Một số công trình kiến trúc xanh nổi bật trên thế giới
Những công trình kiến trúc sinh thái mang đến một giá trị bền vững cho môi trường sống của con người, giảm thiểu các tác động tiêu cực vào môi trường trong hiện tại cũng như tương lai.
Nhà chọc trời cây xương rồng, Dubai
Dự án Nhà chọc trời Cây xương rồng tại Qatar là dự án có khái niệm do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Nông nghiệp lấy cảm hứng từ thực vật mọc tự nhiên trong khu vực: Cây xương rồng. Hệ thống tán chụp ngoại thất thông minh có thể đóng và mở tự động phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Công trình xây dựng có tính năng như một mái vòm thảm thực vật.
Công trình kiến trúc xanh, Hàn Quốc
Cấu trúc mái vòm được thiết kế uốn lượn như một một dòng sông, cũng đồng thời được lấy cảm hứng từ những con sóng nhấp nhô. Các mái vòm kết nối với nhau bằng hệ thống khung giằng chắc chắn.
Công trình này được gọi là hệ sinh thái xanh ở chỗ sử dụng công nghệ cao theo dõi nguồn năng lượng mặt trời để tạo điện năng, cũng như sự thích nghi về nhiệt độ với môi trường xung quanh bằng các thiết bị cảm biến nhiệt gắn với hệ thống điều khiển điều hòa không khí.
Công trình với kinh phí khoảng 113 triệu đô la được thiết kế hài hòa với cấu trúc cảnh quan cũng như hệ sinh thái của hệ thống rừng xanh xung quanh.
Ark of the world, Costa Rica
Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng, Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước” - kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó, tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà.
Ark of the world được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ.
Nhà máy năng lượng xanh Wedel Vattenfall, Đức
Nhà máy được xây dựng với những thảm thực vật xanh mát sẽ cùng lúc phục vụ hai chức năng: làm đẹp cho thiên nhiên và tạo ra phương pháp mới để đối phó với lượng khí thải CO2.
Công ty kiến trúc AZPA (Alejandro Zaera - Polo Arquitectura) đã lên kế hoạch xây dựng để biến các nhà máy điện Wedel Vattenfall ở Đức thành một cụm công nghiệp mới, trong đó sẽ được xây dựng vỏ bọc với một lớp gấp nếp bằng cây dây leo. Tính năng này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ bên ngoài nhà máy mà còn tạo ra lớp vỏ bọc xanh hấp thụ khí CO2. AZPA đã mô tả những tưởng tượng như “Một nỗ lực để giải quyết các cuộc xung đột về hệ sinh thái tự nhiên và môi trường nhân tạo.”
Viện bảo tàng Quai Branly, Pháp
Quai Branly tọa lạc tại thủ đô của Pháp và nằm gần tháp Eiffel. Đây là nơi trưng bày nghệ thuật, văn hóa và các nền văn minh của châu Phi, Á, Mỹ và châu Đại Dương. Điểm ấn tượng của bảo tàng này là có những khu vườn dọc bao phủ bên ngoài. Cây cối phát triển không cần đất trồng và được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm bớt việc sử dụng năng lượng .
Công trình lọc nước ở Jakarta, Indonesia
Giống như một công trình kỳ quái với hình dạng giống như những con sâu. Nhưng đây lại là công trình có thiết kế giàu trí tưởng tượng và vô cùng hiệu quả, thân thiện môi trường. Đó là công trình dẫn nước sạch đến Jakarta. Nước từ con sông Ciliwung của thành phố bị ô nhiễm nặng nề và đây là công trình được xây dựng để dẫn nước sông qua một loạt các bộ lọc bên ngoài của công trình. Bên trong công trình là khu đô thị, nhà ở, văn phòng và máy phát điện thân thiện môi trường.
Tòa nhà Anti-Smog, Pháp
Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ áp lực giao thông của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.
Thành phố sinh thái Masdar
Thành phố Masdar là một trong các dự án nổi tiếng nhất ở Trung Đông và được áp dụng các công nghệ bền vững của Foster & Partner vô cùng ấn tượng. Masdar có sự kết phối của thiết kế hiện đại với kiến trúc Ả Rập truyền thống, sử dụng VLXD xanh và công nghệ mới.
Mục tiêu quy hoạch Masdar là nhằm thiết lập một thành phố mang tính sinh thái - tự cung, tự cấp nguồn thực phẩm, sản phẩm và dịch vụ của chính mình. Masdar được phát triển với tầm nhìn của một trung tâm toàn cầu về năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Đây sẽ là một trong những thành phố bền vững nhất trên thế giới, dù có mật độ dân số khá cao.
Nhà chọc trời cây xương rồng, Dubai
Dự án Nhà chọc trời Cây xương rồng tại Qatar là dự án có khái niệm do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Nông nghiệp lấy cảm hứng từ thực vật mọc tự nhiên trong khu vực: Cây xương rồng. Hệ thống tán chụp ngoại thất thông minh có thể đóng và mở tự động phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Công trình xây dựng có tính năng như một mái vòm thảm thực vật.
Công trình kiến trúc xanh, Hàn Quốc
Cấu trúc mái vòm được thiết kế uốn lượn như một một dòng sông, cũng đồng thời được lấy cảm hứng từ những con sóng nhấp nhô. Các mái vòm kết nối với nhau bằng hệ thống khung giằng chắc chắn.
Công trình này được gọi là hệ sinh thái xanh ở chỗ sử dụng công nghệ cao theo dõi nguồn năng lượng mặt trời để tạo điện năng, cũng như sự thích nghi về nhiệt độ với môi trường xung quanh bằng các thiết bị cảm biến nhiệt gắn với hệ thống điều khiển điều hòa không khí.
Công trình với kinh phí khoảng 113 triệu đô la được thiết kế hài hòa với cấu trúc cảnh quan cũng như hệ sinh thái của hệ thống rừng xanh xung quanh.
Ark of the world, Costa Rica
Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng, Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước” - kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó, tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà.
Ark of the world được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ.
Nhà máy năng lượng xanh Wedel Vattenfall, Đức
Nhà máy được xây dựng với những thảm thực vật xanh mát sẽ cùng lúc phục vụ hai chức năng: làm đẹp cho thiên nhiên và tạo ra phương pháp mới để đối phó với lượng khí thải CO2.
Công ty kiến trúc AZPA (Alejandro Zaera - Polo Arquitectura) đã lên kế hoạch xây dựng để biến các nhà máy điện Wedel Vattenfall ở Đức thành một cụm công nghiệp mới, trong đó sẽ được xây dựng vỏ bọc với một lớp gấp nếp bằng cây dây leo. Tính năng này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ bên ngoài nhà máy mà còn tạo ra lớp vỏ bọc xanh hấp thụ khí CO2. AZPA đã mô tả những tưởng tượng như “Một nỗ lực để giải quyết các cuộc xung đột về hệ sinh thái tự nhiên và môi trường nhân tạo.”
Viện bảo tàng Quai Branly, Pháp
Quai Branly tọa lạc tại thủ đô của Pháp và nằm gần tháp Eiffel. Đây là nơi trưng bày nghệ thuật, văn hóa và các nền văn minh của châu Phi, Á, Mỹ và châu Đại Dương. Điểm ấn tượng của bảo tàng này là có những khu vườn dọc bao phủ bên ngoài. Cây cối phát triển không cần đất trồng và được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm bớt việc sử dụng năng lượng .
Công trình lọc nước ở Jakarta, Indonesia
Giống như một công trình kỳ quái với hình dạng giống như những con sâu. Nhưng đây lại là công trình có thiết kế giàu trí tưởng tượng và vô cùng hiệu quả, thân thiện môi trường. Đó là công trình dẫn nước sạch đến Jakarta. Nước từ con sông Ciliwung của thành phố bị ô nhiễm nặng nề và đây là công trình được xây dựng để dẫn nước sông qua một loạt các bộ lọc bên ngoài của công trình. Bên trong công trình là khu đô thị, nhà ở, văn phòng và máy phát điện thân thiện môi trường.
Tòa nhà Anti-Smog, Pháp
Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ áp lực giao thông của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.
Thành phố sinh thái Masdar
Thành phố Masdar là một trong các dự án nổi tiếng nhất ở Trung Đông và được áp dụng các công nghệ bền vững của Foster & Partner vô cùng ấn tượng. Masdar có sự kết phối của thiết kế hiện đại với kiến trúc Ả Rập truyền thống, sử dụng VLXD xanh và công nghệ mới.
Mục tiêu quy hoạch Masdar là nhằm thiết lập một thành phố mang tính sinh thái - tự cung, tự cấp nguồn thực phẩm, sản phẩm và dịch vụ của chính mình. Masdar được phát triển với tầm nhìn của một trung tâm toàn cầu về năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Đây sẽ là một trong những thành phố bền vững nhất trên thế giới, dù có mật độ dân số khá cao.
Tâm Tú - iZdesigner.com
Tổng hợp
Một số công trình kiến trúc xanh nổi bật trên thế giới
Reviewed by Unknown
on
17:00
Rating:
Không có nhận xét nào: