Nguyên tắc đầu tiên để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi
Người biết chụp ảnh là người tận dụng mọi cơ hội chụp hơn là người nắm vững kỹ thuật nhưng chả chụp bao giờ.Câu chuyện bắt đầu từ một buổi biểu diễn ca nhạc.
Một lần, ca sĩ người Anh George Michael (cựu thành viên WHAM) có buổi biểu diễn ca nhạc nơi chúng tôi sống. Thế là để chiều vợ, vốn là một người rất hâm mộ ca sĩ này, tôi xếp hàng dài dằng dặc, bỏ ra tới 500 USD để mua vé vào được sô diễn này.
Ngồi ngay trước chúng tôi là hai người phụ nữ, mà một trong số đó đã khiến tôi chú ý vì chỉ riêng cô ta đã chụp tới cả ngàn lần với chiếc máy ảnh du lịch của mình.
Vốn cũng là người chụp ảnh lâu năm, tôi chẳng mấy chú ý tới tay George Michael này mà chuyển sang theo dõi kiểu cách chụp ảnh của người phụ nữ đó cũng như xem trộm xem những bức ảnh thành quả của cô ta từ phía sau.
Tất nhiên là với khoảng cách xa sân khấu tới 80 mét, chất lượng các bức ảnh của cô ta cũng chẳng có gì đặc biệt. Và khi buổi diễn bắt đầu, tôi quan sát thấy cô ấy cứ bấm máy liên tục không biết mỏi mệt những bức ảnh chẳng khá khẩm gì.
Đầu tiên, cô chuyển sang chế độ chụp tối với đèn flash. Bức ảnh thu được chỉ là vài cái đầu bị đèn hắt sáng ở phía trước, trong khi hậu cảnh vẫn tối thui. Rồi cô ta chuyển sang tắt đèn, dùng ánh sáng sân khấu. Nhưng bức ảnh thu được lại rung nhòe nhoẹt do sân khấu ở quá xa. Để khắc phục, cô ta zoom hết cỡ, kể cả việc dùng tới zoom số để phóng to sân khấu lên. Nhưng kết quả còn tệ hơn với đầy nhiễu hạt. Đoán là một người cũng hiểu biết chút ít về chụp ảnh, bởi tôi thấy cô ta chuyển sang tỳ máy ảnh và thân mình vào cái cột ở bên cạnh để giúp máy ổn định hơn. Qua mỗi lần điều chỉnh, bức ảnh của cô ta trông cũng ngày một cải thiện hơn nhưng dù sao vẫn còn xa mới đạt tới chất lượng cần có của một bức ảnh đẹp.
Cứ thế, tôi ngồi và tự cho mình quyền đánh giá kỹ thuật và kết quả chụp ảnh của cô ấy và cảm thấy rất tự mãn vì mình có thể chụp ảnh đẹp hơn thế rất nhiều, nhất là khi tôi đã đọc và thực hành chụp sân khấu rất nhiều lần.
Nhưng rồi, trên đường về nhà, tôi bắt đầu nghĩ và chợt nhận ra rằng, người phụ nữ mà tôi coi thường thực ra đã tự mình cải thiện và nâng cao tay nghề chụp ảnh ngay tại buổi biểu diễn, hơn hẳn tôi vốn chỉ ngồi không mà phán xét. Tính về riêng buổi biểu diễn này, cô ta là một nhiếp ảnh gia tốt hơn hẳn tôi, bởi cô ta thì không ngần ngại lấy máy ảnh và chụp liên tục cho đến khi có được kết quả tốt, còn tôi thì lại để máy ảnh của mình ở nhà.
Rất nhiều người cứ hay tự phụ “nếu ta có máy ảnh ở đây, ta sẽ chụp tốt hơn”, nhưng thực ra đó chỉ là một lời biện minh vụng về, bởi kỹ năng nhiếp ảnh chỉ phát triển dựa trên sự thực hành liên tục.
Vì thế mà tôi cho là nguyên tắc đầu tiên để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi, đó là phải luôn mang theo máy ảnh bên mình.(Tự sự của nhiếp ảnh gia Darren Rowse, biên tập viên và là người sáng lập ra tạp chí Digital Photography School).\
Một lần, ca sĩ người Anh George Michael (cựu thành viên WHAM) có buổi biểu diễn ca nhạc nơi chúng tôi sống. Thế là để chiều vợ, vốn là một người rất hâm mộ ca sĩ này, tôi xếp hàng dài dằng dặc, bỏ ra tới 500 USD để mua vé vào được sô diễn này.
Ngồi ngay trước chúng tôi là hai người phụ nữ, mà một trong số đó đã khiến tôi chú ý vì chỉ riêng cô ta đã chụp tới cả ngàn lần với chiếc máy ảnh du lịch của mình.
Vốn cũng là người chụp ảnh lâu năm, tôi chẳng mấy chú ý tới tay George Michael này mà chuyển sang theo dõi kiểu cách chụp ảnh của người phụ nữ đó cũng như xem trộm xem những bức ảnh thành quả của cô ta từ phía sau.
Tất nhiên là với khoảng cách xa sân khấu tới 80 mét, chất lượng các bức ảnh của cô ta cũng chẳng có gì đặc biệt. Và khi buổi diễn bắt đầu, tôi quan sát thấy cô ấy cứ bấm máy liên tục không biết mỏi mệt những bức ảnh chẳng khá khẩm gì.
Đầu tiên, cô chuyển sang chế độ chụp tối với đèn flash. Bức ảnh thu được chỉ là vài cái đầu bị đèn hắt sáng ở phía trước, trong khi hậu cảnh vẫn tối thui. Rồi cô ta chuyển sang tắt đèn, dùng ánh sáng sân khấu. Nhưng bức ảnh thu được lại rung nhòe nhoẹt do sân khấu ở quá xa. Để khắc phục, cô ta zoom hết cỡ, kể cả việc dùng tới zoom số để phóng to sân khấu lên. Nhưng kết quả còn tệ hơn với đầy nhiễu hạt. Đoán là một người cũng hiểu biết chút ít về chụp ảnh, bởi tôi thấy cô ta chuyển sang tỳ máy ảnh và thân mình vào cái cột ở bên cạnh để giúp máy ổn định hơn. Qua mỗi lần điều chỉnh, bức ảnh của cô ta trông cũng ngày một cải thiện hơn nhưng dù sao vẫn còn xa mới đạt tới chất lượng cần có của một bức ảnh đẹp.
Cứ thế, tôi ngồi và tự cho mình quyền đánh giá kỹ thuật và kết quả chụp ảnh của cô ấy và cảm thấy rất tự mãn vì mình có thể chụp ảnh đẹp hơn thế rất nhiều, nhất là khi tôi đã đọc và thực hành chụp sân khấu rất nhiều lần.
Nhưng rồi, trên đường về nhà, tôi bắt đầu nghĩ và chợt nhận ra rằng, người phụ nữ mà tôi coi thường thực ra đã tự mình cải thiện và nâng cao tay nghề chụp ảnh ngay tại buổi biểu diễn, hơn hẳn tôi vốn chỉ ngồi không mà phán xét. Tính về riêng buổi biểu diễn này, cô ta là một nhiếp ảnh gia tốt hơn hẳn tôi, bởi cô ta thì không ngần ngại lấy máy ảnh và chụp liên tục cho đến khi có được kết quả tốt, còn tôi thì lại để máy ảnh của mình ở nhà.
Rất nhiều người cứ hay tự phụ “nếu ta có máy ảnh ở đây, ta sẽ chụp tốt hơn”, nhưng thực ra đó chỉ là một lời biện minh vụng về, bởi kỹ năng nhiếp ảnh chỉ phát triển dựa trên sự thực hành liên tục.
Vì thế mà tôi cho là nguyên tắc đầu tiên để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi, đó là phải luôn mang theo máy ảnh bên mình.(Tự sự của nhiếp ảnh gia Darren Rowse, biên tập viên và là người sáng lập ra tạp chí Digital Photography School).\
Thanh Tịnh - iZdesigner.com
Nguyên tắc đầu tiên để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi
Reviewed by Unknown
on
06:25
Rating:
Không có nhận xét nào: