.

Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015

Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Ngày 10/3, kiến trúc sư người Đức Frei Otto đã được công bố giành giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker, đúng một ngày sau khi ông qua đời ở tuổi 89. Ông là Kiến trúc sư đầu tiên trong lịch sử được công bố thắng giải sau khi mất.


iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Chân dung kiến trúc sư Frei Otto

Tiểu sử
Frei Paul Otto (31/5/1925 đến 9/3/2015) sinh ra tại Sieqmar, Đức và lớn lên ở Berlin. Tên của ông (nghĩa là tự do) cũng là triết lý sống của mẹ ông. Ban đầu Otto muốn trở thành một nhà điêu khắc như cha và ông của mình.

Sau thời gian học lái máy bay không động cơ và kiến tạo các mô hình, ông có kiến thức về các cấu trúc nhẹ. Ông học kiến ​​trúc tại Berlin 1943 trước khi được nhận vào binh chủng không quân làm một phi công máy bay chiến đấu trong những năm cuối cùng của thế chiến thứ Hai. Khi bị lính Pháp bắt, ông đã có cơ hội thực tập ở một trại tù binh gần Chartres, và với kiến thức kỹ thuật hàng không đã học và tình trạng thiếu nguyên liệu và nhu cầu cấp thiết về nhà ở, ông bắt đầu thử nghiệm với lều dùng để trú ngụ. Sau chiến tranh, ông đã nghiên cứu một thời gian ngắn ở Hoa Kỳ và đã đến thăm Erich Mendelsohn, Mies van der Rohe, Richard Neutra, và Frank Lloyd Wright.

Sự nghiệp
Thách thức để tạo một lớp vỏ với ít vật liệu nhất, Otto đã tham chiếu hình ảnh bong bóng xà phòng để xây dựng lên cảm hứng. Sau đó, ông nghiên cứu bong bóng xà phòng để thiết kế các “màng lưới có đầu là các sợi cáp”, nghiên cứu này được ứng dụng vào Pavilion của Tây Đức tại Hôi chợ Thế giới ở Montreal vào năm 1967 và gây được tiếng vang lớn.

Dự án đầu tiên của ông sau chiến tranh là một tòa nhà ở xã hội. Được sử dụng suốt 30 năm qua, hiện tại tòa nhà đang bị niêm phong. Nhà rạp có tên Khiêu Vũ, thiết kế cho chương trình sân vườn của Cologne là một trong những dự án đầu tiên của Otto đạt được sử ca ngợi và ủng hộ của cộng đồng. Thiết kế kéo dài một năm, các nhà rạp này cho tới nay vẫn đứng vững.

Một đơn vị nghiên cứu sinh học do Otto thành lập vào năm 1960 đã phát triển một hệ thống cấu trúc vỏ khí nén, cấu trúc này về sau được sử dụng trong các mái vòm của dự án Eden Nicholas Grimshaw.

  • Năm 1964: Otto thành lập Viện Cấu trúc Nhẹ tại trường Cao đẳng Công nghệ Stuttgart .
  • Năm 1969, Otto thành lập Atelier (Frei Otto) Warmbronn hãng kiến ​​trúc gần Stuttgart. Otto và đội của ông chuyên nghiên cứu các phương pháp xây dựng hiệu quả cao, sử dụng ít vật liệu. Đa số những ý tưởng xuất phát từ hình thức tự nhiên như đầu lâu chim và mạng nhện.

  • Năm 1996: Otto được trao tặng giải thưởng Wolf trong Nghệ thuật kiến trúc cùng với Aldo Van Eyck.
  • Năm 2000: Ông hợp tác với Shigeru Ban để thiết kế Pavilion tại Triển lãm ở Hanover cho Nhật Bản.
  • Năm 2005: Kiến trúc sư Otto đã được trao Huy chương Vàng của Hoàng gia Anh cho lĩnh vực Kiến trúc.

Ngoài việc thiết kế tại văn phòng kiến trúc của mình ông còn tham gia giảng dạy và đã thành lập hai Viện nghiên cứu kết cấu nhẹ ở Berlin năm 1957 và ỏ’ Stuttgart năm 1964 với mục đích nghiên cứu kỹ thuật xây dựlig mới phục vụ các nhu cầu mới của thời đại được thê hiện trong các công trình triển lãm kiến trúc đế thử nghiệm ý tướng của mình. Ông đã viết rất nhiều sách ví dụ như “Kết cấu chịu kéo” năm 1962, “Hình thức – lực kéo – trọng lượng” năm 1979, “Kết cấu tự nhiên” năm 1982, và “Quá trình hình thành hình dáng trong tự nhiên, kỹ thuật và kiến trúc” năm 1988.

Trong các công trình của mình, Otto nổi tiếng về việc sử dụng cấu trúc nhẹ, trong và kéo màng cấu trúc đặc biệt.

Thiết kế mái nhà của sân vận động Olympic ở Munich trong Thế vận hội mùa hè năm 1972 đã mang lại cho ông Huy chương vàng Hoàng gia RIBA vào năm 2006.

Năm 2015: Ông được vinh dự trao giải Pritzker.

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Khu liên hợp thể thao ở Olympic Munich 1972. 

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Diplomatic Club Heart Tent, 1980, Riyadh, Saudi Arabia .

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Triển lãm Phim trường quốc tế năm 1967, ở Montreal, Canada .

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Mái nhà cho Hôi trường đa mục đích ở Mannheim, 1970–1975, Mannheim, Đức . 

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Những chiếc dù lớn tại Triển lãm ngoài trời của Liên Bang năm 1971, ở Cologne, Đức. 

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Tấm lợp cho các cơ sở thể thao chính tại công viên Olympic ở Thế vận hội mùa hè năm 1972, 1968–1972, ở Munich, Đức.

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Lồng nuôi chim lớn tại sở thú Munich ở Hellabrunn, 1979-1980, Munich (Hellabrunn), Đức. 

iZdesigner.com - Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015
Câu lạc bộ Diplomatic, 1980, Riyadh, Ả Rập Saudi. 

Từ quá trình hình thành hình dáng trong tự nhiên đến giải thưởng Pritzker
Otto định nghĩa kết cấu tự nhiên giống như hình dáng của một hệ chịu lực mà ở đó các lực chuyển động được chuyến tiếp từ công trình lên hệ đỡ một cách khéo léo nhất và với ít chi phí nhất. Ở đây chi phí được hiểu một cách tống hợp là công sức, nguyên liệu vật tư, năng lượng… và mục đích của ông là tối ưu hóa hệ kết cấu với mức chi phí tối thiểu về vật tư và thời gian và mức tối đa công suất phục vụ. Bằng lý thuyết và mô hình thử nghiệm ông đã tìm ra con đường, phương pháp để tìm ra kết cấu tối ưu. Xuất phát điểm của ông là: “Đối với mỗi nhiệm vụ cụ thê chỉ có một loại hình kết cấu đem đến giải pháp đơn giản nhất và cũng là tự nhiên nhất”.

Ông đã xây dựng công thức để tính toán cho kết cấu nhẹ. Đối với ông kết cấu nhẹ đặc biệt quan trọng, nó còn quan trọng hơn tính hợp lý về công năng. Theo ông kết cấu nhẹ có thểtrở thành cái cầu để đi đến giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, quan điếm của ông không phải là quan điểm của chủ nghĩa công năng kết cấu vốn cho rằng bất cứ vật thể nào hoặc là hợp lý về công năng hoặc là dùng kết cấu nhẹ đều đương nhiên là đẹp.

Năm 1954 luận án "Mái treo" của Frei Otto đã được công bố rộng rãi trên thế giới và đã có một tác động nhanh chóng trong hầu hết các công trình thực tế. Lịch sử của mái treo hiện đại bắt nguồn từ sự phát triển sơ khai của loài người. Các hình dạng nhà đầu tiên được con người xây dựng, đó là thiết kế lâu đời nhất: vừa tạm thời vừa cố định, đẹp và đa năng. Đây là một hình thức xây dựng mới thể hiện được đa dạng hình thức công trình, kinh tế và uyển chuyển hơn kết cấu phẳng, chịu được các tải trọng lớn.

Giải thưởng Pritzker được trao cho kiến trúc sư Otto sau khi ban tổ chức đánh giá ông là người tiên phong trong việc kết hợp các kết cấu nhằm tạo ra những không gian sáng tạo chưa từng có, như kết cấu khí lực, kết cấu dây treo, sử dụng vật liệu nhẹ để xây sân vận động khác với thế hệ đi trước. Ông đã dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các kết cấu độc đáo, mới lạ. Bên cạnh đó ông còn luôn chủ động sử dụng các vật liệu ít tác động tới môi trường.


Vị kiến trúc sư này đã dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các kết cấu độc đáo, mới lạ. Sự nghiệp của ông được đánh giá là một hình mẫu lý tưởng để các thế hệ kiến trúc sư noi theo, đồng thời những công trình giá trị của ông sẽ vẫn tiếp tục tạo ảnh hưởng lâu dài.
Kiến trúc sư Frei Otto và giải thưởng kiến trúc Prizker 2015 Reviewed by Unknown on 05:30 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.