Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF) là gì?
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF) là gì?
Độ sâu trường ảnh nói theo cách đơn giản nhất là khoảng nét trong khung hình. Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.
DOF về cơ bản có thể chia làm hai phần: nông và sâu. DOF nông có khoảng nét rất ngắn, vì thế, khi chụp phải đảm bảo những gì quan trọng của người hoặc vật cần chụp phải ở trong khoảng này. DOF sâu có vùng nét lớn hơn, vì thế đối tượng dù có phải dịch chuyển vị trí một chút, độ nét vẫn được đảm bảo.
Để chụp với DOF nông, máy ảnh phải để ở độ mở f/2.8 hoặc f/3.5, trong khi để có được DOF sâu, độ mở phải khép rất nhỏ, từ f/11 tới f/16.
Một số ví dụ về DOF nông.
Tại sao không chụp được DOF nông ở máy ảnh du lịch?
Như đã đề cập ở bài về độ mở, hầu hết các máy ảnh du lịch sử dụng kính lọc ND để để điều tiết ánh sáng vào cảm biến thay vì dùng vòng điều chỉnh độ mở vật lý như trên các máy DSLR. Điều này có nghĩa rằng DOF của các máy ảnh này luôn cố định mặc dù độ mở F có hiển thị như thế nào trên màn LCD của máy ảnh.
Về mặt kỹ thuật, DOF còn bị ảnh hưởng với kích cỡ ống kính và cảm biến. Đó là lý do mà các máy ảnh du lịch khó có thể tạo được các hiệu ứng DOF nông hay sâu.
Vậy có cách nào tạo hiệu ứng ảnh mờ hay không?
Có một số cách thức có thể tạo hiệu ứng ảnh mở tiền cảnh hay hậu cảnh với máy du lịch. Một trong số đó là kích hoạt chế độ chụp Macro, tuy nhiên, chế độ này chỉ áp dụng cho các đối tượng chụp cận cảnh. Một số máy ảnh ở chế độ chụp Chân dung cũng bắt đầu ứng dụng hiệu ứng làm mờ tiền/hậu cảnh bằng kỹ thuật số.
Một cách khác để làm mờ hậu cảnh là zoom tối đa. Tiêu cự cũng có ảnh hưởng đến DOF, vì thế một tiêu cự dài về cơ bản có thể làm mờ hậu cảnh được. Nhưng do zoom sẽ thu hẹp góc nhìn nên điều này cũng có nghĩa là bạn phải tự điều chỉnh vị trí đứng chụp sao cho đối tượng cần thiết vẫn ở trong khuôn hình.
Độ sâu trường ảnh nói theo cách đơn giản nhất là khoảng nét trong khung hình. Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.
DOF về cơ bản có thể chia làm hai phần: nông và sâu. DOF nông có khoảng nét rất ngắn, vì thế, khi chụp phải đảm bảo những gì quan trọng của người hoặc vật cần chụp phải ở trong khoảng này. DOF sâu có vùng nét lớn hơn, vì thế đối tượng dù có phải dịch chuyển vị trí một chút, độ nét vẫn được đảm bảo.
Để chụp với DOF nông, máy ảnh phải để ở độ mở f/2.8 hoặc f/3.5, trong khi để có được DOF sâu, độ mở phải khép rất nhỏ, từ f/11 tới f/16.
Một số ví dụ về DOF nông.
Hình minh họa về DOF nông, ví dụ độ mở f/2.8. Ảnh: Cnet Asia.
Bức ảnh này được chụp với f/2.5. Chú ý độ mờ của rô-bốt phía sau. Ảnh: Shawn Low/CNET Asia.
Một số ví dụ về DOF sâu.
Hình ảnh minh họa DOF sâu với độ mở hẹp, ví dụ f/13. Ảnh: Cnet Asia.
Ảnh được chụp với độ mở f/16. Ở ảnh này, rô-bốt phía sau đã nét hơn so với ảnh rô-bốt ở DOF nông. Ảnh: Shawn Low/Cnet Asia.
Tại sao không chụp được DOF nông ở máy ảnh du lịch?
Như đã đề cập ở bài về độ mở, hầu hết các máy ảnh du lịch sử dụng kính lọc ND để để điều tiết ánh sáng vào cảm biến thay vì dùng vòng điều chỉnh độ mở vật lý như trên các máy DSLR. Điều này có nghĩa rằng DOF của các máy ảnh này luôn cố định mặc dù độ mở F có hiển thị như thế nào trên màn LCD của máy ảnh.
Về mặt kỹ thuật, DOF còn bị ảnh hưởng với kích cỡ ống kính và cảm biến. Đó là lý do mà các máy ảnh du lịch khó có thể tạo được các hiệu ứng DOF nông hay sâu.
Vậy có cách nào tạo hiệu ứng ảnh mờ hay không?
Có một số cách thức có thể tạo hiệu ứng ảnh mở tiền cảnh hay hậu cảnh với máy du lịch. Một trong số đó là kích hoạt chế độ chụp Macro, tuy nhiên, chế độ này chỉ áp dụng cho các đối tượng chụp cận cảnh. Một số máy ảnh ở chế độ chụp Chân dung cũng bắt đầu ứng dụng hiệu ứng làm mờ tiền/hậu cảnh bằng kỹ thuật số.
Một cách khác để làm mờ hậu cảnh là zoom tối đa. Tiêu cự cũng có ảnh hưởng đến DOF, vì thế một tiêu cự dài về cơ bản có thể làm mờ hậu cảnh được. Nhưng do zoom sẽ thu hẹp góc nhìn nên điều này cũng có nghĩa là bạn phải tự điều chỉnh vị trí đứng chụp sao cho đối tượng cần thiết vẫn ở trong khuôn hình.
Tâm Tú - iZdesigner.com
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field - DOF) là gì?
Reviewed by Unknown
on
05:30
Rating:
Không có nhận xét nào: