Bạn chọn Slogan như thế nào ?
Đặt Slogan như thế nào cho hiệu quả. Đây là một câu hỏi khó cho tất cả các thương hiệu mới thành lập. Thực sự thì rất khó để có thể nhận định một Slogan hay. Nếu bạn sản xuất giày bạn có nghĩ slogan “Just do it” là thích hợp với công ty, sản phẩm của bạn? Đọc nó có ai biết bạn ở đâu, làm gì? Chắc chắn tôi khuyên bạn không sử dụng 1 slogan tương tự nếu không có một câu chuyện thương hiệu đi cùng với chiến dịch truyền thông tuyệt hay. Bạn không có nhiều vốn như Nike để biến “Just do it” thành bất hủ được. Hãy thực tế đi.
“Think diffrience!” của Apple cũng là một ví dụ điển hình. Thực tế mà nói đây là Slogan mang tính định hướng chứ không phải riêng giành cho Apple, tất cả các công ty sáng tạo, thương hiệu, sản xuất, dịch vụ,… đều có định hướng như thế.
Tại Việt Nam một Slogan đi vào lòng người chính là “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s. Một slogan rất xứng đáng đi tiên phong về nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, chắc chắn nếu muốn xuất khẩu giày dép, Biti’s sẽ phải xây dựng 1 slogan khác.
“Say it your way” của Viettel lại thực sự chinh phục với cái nhìn thấu đáo và toàn diện. Câu chuyện Slogan của Viettel với sự quan tâm đặc biệt tới logo, slogan, sự thành công của Viettel cũng cho các doanh nghiệp Việt những bài học lớn về khả năng truyền thông của Slogan làm sáng tên thương hiệu như thế nào. Hãy đánh giá đúng để đừng tuột mất cơ hội.
Đối với một doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu định hướng kinh doanh thì Slogan của bạn chắc chắc phải học Avis “We’re trying hard”. Quả là lời cam kết đáng tiền đối với khách hàng.
Việc mô tả sản phẩm đôi khi cũng đem lại hiệu quả khi mà cái tên thương hiệu của bạn chưa chỉ cho khách hàng thấy bạn bán gì? Giống như “A diamond is forever” của De Beers Consolidated vậy.
Cái hay đầu tiên đó phải là một cụm từ dễ nhớ và dễ hiểu với đại đa số khách hàng mục tiêu của bạn. “Somtimes you’ve gotta break the rules.” – “Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút” của Burger King. Có nghĩa là sử dụng sản phẩm của bạn là thỉnh thoảng phá lệ một chút à? Lạ nhỉ?
Một slogan hay cũng không được quá dài, phải vần điệu, phải tạo liên tưởng đẹp tới thương hiệu. “Heineken refeshes the parts that other beers cannot reach” – “Heineken làm mới những điều mà các hãng khác không thể làm được”, đã phải chuyển đổi thành “It could only be Heineken”. Một câu slogan song hành và làm nên thương hiệu Heineken riêng biệt.
Có quá nhiều tiêu chuẩn cho một Slogan hay. Mỗi phân tích chỉ là tương đối với từng cảm nhận riêng của mỗi khách hàng. Trong biển slogan hiện tại, doanh nghiệp bạn muốn có một slogan hay, hãy tìm những từ “đắt” và “độc” và dùng nó thật đúng. “Mãnh lực tiên phong” của Camry là một ví dụ quá chuẩn.
“Think diffrience!” của Apple cũng là một ví dụ điển hình. Thực tế mà nói đây là Slogan mang tính định hướng chứ không phải riêng giành cho Apple, tất cả các công ty sáng tạo, thương hiệu, sản xuất, dịch vụ,… đều có định hướng như thế.
Tại Việt Nam một Slogan đi vào lòng người chính là “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s. Một slogan rất xứng đáng đi tiên phong về nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, chắc chắn nếu muốn xuất khẩu giày dép, Biti’s sẽ phải xây dựng 1 slogan khác.
“Say it your way” của Viettel lại thực sự chinh phục với cái nhìn thấu đáo và toàn diện. Câu chuyện Slogan của Viettel với sự quan tâm đặc biệt tới logo, slogan, sự thành công của Viettel cũng cho các doanh nghiệp Việt những bài học lớn về khả năng truyền thông của Slogan làm sáng tên thương hiệu như thế nào. Hãy đánh giá đúng để đừng tuột mất cơ hội.
Đối với một doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu định hướng kinh doanh thì Slogan của bạn chắc chắc phải học Avis “We’re trying hard”. Quả là lời cam kết đáng tiền đối với khách hàng.
Việc mô tả sản phẩm đôi khi cũng đem lại hiệu quả khi mà cái tên thương hiệu của bạn chưa chỉ cho khách hàng thấy bạn bán gì? Giống như “A diamond is forever” của De Beers Consolidated vậy.
Cái hay đầu tiên đó phải là một cụm từ dễ nhớ và dễ hiểu với đại đa số khách hàng mục tiêu của bạn. “Somtimes you’ve gotta break the rules.” – “Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút” của Burger King. Có nghĩa là sử dụng sản phẩm của bạn là thỉnh thoảng phá lệ một chút à? Lạ nhỉ?
Một slogan hay cũng không được quá dài, phải vần điệu, phải tạo liên tưởng đẹp tới thương hiệu. “Heineken refeshes the parts that other beers cannot reach” – “Heineken làm mới những điều mà các hãng khác không thể làm được”, đã phải chuyển đổi thành “It could only be Heineken”. Một câu slogan song hành và làm nên thương hiệu Heineken riêng biệt.
Có quá nhiều tiêu chuẩn cho một Slogan hay. Mỗi phân tích chỉ là tương đối với từng cảm nhận riêng của mỗi khách hàng. Trong biển slogan hiện tại, doanh nghiệp bạn muốn có một slogan hay, hãy tìm những từ “đắt” và “độc” và dùng nó thật đúng. “Mãnh lực tiên phong” của Camry là một ví dụ quá chuẩn.
Heo Con - iZdesigner.com
Tổng hợp
Bạn chọn Slogan như thế nào ?
Reviewed by Unknown
on
05:55
Rating:
Không có nhận xét nào: