10 Điều cần chú ý khi thiết kế website Portfolio
Cho dù ạn là người nghệ sỹ có tài đến đâu thì cũng luôn phải biết cách để công chúng biết đến tài năng đó của mình, nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp nhờ tài năng đó. Thiết kế website Portfolio cá nhân là điều mà mọi người đều cần nếu muốn giới thiệu công việc của họ và tìm mở rộng cơ hội tìm kiếm mối hợp tác.
Cho dù bạn là người trong lĩnh vực thiết kế website chuyên nghiệp hay hoạt động ở lĩnh vực khác, bạn cũng cần tuân thủ một số lời khuyên sau đây để xây dựng một website Portfolio hiệu quả:
1. Một thiết kế Logo sáng tạo hoặc tên của bạn
Để bắt đầu, hãy chọn một mẫu logo đẹp và có tính đại diện cho công việc của bạn. Đặt nó lên website ở vị trí đủ ấn tượng. Hãy nghiên cứu kỹ xu hướng logo mới nhất để chọn cho mình một biểu tượng hiệu quả.
2. Tagline hoặc thông tin về công việc của bạn
Khía cạnh thứ hai của một website tốt là chọn ra tagline (khẩu hiệu) tốt để miêu tả ngắn gọn những gì bạn làm và nó phải thật dễ hiểu.
3. About Me
Bạn cần giới thiệu về bản thân một cách chi tiết ở mục “About ME “. Mọi thứ về chuyên môn, kinh nghiệm, giải thưởng...có liên quan đến công việc bạn làm đều phải đề cập chính xác ở đây.
4. Dịch Vụ Của Bạn
Có rất nhiều thứ bạn có thể đề cập ở đây. Bạn nên hướng sự chú ý của mọi người vào các dịch vụ mà bạn cung cấp và làm thế nào bạn có thể thực hiện chúng, bạn có thể làm điều đó bằng cách ghi rõ thể loại sở trường của mình, ví dụ: thiết kế logo, thiết kế web, phát triển web hay chụp ảnh vv , tùy thuộc vào nghề nghiệp của bạn.
5. Portfolio - Các Dự Án Của Bạn
Đưa ra công việc bạn làm tốt nhất với những miêu tả về chất lượng và thành quả đạt được một cách ngắn gọn, không chọn giới thiệu những dự án không ấn tượng. Hãy thể hiện sự linh hoạt và sắc bén trong lĩnh vực mà bạn là chuyên gia.
6. Sơ yếu lý lịch của bạn
Sơ yếu lý lịch của bạn nên có tính sang trọng để mọi người thấy bạn sáng tạo và chuyên nghiệp. Nó cần được chi tiết hóa và không quên đề cập đến "Điều gì khiến bạn khác biệt". Tính độc đáo của bạn cần được nhấn mạnh hơn trong lý lịch theo một cách đủ hấp dẫn. Sơ yếu lý lịch của bạn nên có sẵn trong Microsoft Word và định dạng PDF mà có thể dễ dàng tải về.
7. Blog / Tin Tức
Hãy tạo những bài viết đầy cảm xúc trên blog của bạn, giả sử bạn là một nhiếp ảnh gia, hãy đăng những bức ảnh đẹp của mình lên thường xuyên hoặc có thể sử dụng ảng của những người khác. Khách ghé thăm sẽ biết bạn đang làm gì và đánh giá sự chuyên nghiệp trong công việc của bạn thông qua cách bạn chăm sóc cho blog. Hay bạn cũng có thể đăng những bài hướng dẫn mọi người cách làm gì đó có liên quan đến chuyên môn của bạn. Đây là cách làm tăng uy tín và thiện cảm của mọi người với trang của bạn.
8. Phí Dịch Vụ Của Bạn
Xu hướng không để giá dịch vụ công khai giờ đây đã thay đổi để tránh những rắc rối khi có hàng tấn email hỏi bạn về giá cả và cách thanh toán. Giờ đây mọi giá cả ứng với từng dịch vụ, tính theo giờ hoặc biểu thời gian nào đó cần được niêm yết cụ thể, chi tiết để tránh sự hiểu lầm của khách hàng..
9. Mạng Xã Hội Của Bạn
Bạn càng chăm chỉ cập nhật trang mạng xã hội của mình thì càng nhiều lượng truy cập vào blog của bạn. mọi người sẽ biết thêm về công việc của bạn theo cách này. Nếu bạn là một chuyên gia thiết kế đồ họa, bạn có thể giới thiệu portfolio của mình trên một số mạng xã hội như Deviantart.com, dribbble.com, behance.net và carbonmade.com ... Đừng quên link nó đến linkedin profile.
10. Chi Tiết Liên Hệ
Đề cập đến chi tiết liên lạc của bạn, nơi bạn làm việc, đó có thể là địa chỉ email. Nếu bạn là lính mới trong lĩnh vực nào đó, bạn có thể để số điện thoại của mình để mọi người liên hệ trực tiếp, theo cách đó mọi người sẽ cảm nhận được sự nhanh nhạy và sẵn sàng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không muốn cho số điện thoại, bạn chỉ cần để lại contact form để mọi người để lại thông tin và yêu cầu của họ cho bạn.
Cho dù bạn là người trong lĩnh vực thiết kế website chuyên nghiệp hay hoạt động ở lĩnh vực khác, bạn cũng cần tuân thủ một số lời khuyên sau đây để xây dựng một website Portfolio hiệu quả:
1. Một thiết kế Logo sáng tạo hoặc tên của bạn
Để bắt đầu, hãy chọn một mẫu logo đẹp và có tính đại diện cho công việc của bạn. Đặt nó lên website ở vị trí đủ ấn tượng. Hãy nghiên cứu kỹ xu hướng logo mới nhất để chọn cho mình một biểu tượng hiệu quả.
2. Tagline hoặc thông tin về công việc của bạn
Khía cạnh thứ hai của một website tốt là chọn ra tagline (khẩu hiệu) tốt để miêu tả ngắn gọn những gì bạn làm và nó phải thật dễ hiểu.
3. About Me
Bạn cần giới thiệu về bản thân một cách chi tiết ở mục “About ME “. Mọi thứ về chuyên môn, kinh nghiệm, giải thưởng...có liên quan đến công việc bạn làm đều phải đề cập chính xác ở đây.
4. Dịch Vụ Của Bạn
Có rất nhiều thứ bạn có thể đề cập ở đây. Bạn nên hướng sự chú ý của mọi người vào các dịch vụ mà bạn cung cấp và làm thế nào bạn có thể thực hiện chúng, bạn có thể làm điều đó bằng cách ghi rõ thể loại sở trường của mình, ví dụ: thiết kế logo, thiết kế web, phát triển web hay chụp ảnh vv , tùy thuộc vào nghề nghiệp của bạn.
5. Portfolio - Các Dự Án Của Bạn
Đưa ra công việc bạn làm tốt nhất với những miêu tả về chất lượng và thành quả đạt được một cách ngắn gọn, không chọn giới thiệu những dự án không ấn tượng. Hãy thể hiện sự linh hoạt và sắc bén trong lĩnh vực mà bạn là chuyên gia.
6. Sơ yếu lý lịch của bạn
Sơ yếu lý lịch của bạn nên có tính sang trọng để mọi người thấy bạn sáng tạo và chuyên nghiệp. Nó cần được chi tiết hóa và không quên đề cập đến "Điều gì khiến bạn khác biệt". Tính độc đáo của bạn cần được nhấn mạnh hơn trong lý lịch theo một cách đủ hấp dẫn. Sơ yếu lý lịch của bạn nên có sẵn trong Microsoft Word và định dạng PDF mà có thể dễ dàng tải về.
7. Blog / Tin Tức
Hãy tạo những bài viết đầy cảm xúc trên blog của bạn, giả sử bạn là một nhiếp ảnh gia, hãy đăng những bức ảnh đẹp của mình lên thường xuyên hoặc có thể sử dụng ảng của những người khác. Khách ghé thăm sẽ biết bạn đang làm gì và đánh giá sự chuyên nghiệp trong công việc của bạn thông qua cách bạn chăm sóc cho blog. Hay bạn cũng có thể đăng những bài hướng dẫn mọi người cách làm gì đó có liên quan đến chuyên môn của bạn. Đây là cách làm tăng uy tín và thiện cảm của mọi người với trang của bạn.
8. Phí Dịch Vụ Của Bạn
Xu hướng không để giá dịch vụ công khai giờ đây đã thay đổi để tránh những rắc rối khi có hàng tấn email hỏi bạn về giá cả và cách thanh toán. Giờ đây mọi giá cả ứng với từng dịch vụ, tính theo giờ hoặc biểu thời gian nào đó cần được niêm yết cụ thể, chi tiết để tránh sự hiểu lầm của khách hàng..
9. Mạng Xã Hội Của Bạn
Bạn càng chăm chỉ cập nhật trang mạng xã hội của mình thì càng nhiều lượng truy cập vào blog của bạn. mọi người sẽ biết thêm về công việc của bạn theo cách này. Nếu bạn là một chuyên gia thiết kế đồ họa, bạn có thể giới thiệu portfolio của mình trên một số mạng xã hội như Deviantart.com, dribbble.com, behance.net và carbonmade.com ... Đừng quên link nó đến linkedin profile.
10. Chi Tiết Liên Hệ
Đề cập đến chi tiết liên lạc của bạn, nơi bạn làm việc, đó có thể là địa chỉ email. Nếu bạn là lính mới trong lĩnh vực nào đó, bạn có thể để số điện thoại của mình để mọi người liên hệ trực tiếp, theo cách đó mọi người sẽ cảm nhận được sự nhanh nhạy và sẵn sàng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không muốn cho số điện thoại, bạn chỉ cần để lại contact form để mọi người để lại thông tin và yêu cầu của họ cho bạn.
Trọng Đại - iZdesigner.com
10 Điều cần chú ý khi thiết kế website Portfolio
Reviewed by Unknown
on
05:50
Rating:
Không có nhận xét nào: