5 phẩm chất quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo thành công
Adam Bryant trong cuộc trò chuyện với sinh viên về tham vọng của các lãnh đạo doanh nghiệp. Ông chia sẻ khi một giám đốc điều hành thông minh được phỏng vấn thì các câu trả lời thường chung nhau là: "Nhược điểm lớn nhất của tôi là tôi làm việc quá sức và quan tâm quá nhiều."
1. Biết đặt câu hỏi
Các CEO- giám đốc điều hành thành công thường tự trang bị cho mình một công cụ mạnh mẽ và đắc lực trong quản lý: kỹ năng đặt câu hỏi.
Andrew Cosslett, CEO của Tập đoàn khách sạn InterContinental, chia sẻ: “Dù công việc của một CEO – Giám đốc điều hành là đưa ra lời giải cho mọi vấn đề trong công ty, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có sẵn câu trả lời. Tuy nhiên, tôi lại có thể đưa công ty đi lên bằng sức mạnh tổng hợp của mỗi thành viên chỉ nhờ đặt đúng câu hỏi cho nhân viên và để họ tự phát huy khả năng giải quyết vấn đề. Những bước tiến vĩ đại thường xuất phát từ những câu hỏi đơn giản, như những đứa trẻ 5 tuổi thường hỏi nhau: Tại sao bạn làm theo cách này? Tại sao theo cách này thì thành công? Có cách nào tốt hơn không?”
2. Dám đương đầu và vượt qua nghịch cảnh
Ở cương vị CEO thì tai nạn, thảm họa, nghịch cảnh luôn là điều họ phải vượt qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được phẩm chất này.
Theo Nancy McKinstry, CEO của Wolters Kluwer, một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và thông tin ở Hà Lan, thì lời giải cho bài toán trên là quan điểm sống và thái độ của CEO. Khi đứng trước nghịch cảnh, liệu việc đầu tiên họ làm là đổ lỗi cho hoàn cảnh hay tự tin rằng họ có khả năng làm chủ hoàn cảnh. Liệu họ có khả năng xoay xở bằng cách phát huy tối đa khả năng làm chủ những yếu tố trong tầm kiểm soát hay không.
Ngoài ra, thái độ dám chấp nhận thất bại và nhận trách nhiệm giải quyết hậu quả cũng là một cơ sở quan trọng tạo nên một CEO cứng cỏi, dám đương đầu và vượt qua nghịch cảnh.
3. Phải như cầu thủ giữ nhịp trận đấu
Thu phục nhân tâm, xây dựng và lãnh đạo đội ngũ nhân viên là một công việc hết sức quan trọng đối với thành bại của một CEO và của cả công ty.
Ông Mark Pincus, CEO của Zynga Game Network, có một nhận xét khá thú vị: “Từ kinh nghiệm của mình, tôi thấy vai trò của CEO trong công ty cũng giống như cầu thủ giữ nhịp trận bóng đá. Họ luôn biết sở trường, sở đoản của đồng đội để chuyền bóng và nhận lại bóng sao cho thật nhịp nhàng. Và quan trọng hơn, họ luôn được đồng đội tín nhiệm”. Người đạt tiêu chí này là người mà trong cuộc họp, khi họ cất tiếng nói là đồng nghiệp không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn tích cực tham gia vào nội dung thảo luận.
“Là lãnh đạo của công ty, tôi cần phải hiểu con người thực của nhân viên mình chứ không chỉ phẩm chất, năng lực của họ thể hiện qua các báo cáo định kỳ,” Susan Lyne, Chủ tịch Công ty Gilt Groupe, cho biết.
4. Có thể diễn đạt ý tưởng trong 10 từ
Một nhà lãnh đạo hiệu quả thường có tư duy gãy gọn và biết đâu là điểm cần tập trung.
Nói một cách nôm na là họ có thể diễn đạt ý tưởng chỉ trong 10 từ. Lấy khả năng điều hành cuộc họp của Steven A. Ballmer, CEO của Microsoft, làm ví dụ. Không chấp nhận cách thuyết trình dài lê thê và không trọng tâm trước đây ở Microsoft, Ballmer đã quyết định thay đổi quy trình. Trước hết, ông chuẩn bị tài liệu và phát trước cho những người tham gia cuộc họp. Tại cuộc họp, ông không trình bày lại những gì đã có trong tài liệu mà chỉ nêu vấn đề và 3-4 câu hỏi trọng tâm để người tham gia tập trung giải quyết. Phương pháp mới này đã chứng tỏ được hiệu quả bởi nó giúp gia tăng sự tập trung và tiết kiệm thời gian.
5. Dám mạo hiểm với sự thay đổi
Trong thời buổi đầy biến động như hiện nay, phẩm chất này đặc biệt đáng quý. Một CEO sở hữu phẩm chất này là người có khả năng: thoải mái trong những điều kiện không thoải mái, thích ứng với những tình huống không hề có lối đi vạch sẵn, dám thay đổi hay thậm chí xới tung mọi thứ lên khi mọi thứ có vẻ như đang ổn định, sẵn sàng xây dựng lại sự nghiệp để học hỏi thêm những điều mới. Nói tóm lại, một CEO như thế luôn sẵn sàng mạo hiểm với sự thay đổi.
“Phẩm chất này rất quan trọng ở người lãnh đạo, bởi một công ty chỉ thật sự lâm vào ngõ cụt khi người lãnh đạo tự mãn với sự ổn định. Dám mạo hiểm với sự thay đổi tức là nhìn thấy cơ hội và dám phá vỡ lề thói nếu cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty. Đây là phương châm lãnh đạo ở Xerox trong những năm qua, đặc biệt là từ thời của cựu CEO Anne Mulcahy”, bà Ursula M. Burns, CEO của Xerox, nhận xét.
Giống như 4 phẩm chất đầu tiên, dám mạo hiểm với sự thay đổi là điều cần có ở nhà lãnh đạo và nó hoàn toàn có thể được bồi dưỡng theo thời gian. Những cá nhân sở hữu 5 phẩm chất quý báu trên sẽ tạo được sự khác biệt trong tổ chức. Họ là những người có thể mở ra những cơ hội mới cho công ty và cho chính bản thân họ.
1. Biết đặt câu hỏi
Các CEO- giám đốc điều hành thành công thường tự trang bị cho mình một công cụ mạnh mẽ và đắc lực trong quản lý: kỹ năng đặt câu hỏi.
Andrew Cosslett, CEO của Tập đoàn khách sạn InterContinental, chia sẻ: “Dù công việc của một CEO – Giám đốc điều hành là đưa ra lời giải cho mọi vấn đề trong công ty, nhưng không phải lúc nào tôi cũng có sẵn câu trả lời. Tuy nhiên, tôi lại có thể đưa công ty đi lên bằng sức mạnh tổng hợp của mỗi thành viên chỉ nhờ đặt đúng câu hỏi cho nhân viên và để họ tự phát huy khả năng giải quyết vấn đề. Những bước tiến vĩ đại thường xuất phát từ những câu hỏi đơn giản, như những đứa trẻ 5 tuổi thường hỏi nhau: Tại sao bạn làm theo cách này? Tại sao theo cách này thì thành công? Có cách nào tốt hơn không?”
2. Dám đương đầu và vượt qua nghịch cảnh
Ở cương vị CEO thì tai nạn, thảm họa, nghịch cảnh luôn là điều họ phải vượt qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được phẩm chất này.
Theo Nancy McKinstry, CEO của Wolters Kluwer, một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và thông tin ở Hà Lan, thì lời giải cho bài toán trên là quan điểm sống và thái độ của CEO. Khi đứng trước nghịch cảnh, liệu việc đầu tiên họ làm là đổ lỗi cho hoàn cảnh hay tự tin rằng họ có khả năng làm chủ hoàn cảnh. Liệu họ có khả năng xoay xở bằng cách phát huy tối đa khả năng làm chủ những yếu tố trong tầm kiểm soát hay không.
Ngoài ra, thái độ dám chấp nhận thất bại và nhận trách nhiệm giải quyết hậu quả cũng là một cơ sở quan trọng tạo nên một CEO cứng cỏi, dám đương đầu và vượt qua nghịch cảnh.
3. Phải như cầu thủ giữ nhịp trận đấu
Thu phục nhân tâm, xây dựng và lãnh đạo đội ngũ nhân viên là một công việc hết sức quan trọng đối với thành bại của một CEO và của cả công ty.
Ông Mark Pincus, CEO của Zynga Game Network, có một nhận xét khá thú vị: “Từ kinh nghiệm của mình, tôi thấy vai trò của CEO trong công ty cũng giống như cầu thủ giữ nhịp trận bóng đá. Họ luôn biết sở trường, sở đoản của đồng đội để chuyền bóng và nhận lại bóng sao cho thật nhịp nhàng. Và quan trọng hơn, họ luôn được đồng đội tín nhiệm”. Người đạt tiêu chí này là người mà trong cuộc họp, khi họ cất tiếng nói là đồng nghiệp không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn tích cực tham gia vào nội dung thảo luận.
“Là lãnh đạo của công ty, tôi cần phải hiểu con người thực của nhân viên mình chứ không chỉ phẩm chất, năng lực của họ thể hiện qua các báo cáo định kỳ,” Susan Lyne, Chủ tịch Công ty Gilt Groupe, cho biết.
4. Có thể diễn đạt ý tưởng trong 10 từ
Một nhà lãnh đạo hiệu quả thường có tư duy gãy gọn và biết đâu là điểm cần tập trung.
Nói một cách nôm na là họ có thể diễn đạt ý tưởng chỉ trong 10 từ. Lấy khả năng điều hành cuộc họp của Steven A. Ballmer, CEO của Microsoft, làm ví dụ. Không chấp nhận cách thuyết trình dài lê thê và không trọng tâm trước đây ở Microsoft, Ballmer đã quyết định thay đổi quy trình. Trước hết, ông chuẩn bị tài liệu và phát trước cho những người tham gia cuộc họp. Tại cuộc họp, ông không trình bày lại những gì đã có trong tài liệu mà chỉ nêu vấn đề và 3-4 câu hỏi trọng tâm để người tham gia tập trung giải quyết. Phương pháp mới này đã chứng tỏ được hiệu quả bởi nó giúp gia tăng sự tập trung và tiết kiệm thời gian.
5. Dám mạo hiểm với sự thay đổi
Trong thời buổi đầy biến động như hiện nay, phẩm chất này đặc biệt đáng quý. Một CEO sở hữu phẩm chất này là người có khả năng: thoải mái trong những điều kiện không thoải mái, thích ứng với những tình huống không hề có lối đi vạch sẵn, dám thay đổi hay thậm chí xới tung mọi thứ lên khi mọi thứ có vẻ như đang ổn định, sẵn sàng xây dựng lại sự nghiệp để học hỏi thêm những điều mới. Nói tóm lại, một CEO như thế luôn sẵn sàng mạo hiểm với sự thay đổi.
“Phẩm chất này rất quan trọng ở người lãnh đạo, bởi một công ty chỉ thật sự lâm vào ngõ cụt khi người lãnh đạo tự mãn với sự ổn định. Dám mạo hiểm với sự thay đổi tức là nhìn thấy cơ hội và dám phá vỡ lề thói nếu cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty. Đây là phương châm lãnh đạo ở Xerox trong những năm qua, đặc biệt là từ thời của cựu CEO Anne Mulcahy”, bà Ursula M. Burns, CEO của Xerox, nhận xét.
Giống như 4 phẩm chất đầu tiên, dám mạo hiểm với sự thay đổi là điều cần có ở nhà lãnh đạo và nó hoàn toàn có thể được bồi dưỡng theo thời gian. Những cá nhân sở hữu 5 phẩm chất quý báu trên sẽ tạo được sự khác biệt trong tổ chức. Họ là những người có thể mở ra những cơ hội mới cho công ty và cho chính bản thân họ.
5 phẩm chất quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo thành công
Reviewed by Unknown
on
06:00
Rating:
Không có nhận xét nào: