Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ khi xin việc
Thông thường trước khi phỏng vấn, chúng ta đều cảm thấy lo lắng. Điều này là một dấu hiệu tâm lý rất bình thường, và bạn có thể giữ bình tĩnh bằng cách nhắc nhở bản thân rằng bạn đã vượt qua vòng đầu tiên (vòng hồ sơ), bạn có thể đáp ứng những nhu cầu của nhà tuyển dụng cho nên công ty mới mong muốn gặp bạn, vì vậy hãy tự tin lên.
Một cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra tốt đẹp nếu bạn thể hiện chính xác con người mình và sẽ đặc biệt thành công nếu bạn và người phỏng vấn hòa hợp. Nếu bạn cố gắng trở thành một người khác trong buổi phỏng vấn, điều này sẽ rất lộ liễu trong buổi phỏng vấn và có thể trở thành điều bất lợi cho bạn. Còn nếu như bạn đã thành thật trong buổi phỏng vấn, nhưng người phỏng vấn lại không chọn bạn, có lẽ đó không phải là công ty dành cho bạn. Đừng luyến tiếc nó.
Trong khi bạn không thể thay đổi việc bạn là ai hoặc bạn có phù hợp với người phỏng vấn không, thì vẫn có một số cách giúp bạn thoải mái hơn khi gặp người phỏng vấn. Những thủ thuật này sẽ giúp bạn học được cách thể hiện nhân cách của mình một cách tốt nhất. Những thủ thuật này do Marcelle Yeager, chủ tịch của Carrer Valet, nơi cung cấp các dịch vụ định hướng nghề nghiệp chia sẻ. Mục tiêu của cô là giúp mọi người nhận ra những kỹ năng và khả năng làm việc mà họ không biết họ phải thay đổi nghề nghiệp hoặc thăng tiến trong công việc hiện tại. Cô ấy đã làm việc hơn 10 năm ở vị trí tư vấn chiến lược truyền thông, trong đó có 4 năm làm việc ở nước ngoài, Marcelle đã nhận bằng Thạc sĩ tại trường Đại học Maryland.
Cuộc nói chuyện riêng
Một cuộc phỏng vấn không phải là giờ tán gẫu, vì vậy đừng nói chuyện riêng một cách không chuyên nghiệp cho tới khi người phỏng vấn khởi xướng trước. Tuy nhiên, hoàn toàn ổn khi bạn hỏi người phỏng vấn những câu hỏi căn bản liên quan đến công việc của họ ở công ty. Đầu tiên, hãy chắc chắn bạn nói với họ về việc bạn vui mừng như thế nào khi được gặp và bạn rất háo hức với cơ hội này. Nếu họ không trực tiếp đi vào phỏng vấn, hãy thoải mái đưa ra câu hỏi để chỉ ra sự hứng thú cả bạn bằng cách hỏi “anh chị đã làm việc ở đây được bao lâu rồi ạ?”
Sự tham gia
Những cuộc phỏng vấn thành công nhất là những cuộc phỏng vấn từ cả hai phía. Bạn mốn có sự qua lại, hãy đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn cần viết một lời nhắc nhở vào sổ tay của mình hãy tự nhiên. Đừng xen ngang khi người phỏng vấn đang nói, nhưng khi họ đã nói xong, hãy hỏi luôn nếu bạn thấy cần. Một cách khác để chứng minh bạn hứng thú với công việc đó là nhắc lại điều mà họ đã nói trước đó. Tuy nhiên hãy nhớ làm điều này nếu điều đó là tự nhiên (nghĩa là bạn thực sự có điều cần hỏi), nếu không nó sẽ khiến bạn trông rất gượng gạo.
Thể hiện tính cách
Chỉ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có khiếu hài hước, và hãy để họ thấy nụ cười của bạn hoặc nghe thấy bạn cười. Tất cả những điều này đều là những cử chỉ tích cực mà có thể tăng cường mối quan hệ giữa hai người và còn vì cả ấn tượng của người phỏng vấn về bạn. Đừng dùng những câu chuyện cười để thể hiện sự hài hước cả bản thân, nhưng nếu trong cuộc nói chuyện bạn cảm thấy có lúc nào đó thích hợp để nói điều gì đó hài hước, vui vẻ, thì hãy cứ nói.
Đưa ra những câu hỏi
Trong khi bạn cần cố gắng để tương tác với người phỏng vấn qua cuộc hội thoại, hãy hỏi ít nhất một câu hỏi vào lúc cuối. Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy làm rõ những điều bạn không hiểu. Điều này không được coi là điểm trừ, ngược lại nó sẽ khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn đã chú tâm lắng nghe và muốn hiểu rõ ràng về công việc tương lai của mình. Hỏi những câu hỏi bám sát nội dung cuộc phỏng vấn trong suốt và sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Hãy chắc chắn rằng khi bạn bước chân ra khỏi cửa bạn đã hiểu chi tiết về công việc và văn hóa công ty tốt nhất có thể.
Thể hiện thái độ
Nói với người phỏng vấn rằng bạn đã thích thú như thế nào về cuộc hội thoại với họ và mong rằng bạn sẽ sớm nhận được phản hồi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có card visit của họ hoặc địa chỉ email nếu như bạn chưa có. Hãy viết một email cảm ơn vào cuối ngày hoặc ngày hôm sau - một lá thư cảm ơn ý nghĩa và khác biệt. Hãy đề cập đến điều gì đó từ cuộc hội thoại phỏng vấn mà thể hiện được sự quan tâm của bạn về việc gia nhập công ty. Đôi khi, việc một ứng viên quan tâm đến vị trí ứng tuyển và thể hiện rõ sự hứng thú với việc gia nhập công ty cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định của nhà tuyển dụng.
Bạn thường có lịch hẹn phỏng vấn khi bạn phù hợp với một vài hoặc tất cả các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn đã biết bạn có thể làm được gì cho công việc này. Câu hỏi mà họ luôn tự hỏi mình trong suốt buổi phỏng vấn với bạn đó là “Mình có muốn người này làm việc trong nhóm của mình không?”.
Buổi phỏng vấn là cơ hội của bạn để thể hiện tính cách của mình, điều mà không thể thấy được từ một bản CV. Thiết lập một quan hệ tốt với người phỏng vấn mình sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng trong suốt buổi phỏng vấn và tăng khả năng họ sẽ muốn mời bạn quay trở lại cho vòng phỏng vấn thứ 2, hoặc cuối cùng là một công việc.
Và cuối cùng, chúc bạn có được công việc mong muốn!
Một cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra tốt đẹp nếu bạn thể hiện chính xác con người mình và sẽ đặc biệt thành công nếu bạn và người phỏng vấn hòa hợp. Nếu bạn cố gắng trở thành một người khác trong buổi phỏng vấn, điều này sẽ rất lộ liễu trong buổi phỏng vấn và có thể trở thành điều bất lợi cho bạn. Còn nếu như bạn đã thành thật trong buổi phỏng vấn, nhưng người phỏng vấn lại không chọn bạn, có lẽ đó không phải là công ty dành cho bạn. Đừng luyến tiếc nó.
Trong khi bạn không thể thay đổi việc bạn là ai hoặc bạn có phù hợp với người phỏng vấn không, thì vẫn có một số cách giúp bạn thoải mái hơn khi gặp người phỏng vấn. Những thủ thuật này sẽ giúp bạn học được cách thể hiện nhân cách của mình một cách tốt nhất. Những thủ thuật này do Marcelle Yeager, chủ tịch của Carrer Valet, nơi cung cấp các dịch vụ định hướng nghề nghiệp chia sẻ. Mục tiêu của cô là giúp mọi người nhận ra những kỹ năng và khả năng làm việc mà họ không biết họ phải thay đổi nghề nghiệp hoặc thăng tiến trong công việc hiện tại. Cô ấy đã làm việc hơn 10 năm ở vị trí tư vấn chiến lược truyền thông, trong đó có 4 năm làm việc ở nước ngoài, Marcelle đã nhận bằng Thạc sĩ tại trường Đại học Maryland.
Cuộc nói chuyện riêng
Một cuộc phỏng vấn không phải là giờ tán gẫu, vì vậy đừng nói chuyện riêng một cách không chuyên nghiệp cho tới khi người phỏng vấn khởi xướng trước. Tuy nhiên, hoàn toàn ổn khi bạn hỏi người phỏng vấn những câu hỏi căn bản liên quan đến công việc của họ ở công ty. Đầu tiên, hãy chắc chắn bạn nói với họ về việc bạn vui mừng như thế nào khi được gặp và bạn rất háo hức với cơ hội này. Nếu họ không trực tiếp đi vào phỏng vấn, hãy thoải mái đưa ra câu hỏi để chỉ ra sự hứng thú cả bạn bằng cách hỏi “anh chị đã làm việc ở đây được bao lâu rồi ạ?”
Sự tham gia
Những cuộc phỏng vấn thành công nhất là những cuộc phỏng vấn từ cả hai phía. Bạn mốn có sự qua lại, hãy đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn cần viết một lời nhắc nhở vào sổ tay của mình hãy tự nhiên. Đừng xen ngang khi người phỏng vấn đang nói, nhưng khi họ đã nói xong, hãy hỏi luôn nếu bạn thấy cần. Một cách khác để chứng minh bạn hứng thú với công việc đó là nhắc lại điều mà họ đã nói trước đó. Tuy nhiên hãy nhớ làm điều này nếu điều đó là tự nhiên (nghĩa là bạn thực sự có điều cần hỏi), nếu không nó sẽ khiến bạn trông rất gượng gạo.
Thể hiện tính cách
Chỉ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có khiếu hài hước, và hãy để họ thấy nụ cười của bạn hoặc nghe thấy bạn cười. Tất cả những điều này đều là những cử chỉ tích cực mà có thể tăng cường mối quan hệ giữa hai người và còn vì cả ấn tượng của người phỏng vấn về bạn. Đừng dùng những câu chuyện cười để thể hiện sự hài hước cả bản thân, nhưng nếu trong cuộc nói chuyện bạn cảm thấy có lúc nào đó thích hợp để nói điều gì đó hài hước, vui vẻ, thì hãy cứ nói.
Đưa ra những câu hỏi
Trong khi bạn cần cố gắng để tương tác với người phỏng vấn qua cuộc hội thoại, hãy hỏi ít nhất một câu hỏi vào lúc cuối. Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy làm rõ những điều bạn không hiểu. Điều này không được coi là điểm trừ, ngược lại nó sẽ khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn đã chú tâm lắng nghe và muốn hiểu rõ ràng về công việc tương lai của mình. Hỏi những câu hỏi bám sát nội dung cuộc phỏng vấn trong suốt và sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Hãy chắc chắn rằng khi bạn bước chân ra khỏi cửa bạn đã hiểu chi tiết về công việc và văn hóa công ty tốt nhất có thể.
Thể hiện thái độ
Nói với người phỏng vấn rằng bạn đã thích thú như thế nào về cuộc hội thoại với họ và mong rằng bạn sẽ sớm nhận được phản hồi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có card visit của họ hoặc địa chỉ email nếu như bạn chưa có. Hãy viết một email cảm ơn vào cuối ngày hoặc ngày hôm sau - một lá thư cảm ơn ý nghĩa và khác biệt. Hãy đề cập đến điều gì đó từ cuộc hội thoại phỏng vấn mà thể hiện được sự quan tâm của bạn về việc gia nhập công ty. Đôi khi, việc một ứng viên quan tâm đến vị trí ứng tuyển và thể hiện rõ sự hứng thú với việc gia nhập công ty cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định của nhà tuyển dụng.
Bạn thường có lịch hẹn phỏng vấn khi bạn phù hợp với một vài hoặc tất cả các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn đã biết bạn có thể làm được gì cho công việc này. Câu hỏi mà họ luôn tự hỏi mình trong suốt buổi phỏng vấn với bạn đó là “Mình có muốn người này làm việc trong nhóm của mình không?”.
Buổi phỏng vấn là cơ hội của bạn để thể hiện tính cách của mình, điều mà không thể thấy được từ một bản CV. Thiết lập một quan hệ tốt với người phỏng vấn mình sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng trong suốt buổi phỏng vấn và tăng khả năng họ sẽ muốn mời bạn quay trở lại cho vòng phỏng vấn thứ 2, hoặc cuối cùng là một công việc.
Và cuối cùng, chúc bạn có được công việc mong muốn!
Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ khi xin việc
Reviewed by Unknown
on
05:43
Rating:
Không có nhận xét nào: