Thiết kế thời trang Vintage là gì ?
Vintage là một từ có rất nhiều nghĩa, nghĩa nguyên thủy được dùng trong quá trình sản xuất rượu nho, từ lúc thu hoạch cho đến khi thành phẩm. Vintage wine là rượu đặc biệt, làm từ một loại nho, thu hoạch và sản xuất trong một năm nhất định và có chất lượng cao.
Qua thời gian, từ vintage được biến đổi nghĩa đi, được dùng để chỉ những gì có chất lượng cao nhưng thuộc về thời đại trước (old era). Những chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm được gọi là vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo 2ndhand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ - thuộc về thời đại trước-thường rất đẹp và công phu: vintage clothings.
Sau này, từ vintage được mặc định như một từ có nghĩa là "cổ - cũ". Như vậy quần áo vintage sẽ được sản xuất tầm thập niên 30,40, 50 và 60, có thể dao động đến 80, đầu 90. Hình dáng của chúng sẽ thường như các bạn hay xem trong phim có Audrey Hepburn đóng, eo bé tí và váy xoè, có thể có tay hoặc không tay, đi kèm găng tay và những sợi dây chuyền, hoặc có thể khá hippy với mắt kính tròn kiểu John Lennon và áo chemise nhiều màu.
Như vậy, đúng nghĩa của từ vintage, quần áo, trang sức, giày và kính phải là đồ sản xuất từ những năm 40, 50 đến 80, tuy nhiên số lượng hàng có rất ít vì đa số đã bị hư hỏng theo thời gian, hoặc cũng được xem là đồ cổ, giá khá đắt, cuối cùng là rất khó mặc, vì vòng eo thời đó chỉ 40-50cm như Scarlet O’Hara trong phim Cuốn theo chiều gió.
Và đó cũng là lý do, từ vintage sau này đã được giới trẻ phương Tây cũng như toàn thế giới làm nhẹ đi, vintage/vintage inspired là đồ cổ, hoặc đồ mới được may lại theo kiểu cổ… hoặc chỉ để dùng như tính từ “Ồ, chiếc áo của bạn mặc thật là vintage!”.
Trào lưu retro bắt đầu rầm rộ vào những năm 90s, khi nhiều sao lớn như Julia Roberts, Kate Moss hay Dita von Teese chọn vintage để hình thành phong cách riêng. Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khiến giới sành điệu tìm đến vintage:
+ Unique: Nhiều món độc nhất vô nhị, hoặc rất hiếm.
+ Chất lượng: Chúng được thiết kế để mặc bền, thậm chí gìn giữ qua vài thế hệ. Khác với đồ sản xuất hàng loạt, vintage items được may đo cẩn thận.
+ Chất liệu: Nhiều loại vải quý trước đây giờ không còn nữa.
+ Đáng đồng tiền: Đầm dạ hội thời nay đắt đỏ nhưng lắm khi chẳng tao nhã bằng.
+ Lịch sử: Thể hiện sự trân trọng dành cho các thế hệ đi trước, cũng như kỹ năng của những thợ may lành nghề.
+ Chi tiết thêu tay, cúc áo lạ, chuỗi hạt, vv. tạo nên sự khác biệt.
+ Phong cách: vintage clothing đặc biệt được ưa chuộc bởi những cá tính sáng tạo và bay bổng, bởi họ có thể sử dụng trí tưởng tượng phong phú để xây dựng hình tượng cho bản thân.
+ Đầu tư: Một số cá nhân mua để sưu tầm chứ không mặc.
Đồ vintage/vintage inspired/retro ngoài 2 sự lạ, đẹp, thì thường khá rẻ so với đồ mới, mà đường kim mũi chỉ lại sắc sảo, lâu lâu lại có thể kiếm được những món đồ hiệu với giá phải chăng, mẫu mã cực độc vì đồ vintage hiện tại đã ngưng sản xuất, có những món chỉ còn 1-2 chiếc, nên rất được ưa chuộng trên thế giới, chỉ có một nhược điểm là có thể bị lỗi như sút chỉ, rách tí ti, bợt màu 1 số điểm…
Một khi đã dùng đồ vintage, bạn sẽ bị nghiện, ví dụ như kính mát, kính vintage toàn dùng chất liệu tốt, bền, đẹp, gọng được gia công ở Pháp, Ý, Đức, Mỹ chứ không hề có đồ Trung Quốc èo uột như hiện nay. Nhãn hiệu thì đa số là đồ brandname, kính có thể của Christian Dior, Guy Laroche, Lolita Lempicka, Alpina, Rayban …, bạn không phải lo về việc kính bị gãy gọng do nhựa bị thoái hóa hoặc có thể bị đụng hàng bồm bộp như việc mua 1 cái kính mới ngoài store.
Như Tyra Banks từng nói, thời trang là một chuỗi xoay vòng. Trong khi xu hướng chỉ mang tính nhất thời, giá trị cổ điển của trang phục vintage sẽ tồn tại cùng năm tháng.
Qua thời gian, từ vintage được biến đổi nghĩa đi, được dùng để chỉ những gì có chất lượng cao nhưng thuộc về thời đại trước (old era). Những chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm được gọi là vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo 2ndhand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ - thuộc về thời đại trước-thường rất đẹp và công phu: vintage clothings.
Sau này, từ vintage được mặc định như một từ có nghĩa là "cổ - cũ". Như vậy quần áo vintage sẽ được sản xuất tầm thập niên 30,40, 50 và 60, có thể dao động đến 80, đầu 90. Hình dáng của chúng sẽ thường như các bạn hay xem trong phim có Audrey Hepburn đóng, eo bé tí và váy xoè, có thể có tay hoặc không tay, đi kèm găng tay và những sợi dây chuyền, hoặc có thể khá hippy với mắt kính tròn kiểu John Lennon và áo chemise nhiều màu.
Như vậy, đúng nghĩa của từ vintage, quần áo, trang sức, giày và kính phải là đồ sản xuất từ những năm 40, 50 đến 80, tuy nhiên số lượng hàng có rất ít vì đa số đã bị hư hỏng theo thời gian, hoặc cũng được xem là đồ cổ, giá khá đắt, cuối cùng là rất khó mặc, vì vòng eo thời đó chỉ 40-50cm như Scarlet O’Hara trong phim Cuốn theo chiều gió.
Và đó cũng là lý do, từ vintage sau này đã được giới trẻ phương Tây cũng như toàn thế giới làm nhẹ đi, vintage/vintage inspired là đồ cổ, hoặc đồ mới được may lại theo kiểu cổ… hoặc chỉ để dùng như tính từ “Ồ, chiếc áo của bạn mặc thật là vintage!”.
Trào lưu retro bắt đầu rầm rộ vào những năm 90s, khi nhiều sao lớn như Julia Roberts, Kate Moss hay Dita von Teese chọn vintage để hình thành phong cách riêng. Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khiến giới sành điệu tìm đến vintage:
+ Unique: Nhiều món độc nhất vô nhị, hoặc rất hiếm.
+ Chất lượng: Chúng được thiết kế để mặc bền, thậm chí gìn giữ qua vài thế hệ. Khác với đồ sản xuất hàng loạt, vintage items được may đo cẩn thận.
+ Chất liệu: Nhiều loại vải quý trước đây giờ không còn nữa.
+ Đáng đồng tiền: Đầm dạ hội thời nay đắt đỏ nhưng lắm khi chẳng tao nhã bằng.
+ Lịch sử: Thể hiện sự trân trọng dành cho các thế hệ đi trước, cũng như kỹ năng của những thợ may lành nghề.
+ Chi tiết thêu tay, cúc áo lạ, chuỗi hạt, vv. tạo nên sự khác biệt.
+ Phong cách: vintage clothing đặc biệt được ưa chuộc bởi những cá tính sáng tạo và bay bổng, bởi họ có thể sử dụng trí tưởng tượng phong phú để xây dựng hình tượng cho bản thân.
+ Đầu tư: Một số cá nhân mua để sưu tầm chứ không mặc.
Đồ vintage/vintage inspired/retro ngoài 2 sự lạ, đẹp, thì thường khá rẻ so với đồ mới, mà đường kim mũi chỉ lại sắc sảo, lâu lâu lại có thể kiếm được những món đồ hiệu với giá phải chăng, mẫu mã cực độc vì đồ vintage hiện tại đã ngưng sản xuất, có những món chỉ còn 1-2 chiếc, nên rất được ưa chuộng trên thế giới, chỉ có một nhược điểm là có thể bị lỗi như sút chỉ, rách tí ti, bợt màu 1 số điểm…
Một khi đã dùng đồ vintage, bạn sẽ bị nghiện, ví dụ như kính mát, kính vintage toàn dùng chất liệu tốt, bền, đẹp, gọng được gia công ở Pháp, Ý, Đức, Mỹ chứ không hề có đồ Trung Quốc èo uột như hiện nay. Nhãn hiệu thì đa số là đồ brandname, kính có thể của Christian Dior, Guy Laroche, Lolita Lempicka, Alpina, Rayban …, bạn không phải lo về việc kính bị gãy gọng do nhựa bị thoái hóa hoặc có thể bị đụng hàng bồm bộp như việc mua 1 cái kính mới ngoài store.
Như Tyra Banks từng nói, thời trang là một chuỗi xoay vòng. Trong khi xu hướng chỉ mang tính nhất thời, giá trị cổ điển của trang phục vintage sẽ tồn tại cùng năm tháng.
Thiết kế thời trang Vintage là gì ?
Reviewed by Unknown
on
05:35
Rating:
Không có nhận xét nào: