Kiến trúc tòa nhà Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội
Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia là công trình cấp đặc biệt với một toà nhà chính cao 5 tầng và 1 tầng hầm, có độ cao 53m (tương đương tòa nhà 17 tầng). Ðược khởi công từ tháng 11/2004 và hoàn thành vào tháng 11/2006, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, một trong những toà nhà đa năng hiện đại, hoành tráng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia sẽ là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại, hội chợ triển lãm... có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Ðược đánh giá là 1 trong số 3 trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Ðông Nam Á, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thiết kế dựa trên ý tưởng cảnh quan Di sản văn hoá Vịnh Hạ Long với phương án thiết kế mang tên “Lượn sóng biển Ðông” do chuyên gia Cộng hoà Liên bang Ðức thiết kế. Tác giả thiết kế công trình này là Giáo sư - Tiến sỹ Meinhard Von Gerkar.
Đây là công trình đa nẵng với tổng diện tích sàn lên đến 60.000m2. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính mặt đứng và kính lợp mái. Công trình được thiết kế hài hoà trong một khuôn viên cây xanh có tính cách điệu, tượng trưng cho truyền thống của người Việt. Lớp mái dạng hình lượn sóng đặc biệt tạo nên một cảnh quan khá hùng vĩ.
Phía trước toà nhà là quảng trường rộng gần 10.000m2 kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên vườn hoa công viên cây xanh, thảm cỏ, hệ thống hồ điều hoà khí hậu với giao thông hết sức thuận tiện.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia được bố trí hệ thống các bãi đỗ xe nổi và hệ thống gara ngầm với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại. Ngoài ra, tại đây còn có một sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Bên cạnh hệ thống điện lưới quốc gia, tòa nhà còn lắp đặt hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn pin năng lượng mặt trời để sưởi ấm. Ðặc biệt, tất cả hệ thống cửa đều được điều khiển tự động, hệ thống rèm tự động kéo lên hạ xuống, đồng thời cũng làm các điểm thoát hiểm trong trường hợp có sự cố.
Bên trong tòa nhà bao gồm 1 phòng họp lớn 3.747 chỗ ngồi, phòng khánh tiết, 2 phòng họp cao cấp dành cho các nguyên thủ, 24 phòng họp vừa và nhỏ (có thể chia thành 72 phòng), 1 phòng ăn chứa tối đa đến 1.200 khách, khu hội thảo, khu triển lãm và 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết. Trong đó, phòng họp chính được bố trí tại tầng 2 toà nhà với diện tích 4.256m2. Đây là một trong những phòng họp Hội nghị lớn nhất trong khu vực.
Sự đặc biệt của khán phòng khổng lồ này ở chỗ hội đủ yếu tố trang trọng của một nơi diễn ra Hội nghị cấp cao và cũng uyển chuyển linh hoạt để có thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và biểu diễn nghệ thuật. Trên sân khấu rộng khoảng 400m2 được tạo nên bằng nhiều hợp phần (các mảnh ghép). Tuỳ theo nhu cầu, sân khấu có thể được bố trí to, nhỏ, cao thấp và lắp ghép thành nhiều hình dạng. Toàn bộ việc sắp đặt sân khấu lớn cũng được điều khiển bằng một phần mềm với 12 pít tông thép đường kính 50cm, cao trên 10m và hệ thống giàn nâng.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Phó GĐ Ban quản lý dự án TTHNQG, phòng họp khổng lồ này chỉ trong chốc lát có thể thu nhỏ lại còn một nửa. Chỉ cần một cái nhấn nút nhẹ, một bức tường dày, cao 15-17m rộng khoảng 60-70 m sẽ trồi lên ngăn phòng họp làm hai. Với kỹ thuật cách âm hoàn hảo, mọi người sẽ có cảm giác như đang ngồi trong một căn phòng mới hoàn toàn. “Một phòng trên 2 ngàn chỗ ngồi, phòng kia trên 1 ngàn chỗ. Đây là tình huống xử lý khi số quan khách ít hơn nhiều so với số lượng 3.747 ghế.”Ông Thành cho biết.
Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có thể sắp xếp theo nhiều kiểu như: nhà hát, lớp học, tiệc đứng, tiệc ngồi, bàn tròn. Phòng này có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật và cũng có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt. Phòng tiệc này có diện tích lên đến 2.400m2 nhưng lại không sử dụng cột đỡ. Một mặt bằng được coi là “ siêu phòng” có khả năng chứa 1.200 thực khách cùng lúc (bình thường chứa khoảng 800 thực khách).
Bên cạnh đó, chú trọng đến cảnh quan và yếu tố môi trường là điều quan trọng. Để cung cấp nguồn điện bổ sung cho TTHNQG có đến 24 tấm pin năng lượng mặt trời, khi lần đầu tiên công nghệ địa nhiệt của Đức cũng được áp dụng. Nguồn điện năng được rút từ nhiệt của nước ngầm khi hút lên mặt đất sau đó lượng nước này lại được hoàn trả về tự nhiên. Và toàn bộ lượng địa nhiệt này sẽ được chuyển hóa để sưởi ấm cho toàn bộ TTHNQG khi mùa đông đến.
Được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, Trung tâm Hội nghị Quốc gia có ý nghĩa lịch sử và chính trị to lớn với kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trạng trọng, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc. Trung tâm Hội nghị Quốc gia được xem như một biểu tượng về kiến trúc của Việt nam trong thế kỷ mới.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia sẽ là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại, hội chợ triển lãm... có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Ðược đánh giá là 1 trong số 3 trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Ðông Nam Á, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thiết kế dựa trên ý tưởng cảnh quan Di sản văn hoá Vịnh Hạ Long với phương án thiết kế mang tên “Lượn sóng biển Ðông” do chuyên gia Cộng hoà Liên bang Ðức thiết kế. Tác giả thiết kế công trình này là Giáo sư - Tiến sỹ Meinhard Von Gerkar.
Đây là công trình đa nẵng với tổng diện tích sàn lên đến 60.000m2. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính mặt đứng và kính lợp mái. Công trình được thiết kế hài hoà trong một khuôn viên cây xanh có tính cách điệu, tượng trưng cho truyền thống của người Việt. Lớp mái dạng hình lượn sóng đặc biệt tạo nên một cảnh quan khá hùng vĩ.
Lớp mái dạng hình lượn sóng đặc biệt.
Phía trước toà nhà là quảng trường rộng gần 10.000m2 kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên vườn hoa công viên cây xanh, thảm cỏ, hệ thống hồ điều hoà khí hậu với giao thông hết sức thuận tiện.
Hướng nhìn tòa nhà từ trên cao
Đài phun nước phía trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Phòng họp chính với 3.747 chỗ ngồi có thể chia thành hai không gian riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động.
Sự đặc biệt của khán phòng khổng lồ này ở chỗ hội đủ yếu tố trang trọng của một nơi diễn ra Hội nghị cấp cao và cũng uyển chuyển linh hoạt để có thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và biểu diễn nghệ thuật. Trên sân khấu rộng khoảng 400m2 được tạo nên bằng nhiều hợp phần (các mảnh ghép). Tuỳ theo nhu cầu, sân khấu có thể được bố trí to, nhỏ, cao thấp và lắp ghép thành nhiều hình dạng. Toàn bộ việc sắp đặt sân khấu lớn cũng được điều khiển bằng một phần mềm với 12 pít tông thép đường kính 50cm, cao trên 10m và hệ thống giàn nâng.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Phó GĐ Ban quản lý dự án TTHNQG, phòng họp khổng lồ này chỉ trong chốc lát có thể thu nhỏ lại còn một nửa. Chỉ cần một cái nhấn nút nhẹ, một bức tường dày, cao 15-17m rộng khoảng 60-70 m sẽ trồi lên ngăn phòng họp làm hai. Với kỹ thuật cách âm hoàn hảo, mọi người sẽ có cảm giác như đang ngồi trong một căn phòng mới hoàn toàn. “Một phòng trên 2 ngàn chỗ ngồi, phòng kia trên 1 ngàn chỗ. Đây là tình huống xử lý khi số quan khách ít hơn nhiều so với số lượng 3.747 ghế.”Ông Thành cho biết.
Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có thể sắp xếp theo nhiều kiểu như: nhà hát, lớp học, tiệc đứng, tiệc ngồi, bàn tròn. Phòng này có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật và cũng có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt. Phòng tiệc này có diện tích lên đến 2.400m2 nhưng lại không sử dụng cột đỡ. Một mặt bằng được coi là “ siêu phòng” có khả năng chứa 1.200 thực khách cùng lúc (bình thường chứa khoảng 800 thực khách).
Siêu phòng tiệc có khả năng chứa 1.200 thực khách.
Được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, Trung tâm Hội nghị Quốc gia có ý nghĩa lịch sử và chính trị to lớn với kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trạng trọng, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc. Trung tâm Hội nghị Quốc gia được xem như một biểu tượng về kiến trúc của Việt nam trong thế kỷ mới.
Mê Công - iZdesigner.com
Tổng hơpk
Kiến trúc tòa nhà Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội
Reviewed by Unknown
on
05:55
Rating:
Không có nhận xét nào: