Tích hợp Wi-Fi cho máy ảnh DSLR
Máy ảnh với tính năng Wi-Fi sẽ giúp bạn sao lưu các bức ảnh đã chụp lên các dịch vụ đám mây, lên máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động. Bạn cũng dễ dàng chia sẻ lên mạng các bức ảnh vừa chụp trước khi đưa vào máy tính chỉnh sửa và lưu trữ. Vì vậy không có lý do gì mà bạn không trang bị cho chiếc máy ảnh của mình tính năng kết nối không dây.
Thẻ SD Wi-Fi
Mua một thẻ SD Wi-Fi là cách dễ dàng nhất để bổ sung tính năng Wi-Fi cho máy ảnh của bạn. Loại thẻ này giúp bạn vừa có thể lưu trữ thông tin vừa có thể thu phát tín hiệu Wi-Fi. Nó tương thích với hầu hết các máy ảnh hỗ trợ thẻ nhớ SD. Mặc dù thẻ SD Wi-Fi sử dụng rất dễ nhưng bước cài đặt đầu tiên vào máy lại tương đối khó. Thẻ nhớ Wi-Fi này cũng cần năng lượng để hoạt động nên nó sẽ tiêu hao một chút thời lượng pin của máy.
Hãng cung cấp thẻ SD Wi-Fi nổi tiếng nhất phải kể đến Eyefi, với 2 loại thẻ Mobi và Pro X2. Phần lớn các máy ảnh số chuyên nghiệp tương thích với hai loại thẻ này. Tuy nhiên, nếu máy của bạn sử dụng thẻ CompactFlash (thẻ CF) thay vì SD, thì bạn nên sử dụng Adapter (bộ chuyển) Wi-Fi.
Hiện có khoảng 300 mẫu máy ảnh tương thích với ứng dụng Eyefi Connected được cài sẵn trong máy, bao gồm các máy ảnh của Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Panasonic, Casio, Ricoh, Pentax, JVC, Olympus và Panasonic. Với Eyefi Connected, máy ảnh có thể tự động nhận diện khi thẻ SD Wi-Fi được đưa vào máy, tự động bật tính năng Wi-Fi, lựa chọn ảnh để truyền tải...
Thẻ Mobi của Eyefi dễ cài đặt và sử dụng nhất. Bạn tải ứng dụng Mobi xuống thiết bị iOS hoặc Android. Điền mã kích hoạt in trên thẻ để cài ứng dụng. Khi bạn mở ứng dụng này trên thiết bị di động, thẻ SD Wi-Fi trên máy ảnh sẽ kết nối với thiết bị di động và chuyển các tấm ảnh bạn đã chụp sang thiết bị này.
Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng chạy trên Windows hoặc Mac để chuyển ảnh tới máy tính trong mạng. Thẻ Mobi chỉ hỗ trợ chuyển ảnh đuôi JPEG hoặc các định dạng video mà điện thoại, máy tính bảng hoặc PC của bạn hỗ trợ.
Loại thẻ Pro X2 thì có thể chuyển ảnh dạng RAW sang thiết bị di động của bạn, tuy nhiên với định dạng này chưa chắc thiết bị di động của bạn đã xem và lưu lại được. Pro X2 có thể chuyển ảnh tới bất kỳ thư mục nào trên máy tính hoặc máy chủ FTP. Nói chung, các chức năng của hai loại thẻ Mobi và Pro X2 là tương tự nhau, có điều với thẻ Pro X2 bạn cần phải cài đặt trên máy vi tính, không cài được trên điện thoại di động.
Ngoài Eyefi, Toshiba cũng là một cái tên đáng lưu ý với loại thẻ FlashAir. Cách thức hoạt động FlashAir hơi khác một chút so với thẻ Pro X2 của Eyefi. Thay vì tạo ra một kết nối duy nhất giữa thẻ SD Wi-Fi và thiết bị di động (hoặc máy tính), thẻ FlashAir đóng vai trò như một điểm Wi-Fi công cộng (hotspot) cho phép tới 7 kết nối cùng lúc.
Một ưu điểm của thẻ FlashAir là khi kết nối với máy tính hoặc thiết bị di động, người dùng rất dễ dàng xem được các tấm ảnh lưu trữ trên thẻ. Nếu người dùng cập nhật firmware cho thẻ FlashAir, họ sẽ được bổ sung thêm một tính năng gọi là Internet pass-thru. Nghĩa là khi máy tính (hoặc thiết bị di động) của bạn đang kết nối với thẻ FlashAir, mà thẻ FlashAir lại đang kết nối với Internet, thì lúc này thẻ FlashAir trên máy ảnh sẽ đóng vai trò như một bộ điều hướng (router) hoặc một trạm trung chuyển - cho phép máy tính của bạn truy cập được Internet.
Tuy nhiên thẻ FlashAir không tự động đẩy các tấm ảnh vào máy tính hoặc các thiết bị di động. Bạn sẽ phải lựa chọn tấm ảnh nào muốn chuyển rồi tải chúng từ thẻ FlashAir xuống điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính cá nhân.
Người sử dụng nên truy cập vào website của Toshiba để xem danh sách các máy ảnh tương thích với thẻ FlashAir. Nói chung loại thẻ này tương thích với hầu hết các máy ảnh DSLR.
Hai loại thẻ Wi-Fi nữa cũng được biết đến là Flucard của hãng Trek 2000 và Wi-Fi Card 32GB của Transcend. Tuy nhiên 2 loại thẻ này không được người sử dụng đánh giá cao.
Một sự lựa chọn nữa là hãng Monoprice với bộ chuyển (adapter) từ thẻ microSD sang SD có tính năng Wi-Fi. Nó hoạt động cũng giống như thẻ FlashAir bằng cách tạo ra một điểm truy cập Wi-Fi cho phép 5 thiết bị kết nối cùng lúc. Người sử dụng sẽ mở trình duyệt, gõ địa chỉ được Monoprice cung cấp để duyệt và tải ảnh trên máy DSLR.
Bộ chuyển (Apdapter) chuyên dụng của hãng chế tạo máy ảnh
Người sử dụng không có nhiều lựa chọn về thiết bị kết nối Wi-Fi của các hãng chế tạo máy ảnh (sản xuất dành riêng cho thiết bị của mình). Trên thị trường, chỉ có vài mẫu do Nikon và Canon sản xuất.
Đối với Nikon, hãng này cung cấp các bộ chuyển ký hiệu là WU-1a và WU1b. Nó có hình dáng như một cái phích cắm nhỏ, gắn vào máy ảnh qua cổng Micro USB (hoặc cổng Mini USB đối với loại WU-1b). Người sử dụng sẽ mở trình đơn Cài đặt trên máy ảnh để bật chức năng Wi-Fi. Người sử dụng cũng có thể kết nối với bộ chuyển này trên thiết bị iOS hoặc Android bằng cách lựa chọn nó trong danh sách Wi-Fi hiện lên trên máy.
Sử dụng tiện ích Wireless Mobile Adapter, bạn có thể xem ảnh và video trên máy DSLR hoặc máy ảnh không gương lật có thể tháo rời ống kính, sau đó chuyển ảnh sang thiết bị di động. Bạn cũng có thể dùng ứng dụng này với vai trò như một kính ngắm từ xa và bấm nút chụp từ xa.
Giá bán lẻ của bộ chuyển này là 60 USD (hơn 1,2 triệu đồng) ở thị trường quốc tế. Vì ứng dụng này chỉ chuyển được ảnh sang thiết bị di động nên nếu bạn muốn chuyển ảnh sang máy tính thông qua Wi-Fi, bạn cần bổ sung thêm một số thứ. Nikon cung cấp một số giải pháp thực hiện việc này nhưng giá của nó cũng quá đắt đỏ, lên tới gần 1.000 USD (hơn 21 triệu đồng).
Hãng Canon thì không có giải pháp giống như WU-1a/b mà họ chỉ có bộ truyền tín hiệu (transmitter) chuyên dụng dành cho máy EOS-1D X, 5D Mark III và 6D. Máy Canon đời cũ hơn cũng có bộ truyền tín hiệu nhưng giá lên tới vài trăm USD. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm thấy một số giải pháp kết nối Wi-Fi giá rẻ cho máy ảnh Canon bằng cách tìm kiếm trên web với từ khóa "adding Wi-Fi to Canon DSLR", chẳng hạn như giải pháp tại Canon Watch.
Bộ chuyển của hãng thứ ba
Bổ sung cho sự thiếu hụt bộ chuyển Wi-Fi của các hãng chế tạo máy ảnh là nguồn cung từ bên thứ ba. Bộ chuyển của các hãng thứ ba đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết mà giá thành lại rẻ. Chẳng hạn như các bộ CamRanger, Weye Feye và iUSBportCamera. Những bộ chuyển này tương thích với cả máy Nikon và Canon. Nó cho phép bạn kết nối DSLR với máy tính hay điện thoại iOS hoặc Android.
Cắm một trong số các bộ chuyển nói trên vào cổng USB của máy ảnh, bật nó lên. Bạn có thể tạo ra một mạng nội bộ tạm thời giữa máy ảnh với các thiết bị di động, hay với máy tính Mac hoặc Windows bằng cách lựa chọn trong mục Cài đặt mạng không dây.
Khi kết nối thành công, bạn có thể chạy ứng dụng mà bộ chuyển cung cấp để điều khiển máy ảnh của mình. Chẳng hạn ngắm ảnh trực tiếp qua điện thoại (thay vì màn hình LCD trên máy ảnh), chạm để lấy nét, bấm nút chụp từ trên điện thoại. Bạn cũng có thể cài đặt để ảnh được chuyển tự động từ DSLR sang máy tính, điện thoại, hoặc đơn giản chỉ cần xem các tấm ảnh vừa chụp. Các ứng dụng này còn có chức năng đo khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng chụp, chế độ đèn, HDR, chụp cận cảnh, hẹn giờ chụp.
Thiết bị CamRanger có giá 300 USD. Nhìn bề ngoài nó nhỏ gọn đẹp đẽ hơn một chút so với iUSBportCamera, nhưng giá thành của CamRanger lại đắt hơn 100 USD. Còn bộ chuyển Weye Feye có giá 250 USD. Nó cũng giúp bạn điều khiển được máy ảnh từ điện thoại di động. Tuy nhiên, bộ chuyển này chỉ tương thích với máy ảnh Canon và Nikon. Tại triển lãm CES 2014, công ty này đã giới thiệu bộ chuyển thế hệ mới, ký hiệu là Weye Feye S, tương thích với nhiều mẫu máy ảnh của các hãng khác.
Thẻ SD Wi-Fi
Mua một thẻ SD Wi-Fi là cách dễ dàng nhất để bổ sung tính năng Wi-Fi cho máy ảnh của bạn. Loại thẻ này giúp bạn vừa có thể lưu trữ thông tin vừa có thể thu phát tín hiệu Wi-Fi. Nó tương thích với hầu hết các máy ảnh hỗ trợ thẻ nhớ SD. Mặc dù thẻ SD Wi-Fi sử dụng rất dễ nhưng bước cài đặt đầu tiên vào máy lại tương đối khó. Thẻ nhớ Wi-Fi này cũng cần năng lượng để hoạt động nên nó sẽ tiêu hao một chút thời lượng pin của máy.
Hãng cung cấp thẻ SD Wi-Fi nổi tiếng nhất phải kể đến Eyefi, với 2 loại thẻ Mobi và Pro X2. Phần lớn các máy ảnh số chuyên nghiệp tương thích với hai loại thẻ này. Tuy nhiên, nếu máy của bạn sử dụng thẻ CompactFlash (thẻ CF) thay vì SD, thì bạn nên sử dụng Adapter (bộ chuyển) Wi-Fi.
Hiện có khoảng 300 mẫu máy ảnh tương thích với ứng dụng Eyefi Connected được cài sẵn trong máy, bao gồm các máy ảnh của Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Panasonic, Casio, Ricoh, Pentax, JVC, Olympus và Panasonic. Với Eyefi Connected, máy ảnh có thể tự động nhận diện khi thẻ SD Wi-Fi được đưa vào máy, tự động bật tính năng Wi-Fi, lựa chọn ảnh để truyền tải...
Thẻ Mobi của Eyefi dễ cài đặt và sử dụng nhất. Bạn tải ứng dụng Mobi xuống thiết bị iOS hoặc Android. Điền mã kích hoạt in trên thẻ để cài ứng dụng. Khi bạn mở ứng dụng này trên thiết bị di động, thẻ SD Wi-Fi trên máy ảnh sẽ kết nối với thiết bị di động và chuyển các tấm ảnh bạn đã chụp sang thiết bị này.
Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng chạy trên Windows hoặc Mac để chuyển ảnh tới máy tính trong mạng. Thẻ Mobi chỉ hỗ trợ chuyển ảnh đuôi JPEG hoặc các định dạng video mà điện thoại, máy tính bảng hoặc PC của bạn hỗ trợ.
Loại thẻ Pro X2 thì có thể chuyển ảnh dạng RAW sang thiết bị di động của bạn, tuy nhiên với định dạng này chưa chắc thiết bị di động của bạn đã xem và lưu lại được. Pro X2 có thể chuyển ảnh tới bất kỳ thư mục nào trên máy tính hoặc máy chủ FTP. Nói chung, các chức năng của hai loại thẻ Mobi và Pro X2 là tương tự nhau, có điều với thẻ Pro X2 bạn cần phải cài đặt trên máy vi tính, không cài được trên điện thoại di động.
Ngoài Eyefi, Toshiba cũng là một cái tên đáng lưu ý với loại thẻ FlashAir. Cách thức hoạt động FlashAir hơi khác một chút so với thẻ Pro X2 của Eyefi. Thay vì tạo ra một kết nối duy nhất giữa thẻ SD Wi-Fi và thiết bị di động (hoặc máy tính), thẻ FlashAir đóng vai trò như một điểm Wi-Fi công cộng (hotspot) cho phép tới 7 kết nối cùng lúc.
Một ưu điểm của thẻ FlashAir là khi kết nối với máy tính hoặc thiết bị di động, người dùng rất dễ dàng xem được các tấm ảnh lưu trữ trên thẻ. Nếu người dùng cập nhật firmware cho thẻ FlashAir, họ sẽ được bổ sung thêm một tính năng gọi là Internet pass-thru. Nghĩa là khi máy tính (hoặc thiết bị di động) của bạn đang kết nối với thẻ FlashAir, mà thẻ FlashAir lại đang kết nối với Internet, thì lúc này thẻ FlashAir trên máy ảnh sẽ đóng vai trò như một bộ điều hướng (router) hoặc một trạm trung chuyển - cho phép máy tính của bạn truy cập được Internet.
Tuy nhiên thẻ FlashAir không tự động đẩy các tấm ảnh vào máy tính hoặc các thiết bị di động. Bạn sẽ phải lựa chọn tấm ảnh nào muốn chuyển rồi tải chúng từ thẻ FlashAir xuống điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính cá nhân.
Người sử dụng nên truy cập vào website của Toshiba để xem danh sách các máy ảnh tương thích với thẻ FlashAir. Nói chung loại thẻ này tương thích với hầu hết các máy ảnh DSLR.
Hai loại thẻ Wi-Fi nữa cũng được biết đến là Flucard của hãng Trek 2000 và Wi-Fi Card 32GB của Transcend. Tuy nhiên 2 loại thẻ này không được người sử dụng đánh giá cao.
Một sự lựa chọn nữa là hãng Monoprice với bộ chuyển (adapter) từ thẻ microSD sang SD có tính năng Wi-Fi. Nó hoạt động cũng giống như thẻ FlashAir bằng cách tạo ra một điểm truy cập Wi-Fi cho phép 5 thiết bị kết nối cùng lúc. Người sử dụng sẽ mở trình duyệt, gõ địa chỉ được Monoprice cung cấp để duyệt và tải ảnh trên máy DSLR.
Bộ chuyển (Apdapter) chuyên dụng của hãng chế tạo máy ảnh
Người sử dụng không có nhiều lựa chọn về thiết bị kết nối Wi-Fi của các hãng chế tạo máy ảnh (sản xuất dành riêng cho thiết bị của mình). Trên thị trường, chỉ có vài mẫu do Nikon và Canon sản xuất.
Đối với Nikon, hãng này cung cấp các bộ chuyển ký hiệu là WU-1a và WU1b. Nó có hình dáng như một cái phích cắm nhỏ, gắn vào máy ảnh qua cổng Micro USB (hoặc cổng Mini USB đối với loại WU-1b). Người sử dụng sẽ mở trình đơn Cài đặt trên máy ảnh để bật chức năng Wi-Fi. Người sử dụng cũng có thể kết nối với bộ chuyển này trên thiết bị iOS hoặc Android bằng cách lựa chọn nó trong danh sách Wi-Fi hiện lên trên máy.
Sử dụng tiện ích Wireless Mobile Adapter, bạn có thể xem ảnh và video trên máy DSLR hoặc máy ảnh không gương lật có thể tháo rời ống kính, sau đó chuyển ảnh sang thiết bị di động. Bạn cũng có thể dùng ứng dụng này với vai trò như một kính ngắm từ xa và bấm nút chụp từ xa.
Giá bán lẻ của bộ chuyển này là 60 USD (hơn 1,2 triệu đồng) ở thị trường quốc tế. Vì ứng dụng này chỉ chuyển được ảnh sang thiết bị di động nên nếu bạn muốn chuyển ảnh sang máy tính thông qua Wi-Fi, bạn cần bổ sung thêm một số thứ. Nikon cung cấp một số giải pháp thực hiện việc này nhưng giá của nó cũng quá đắt đỏ, lên tới gần 1.000 USD (hơn 21 triệu đồng).
Hãng Canon thì không có giải pháp giống như WU-1a/b mà họ chỉ có bộ truyền tín hiệu (transmitter) chuyên dụng dành cho máy EOS-1D X, 5D Mark III và 6D. Máy Canon đời cũ hơn cũng có bộ truyền tín hiệu nhưng giá lên tới vài trăm USD. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm thấy một số giải pháp kết nối Wi-Fi giá rẻ cho máy ảnh Canon bằng cách tìm kiếm trên web với từ khóa "adding Wi-Fi to Canon DSLR", chẳng hạn như giải pháp tại Canon Watch.
Bộ chuyển của hãng thứ ba
Bổ sung cho sự thiếu hụt bộ chuyển Wi-Fi của các hãng chế tạo máy ảnh là nguồn cung từ bên thứ ba. Bộ chuyển của các hãng thứ ba đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết mà giá thành lại rẻ. Chẳng hạn như các bộ CamRanger, Weye Feye và iUSBportCamera. Những bộ chuyển này tương thích với cả máy Nikon và Canon. Nó cho phép bạn kết nối DSLR với máy tính hay điện thoại iOS hoặc Android.
Cắm một trong số các bộ chuyển nói trên vào cổng USB của máy ảnh, bật nó lên. Bạn có thể tạo ra một mạng nội bộ tạm thời giữa máy ảnh với các thiết bị di động, hay với máy tính Mac hoặc Windows bằng cách lựa chọn trong mục Cài đặt mạng không dây.
Khi kết nối thành công, bạn có thể chạy ứng dụng mà bộ chuyển cung cấp để điều khiển máy ảnh của mình. Chẳng hạn ngắm ảnh trực tiếp qua điện thoại (thay vì màn hình LCD trên máy ảnh), chạm để lấy nét, bấm nút chụp từ trên điện thoại. Bạn cũng có thể cài đặt để ảnh được chuyển tự động từ DSLR sang máy tính, điện thoại, hoặc đơn giản chỉ cần xem các tấm ảnh vừa chụp. Các ứng dụng này còn có chức năng đo khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng chụp, chế độ đèn, HDR, chụp cận cảnh, hẹn giờ chụp.
Thiết bị CamRanger có giá 300 USD. Nhìn bề ngoài nó nhỏ gọn đẹp đẽ hơn một chút so với iUSBportCamera, nhưng giá thành của CamRanger lại đắt hơn 100 USD. Còn bộ chuyển Weye Feye có giá 250 USD. Nó cũng giúp bạn điều khiển được máy ảnh từ điện thoại di động. Tuy nhiên, bộ chuyển này chỉ tương thích với máy ảnh Canon và Nikon. Tại triển lãm CES 2014, công ty này đã giới thiệu bộ chuyển thế hệ mới, ký hiệu là Weye Feye S, tương thích với nhiều mẫu máy ảnh của các hãng khác.
Tích hợp Wi-Fi cho máy ảnh DSLR
Reviewed by Unknown
on
16:24
Rating:
Không có nhận xét nào: