mảng chạm gỗ mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Các cấu kiện đều chạm trổ tinh xảo với chủ đề rồng vờn mây, rồng dâng ngọc...
Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Chất lim qua nhiều thế kỷ vẫn đen bóng. Ở mỗi kẻ hiên lại chạm khắc hoa văn mây lá cách điệu sinh động khác nhau.
Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Nơi hậu cung còn giữ một tấm bài vị lớn, quanh năm đóng cửa không cho ai vào. Đúng thời khắc giao thừa, các vị trưởng lão thay tấm vải mới, gọi là thay áo. Tấm vải cũ được xé ra, chia cho mỗi nhà một miếng cùng một ít lửa thắp trong đình để ai nấy đều gặp may mắn.

Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình
Trong đình, các cổ vật, đồ thờ phụng vẫn còn nguyên như 13 sắc phong của vua chúa các triều đại Lê - Nguyễn, kiệu võng chấp kích, câu đối, cuốn thư, chuông, khánh bằng đồng...
Những chiếc khánh đồng trải nhiều thế kỷ chỉ hoen mờ chút ít.
Kiến trúc cổ  - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình

Qua thời gian, nhiều hạng mục trong đình hư hỏng nặng. Đầu năm 2014, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Thái Bình có quyết định đồng ý cho trùng tu ngôi đình theo nguyện vọng của người dân. Tòa tiền tế phục dựng nguyên trạng, chất liệu gỗ lim. Phần nền nâng cao hơn trước để tránh sụt lún. Phần hậu cung đang trong quá trình xây lại. Các bộ chạm khắc tinh xảo, đồ thờ cúng, cổ vật được bảo lưu nguyên trạng.
Kiến trúc cổ - Đình Bồng Lai - Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình Reviewed by Unknown on 06:05 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.