ISO và những điều thú vị trong nhiếp ảnh
Hầu hết người chụp ảnh đều biết , ISO là chỉ số thể hiện độ nhạy sáng của cảm biến và của film . ISO là viết tắt của International Organization for Standardization , nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế . Mang tiếng là ” tiêu chuẩn quốc tế ” nhưng độ nhạy sáng ISO lại được các hãng xác định hết sức tùy tiện – cùng một mức ISO nhưng máy của hãng này sẽ cho ra ảnh sáng hơn hãng khác và tối hơn hãng nọ .
Điều này cũng chả có gì mới mà đã tồn tại từ cách đây rất lâu rồi . Ví dụ nổi tiếng nhất là loại film trắng đen Tri X của hãng Kodak . Khi ra đời vào năm 1954 , nó được hãng Kodak xác định là có độ nhạy sáng ASA 200 ( ASA là tiền thân của ISO ) . Nhưng một vài năm sau đó , Kodak lại xác định là nó có ASA 400 , dù rằng film vẫn y nguyên không có bất kỳ sự thay đổi nào . Và trong thực tế , film Kodak Tri X có thể được chụp ở ISO 100-6400 tùy thuộc vào cách tráng .
Quay trở lại máy ảnh kỹ thuật số , khi bạn tăng giảm sáng một bức ảnh sau khi chụp , đó cũng chính là lúc bạn thay đổi ISO của nó .
Ví dụ như bạn chụp một bức ảnh ở ISO 200 , ảnh ra bị tối , bạn về dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh tăng sáng lên cho vừa mắt . Điều này cũng tương tự như khi chụp , bạn chụp với ISO cao hơn ( 400 , 800 … ) để cho ra ảnh sáng hơn với cùng một thông số khẩu độ , tốc độ . Và ảnh khi tăng sáng lên bằng phần mềm cũng bị noise nhiều hơn như khi chụp ở ISO cao hơn vậy . Ngược lại , bạn chụp ra một bức ảnh dư sáng và về dùng phần mềm kéo xuống thì cũng tương tự như bạn chụp ở ISO thấp hơn ( 100 , 50 … ) , ảnh cũng sẽ có chất lượng tốt hơn , miễn là vùng sáng không bị cháy .
Tóm lại là , độ nhạy sáng ISO không hề cố định mà hoàn toàn do các hãng sản xuất máy ảnh và người dùng tự xác định . Chính vì vậy , để xác định máy nào khử noise tốt hơn máy nào , ta không thể chỉ căn cứ vào thông số ISO để xác định mà phải nhìn vào thông số khẩu độ và tốc độ . Cùng một ống kính , cùng một khẩu độ , cùng một tốc độ , cùng một độ sáng của ảnh , máy nào cho ảnh ít noise hơn thì chứng tỏ máy đó khử noise tốt hơn .
Điều này cũng chả có gì mới mà đã tồn tại từ cách đây rất lâu rồi . Ví dụ nổi tiếng nhất là loại film trắng đen Tri X của hãng Kodak . Khi ra đời vào năm 1954 , nó được hãng Kodak xác định là có độ nhạy sáng ASA 200 ( ASA là tiền thân của ISO ) . Nhưng một vài năm sau đó , Kodak lại xác định là nó có ASA 400 , dù rằng film vẫn y nguyên không có bất kỳ sự thay đổi nào . Và trong thực tế , film Kodak Tri X có thể được chụp ở ISO 100-6400 tùy thuộc vào cách tráng .
Quay trở lại máy ảnh kỹ thuật số , khi bạn tăng giảm sáng một bức ảnh sau khi chụp , đó cũng chính là lúc bạn thay đổi ISO của nó .
Ví dụ như bạn chụp một bức ảnh ở ISO 200 , ảnh ra bị tối , bạn về dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh tăng sáng lên cho vừa mắt . Điều này cũng tương tự như khi chụp , bạn chụp với ISO cao hơn ( 400 , 800 … ) để cho ra ảnh sáng hơn với cùng một thông số khẩu độ , tốc độ . Và ảnh khi tăng sáng lên bằng phần mềm cũng bị noise nhiều hơn như khi chụp ở ISO cao hơn vậy . Ngược lại , bạn chụp ra một bức ảnh dư sáng và về dùng phần mềm kéo xuống thì cũng tương tự như bạn chụp ở ISO thấp hơn ( 100 , 50 … ) , ảnh cũng sẽ có chất lượng tốt hơn , miễn là vùng sáng không bị cháy .
Tóm lại là , độ nhạy sáng ISO không hề cố định mà hoàn toàn do các hãng sản xuất máy ảnh và người dùng tự xác định . Chính vì vậy , để xác định máy nào khử noise tốt hơn máy nào , ta không thể chỉ căn cứ vào thông số ISO để xác định mà phải nhìn vào thông số khẩu độ và tốc độ . Cùng một ống kính , cùng một khẩu độ , cùng một tốc độ , cùng một độ sáng của ảnh , máy nào cho ảnh ít noise hơn thì chứng tỏ máy đó khử noise tốt hơn .
Thanh Tâm - iZdesigner.com
ISO và những điều thú vị trong nhiếp ảnh
Reviewed by Unknown
on
05:25
Rating:
Không có nhận xét nào: