Những hiện tượng ảo giác trong nghệ thuật thiết kế
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại một thời kỳ nghệ thuật ảo giác vô cùng rực rỡ vào cuối những năm 1960. Cụ thể, bài viết sẽ là hành trình khám phá những hiện tượng ảo giác được ứng dụng phổ biến và ảnh hưởng sâu sắc đến các phong cách thiết kế, cho đến ngày nay phong cách nghệ thuật ấn tượng này vẫn được sử dụng lại khá nhiều trong các thiết kế mang tính thương mại. Tuy nhiên, lịch sử và những thông tin sơ khai ban đầu liên quan đến nghệ thuật ảo giác lại đang đối mặt với mối đe dọa sẽ biến mất dần khỏi những bộ nhớ lịch sử nghệ thuật thiết kế.
Lịch sử của nghệ thuật thiết kế ảo giác là một thế giới vô cùng rộng lớn: nó vượt qua biên giới các nước và thống trị nghệ thuật đồ họa trong gần một thập kỷ, giữa những năm 1960 và năm 1970. Để đi sâu vào tìm hiểu quá trình khám phá nghệ thuật sáng tạo này, chúng ta sẽ tập trung vào sự chuyển động và xoay chuyển không ngừng của những sáng tạo mang tính " ảo giác " ở Hoa Kỳ, nơi đây chính là nơi phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật ảo giác và được ứng dụng vào việc vô vàn những thiết kế quảng bá của những thướng hiệu cấp, năm 1967 là năm mà nhà thiết kế Victor Moscoso đã tạo ra không dưới 60 áp phích quảng cáo chỉ trong vòng 8 tháng .
Nghệ thuật ảo giác xuất hiện từ rất sớm và đã mau chóng mang đến luồng gió mới mẻ cho nghệ thuật thiết kế và là một phong cách nghệ thuật đòi hỏi sự tưởng tượng trong sáng tạo và sự trừu tượng trong cách thể hiện, nghệ thuật ảo giác là hành trình sáng tạo đi tìm những khởi nguồn mới cho những đột phá trong nghệ thuật và câu chuyện về hành trình sáng tạo nàychỉ bắt đầu khoảng 80 năm trước đó. Hãy cùng chúng tôi khám phá những dấu mốc và địa danh tác động trực tiếp và là những nới mà nghệ thuật ảo giác thực sự phát triển không ngừng cho đến ngày nay.
Ảnh hưởng sớm
Hãy cùng iZdesigner xem xét một số các tính chất cơ bản của nghệ thuật ảo giác và bạn sẽ thấy rằng nó chứa đựng vô vàn những yếu tố thiết kế vô cùng ấn tượng: những chủ đề sáng tạo tuyệt vời hay những ý tưởng mới lạ gây bất ngờ cho người xem, những mẫu hoa văn và các chi tiết xoắn ốc mới lạ mang đến cảm giác thu hút và tò mò, màu sắc tươi sáng, cách thể hiện cực kỳ chi tiết hay sự kết hợp đồng điệu uyển chuyển từ những kiểu chữ groovy mềm mại phóng khoáng trong tác phẩm... Nếu bạn còn thấy ngạc nhiên và nghi ngờ về sự kết hợp của những yếu tố đa dạng này thì bạn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố kết hợp tuyệt vời trongnhững tác phẩm nghệ thuật và thiết kế của fin-de-Siecle vào đầu thế kỷ 20 tại châu Âu, chắc chắn khi bạn chiêm ngưỡng những tác phẩm của fin-de-Siecl bạn sẽ có cái nhìn thực sự về một tác phẩm ảo giác mang tính nghệ thuật trừu tượng.
Cụ thể, trong đó các phong trào Art Nouveau, Vienna Secession, và chủ nghĩa siêu thực là những đại diện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mang tính sáng tạo độc đáo này. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều họa sĩ được coi là người đi đầu trong thế hệ ảo giác, nhiều người trong số họ đã được đào tạo chuyên sâu trong nghệ thuật và thật sự là những họa sĩ tận tụy trong việc tìm hiểu và khai phá nghệ thuật nhằm mang đến những những cảm hứng sáng tạo mới .
Tân Nghệ Thuật
Một thiết kế poster của William Bradley cho thấy những màu sắc tươi sáng và bắt mắt được kết hợp vô cùng tài tình với những đường cong mềm mại như đang chuyển động. Một kiểu đánh lừa thị giác khá táo bạo được sử dụng trong thiết kế.
Một poster mang tính biểu tượng của Alphonse Mucha thể hiện những chi tiết đáng kinh ngạc miêu tả một thiếu nữ có dáng vẻ mơ màng với mái tóc xoăn uốn lượn và những đường nét trang trí vòng cung tỉ mỉ đã tạo ra những ảo giác mơ hồ không chân thực, có cảm giác như cô thiếu nữ đang bước ra khỏi bức tranh để vươn tới thế giới bên ngòai, giống như chiêc khung trang trí tỉ mỉ kia vốn không thuộc về thực tại chỉ có cô gái mới là một chủ thể ảo giác thực sự.
Vienna Secession
Bức chân dung nổi tiếng Gustav Klimt cho thấy hình ảnh một người phụ nữ nổ bật giữa những chất liệu vàng trang trí hào nhoáng và những hình kỉ hà độc đáo một trong những yếu tố trang trí của Art Nouveau nhằm tạo sự tương phản đối lập vô cùng mạnh mẽ đã đánh lừa được thị giác người xem giữ hình ảnh thực và trừu tượng. Đây là một trường phái tượng trưng cho những đường xoắn ốc và các mẫu hình học.
Các kiểu chữ nổi bật cho phong trào Vienna Secession chính là nguồn cảm hứng trực tiếp cho các nhà thiết kế ảo giác như Wes Wilson
Chủ nghĩa siêu thực
Họa sĩ siêu thực, André Masson, với phong cách vẽ tuyệt vời và táo bạo đã mô phỏng lại bằng trí tưởng tượng những mặt tối của chất thức thần (psychedelics) một loại chất tác động và gây ảo giác cho con người về nhận thức trong không gian, thời gian và sự tâm linh.
Ảnh hưởng trực tiếp: Op và Pop
Đến đầu năm 1960, đây là giái đoạn phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật thiết kế ảo giác, phong cách nghệ thuật ấn tượng này đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc trên đỉnh cao của sự sáng tạo. Tại thời điểm này, thổi bùng trong tâm trí những người quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế ở Anh và Hoa Kỳ thường xuyên là những ý tưởng chịu ảnh hưởng từ những thành tựu nổi bật trong nghệ thuật Op và Pop. Trong đó, Op Art khai thác nguyên tắc quang học tạo ra hiệu ứng khiến bức tranh dường như đang chuyển động và có sự dịch chuyển thú vị thì Pop Art lại sử dụng các kỹ thuật sản sinh hàng loạt, in lụa, để cấu hình lại những hình ảnh. Và cả hai chiến lược này đều tác động mạnh mẽ vào các nhóm ảo giác mới mẻ.
Nghệ thuật ảo giác tại San Francisco
San Francisco đặc biệt là khu phố Haight-Ashbury gần công viên Cổng vàng chính là trung tâm chứa đựng hầu hết nền văn hóa hippie ở Hoa Kỳ. Nhiều nghệ sĩ, nổi tiếng nhất là Wes Wilson, Victor Moscoso và Bonnie MacLean đều có trụ sở làm việc tại đây, và nhận được một số lượng lớn tiền hoa hồng cho các thiết kế áp phích được đặt hàng từ những địa điểm rock 'n roll hay những buổi hòa nhạc địa phương như The Fillmore hay nhạc thính phòng Bill Graham.
Wes Wilson
Poster này minh họa cho hai chiến lược sáng tạo độc lập của Moscoso. Một là để tương phản màu sắc từ hai đầu đối diện trong bảng bánh xe màu tiêu chuẩn và những giá trị tưởng đương trong màu sắc cùng với hiệu ứng rung Op Art. Hai là làm cho loại hình này trở nên khó hiểu để thể hiện chính xác một thiết kế thông thường hết sức khôn ngoan. Ý tưởng là, nếu bạn không quan tâm đến việc dành thời gian để giải mã các poster thì sau đó bạn sẽ không có được thứ bạn thực sự muốn.
Bonnie MacLean
Los Angeles
Mặc dù đứng sau thánh địa hippy ở Haight-Ashbury, LA vẫn tuyên bố nơi đây phần lớn là các nghệ sĩ ảo giác, những người thường xuyên tạo sự ấn tượng mới mẻ cho nền văn hóa Bắc California của họ. Nổi tiếng nhất là John Van Hamersveld và Rick Griffin.
John Van Hamersveld
Rick Griffin
New York
Khi một người nghĩ về nghệ thuật ảo giác, họ sẽ nghĩ ngay đến địa điểm California trong tâm trí vì đây là nơi phát triển nghệ thuật ảo giác. Nhưng điều đó không có nghĩa phong trào này không thành công ở bờ biển phía Đông. Ngược lại, các nghệ sĩ ở New York đã phát triển thẩm mỹ riêng của họ. Hai trong số họ, Seymour Chwast và Milton Glaser thậm chí đã hợp tác để tạo ra Push Pin, một trong những cơ quan thiết kế đồ họa quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Seymour Chwast
Milton Glaser
Poster Bob Dylan của Milton Glaser có lẽ là sáng tạo mang tính biểu tượng nhất trong công việc thiết kế của ông thời kỳ đầu . Trong những năm 1970, ông đã vượt qua chính mình bằng sáng tạo mang tính biểu tượng thiết kế "Tôi ❤ NY" vô cùng nổi tiêng và phổ biến.
Nửa thế kỷ sau, chương trình truyền hình nổi tiếng Mad Men, được ra đời trong năm 1960 đã mời họa sĩ thiết kế Glaser phụ trách sản xuất nghệ thuật cho mùa thứ bảy của show.
Lịch sử của nghệ thuật thiết kế ảo giác là một thế giới vô cùng rộng lớn: nó vượt qua biên giới các nước và thống trị nghệ thuật đồ họa trong gần một thập kỷ, giữa những năm 1960 và năm 1970. Để đi sâu vào tìm hiểu quá trình khám phá nghệ thuật sáng tạo này, chúng ta sẽ tập trung vào sự chuyển động và xoay chuyển không ngừng của những sáng tạo mang tính " ảo giác " ở Hoa Kỳ, nơi đây chính là nơi phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật ảo giác và được ứng dụng vào việc vô vàn những thiết kế quảng bá của những thướng hiệu cấp, năm 1967 là năm mà nhà thiết kế Victor Moscoso đã tạo ra không dưới 60 áp phích quảng cáo chỉ trong vòng 8 tháng .
Nghệ thuật ảo giác xuất hiện từ rất sớm và đã mau chóng mang đến luồng gió mới mẻ cho nghệ thuật thiết kế và là một phong cách nghệ thuật đòi hỏi sự tưởng tượng trong sáng tạo và sự trừu tượng trong cách thể hiện, nghệ thuật ảo giác là hành trình sáng tạo đi tìm những khởi nguồn mới cho những đột phá trong nghệ thuật và câu chuyện về hành trình sáng tạo nàychỉ bắt đầu khoảng 80 năm trước đó. Hãy cùng chúng tôi khám phá những dấu mốc và địa danh tác động trực tiếp và là những nới mà nghệ thuật ảo giác thực sự phát triển không ngừng cho đến ngày nay.
Ảnh hưởng sớm
Hãy cùng iZdesigner xem xét một số các tính chất cơ bản của nghệ thuật ảo giác và bạn sẽ thấy rằng nó chứa đựng vô vàn những yếu tố thiết kế vô cùng ấn tượng: những chủ đề sáng tạo tuyệt vời hay những ý tưởng mới lạ gây bất ngờ cho người xem, những mẫu hoa văn và các chi tiết xoắn ốc mới lạ mang đến cảm giác thu hút và tò mò, màu sắc tươi sáng, cách thể hiện cực kỳ chi tiết hay sự kết hợp đồng điệu uyển chuyển từ những kiểu chữ groovy mềm mại phóng khoáng trong tác phẩm... Nếu bạn còn thấy ngạc nhiên và nghi ngờ về sự kết hợp của những yếu tố đa dạng này thì bạn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố kết hợp tuyệt vời trongnhững tác phẩm nghệ thuật và thiết kế của fin-de-Siecle vào đầu thế kỷ 20 tại châu Âu, chắc chắn khi bạn chiêm ngưỡng những tác phẩm của fin-de-Siecl bạn sẽ có cái nhìn thực sự về một tác phẩm ảo giác mang tính nghệ thuật trừu tượng.
Cụ thể, trong đó các phong trào Art Nouveau, Vienna Secession, và chủ nghĩa siêu thực là những đại diện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mang tính sáng tạo độc đáo này. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều họa sĩ được coi là người đi đầu trong thế hệ ảo giác, nhiều người trong số họ đã được đào tạo chuyên sâu trong nghệ thuật và thật sự là những họa sĩ tận tụy trong việc tìm hiểu và khai phá nghệ thuật nhằm mang đến những những cảm hứng sáng tạo mới .
Tân Nghệ Thuật
Một thiết kế poster của William Bradley cho thấy những màu sắc tươi sáng và bắt mắt được kết hợp vô cùng tài tình với những đường cong mềm mại như đang chuyển động. Một kiểu đánh lừa thị giác khá táo bạo được sử dụng trong thiết kế.
Một poster mang tính biểu tượng của Alphonse Mucha thể hiện những chi tiết đáng kinh ngạc miêu tả một thiếu nữ có dáng vẻ mơ màng với mái tóc xoăn uốn lượn và những đường nét trang trí vòng cung tỉ mỉ đã tạo ra những ảo giác mơ hồ không chân thực, có cảm giác như cô thiếu nữ đang bước ra khỏi bức tranh để vươn tới thế giới bên ngòai, giống như chiêc khung trang trí tỉ mỉ kia vốn không thuộc về thực tại chỉ có cô gái mới là một chủ thể ảo giác thực sự.
Vienna Secession
Bức chân dung nổi tiếng Gustav Klimt cho thấy hình ảnh một người phụ nữ nổ bật giữa những chất liệu vàng trang trí hào nhoáng và những hình kỉ hà độc đáo một trong những yếu tố trang trí của Art Nouveau nhằm tạo sự tương phản đối lập vô cùng mạnh mẽ đã đánh lừa được thị giác người xem giữ hình ảnh thực và trừu tượng. Đây là một trường phái tượng trưng cho những đường xoắn ốc và các mẫu hình học.
Các kiểu chữ nổi bật cho phong trào Vienna Secession chính là nguồn cảm hứng trực tiếp cho các nhà thiết kế ảo giác như Wes Wilson
Chủ nghĩa siêu thực
"The Persistence of Memory" của Salvador Dalí ... một hiệu ứng ảo giác đầy ngụ ý và độc đáo
Họa sĩ siêu thực, André Masson, với phong cách vẽ tuyệt vời và táo bạo đã mô phỏng lại bằng trí tưởng tượng những mặt tối của chất thức thần (psychedelics) một loại chất tác động và gây ảo giác cho con người về nhận thức trong không gian, thời gian và sự tâm linh.
Ảnh hưởng trực tiếp: Op và Pop
Đến đầu năm 1960, đây là giái đoạn phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật thiết kế ảo giác, phong cách nghệ thuật ấn tượng này đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc trên đỉnh cao của sự sáng tạo. Tại thời điểm này, thổi bùng trong tâm trí những người quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế ở Anh và Hoa Kỳ thường xuyên là những ý tưởng chịu ảnh hưởng từ những thành tựu nổi bật trong nghệ thuật Op và Pop. Trong đó, Op Art khai thác nguyên tắc quang học tạo ra hiệu ứng khiến bức tranh dường như đang chuyển động và có sự dịch chuyển thú vị thì Pop Art lại sử dụng các kỹ thuật sản sinh hàng loạt, in lụa, để cấu hình lại những hình ảnh. Và cả hai chiến lược này đều tác động mạnh mẽ vào các nhóm ảo giác mới mẻ.
Dao động xoay lớn dần hay nhỏ dần? Bridget Riley là hình ảnh thu nhỏ của phong cách Op Art
Bức tranh mang tính biểu tượng của Andy Warhol sử dụng công nghệ màn tơ để tái tạo khuôn mặt của Marilyn Monroe, sự bão hoà được chuyển dầntrong các kết hợp khác nhau của ánh sáng và có độ tương phản cao về màu sắc.
Nghệ thuật ảo giác tại San Francisco
San Francisco đặc biệt là khu phố Haight-Ashbury gần công viên Cổng vàng chính là trung tâm chứa đựng hầu hết nền văn hóa hippie ở Hoa Kỳ. Nhiều nghệ sĩ, nổi tiếng nhất là Wes Wilson, Victor Moscoso và Bonnie MacLean đều có trụ sở làm việc tại đây, và nhận được một số lượng lớn tiền hoa hồng cho các thiết kế áp phích được đặt hàng từ những địa điểm rock 'n roll hay những buổi hòa nhạc địa phương như The Fillmore hay nhạc thính phòng Bill Graham.
Wes Wilson
Những con đại bàng trên poster này rõ ràng đã đánh dấu sự trở lại của các chi tiết uốn lượn trong phong cách Art Nouveau
Tương tự như vậy, các kiểu font cổ điển được sử dụng trong tấm poster này là khởi đầu của kiểu chữ được tạo ra bởi nghệ sĩ Vienna Secession Victor Moscoso
Moscoso đã thiết kế poster cũng như truyện tranh cho các ấn phẩm như Zap, một cuốn truyện tranh mà nhiều nghệ sĩ ảo giác cùng tham gia.
Poster này minh họa cho hai chiến lược sáng tạo độc lập của Moscoso. Một là để tương phản màu sắc từ hai đầu đối diện trong bảng bánh xe màu tiêu chuẩn và những giá trị tưởng đương trong màu sắc cùng với hiệu ứng rung Op Art. Hai là làm cho loại hình này trở nên khó hiểu để thể hiện chính xác một thiết kế thông thường hết sức khôn ngoan. Ý tưởng là, nếu bạn không quan tâm đến việc dành thời gian để giải mã các poster thì sau đó bạn sẽ không có được thứ bạn thực sự muốn.
Bonnie MacLean
Bonnie MacLean đã tạo nên một dấu ấn hình ảnh không thể xóa nhòa trong một viễn cảnh thống trị của nam giới.
Mặc dù đứng sau thánh địa hippy ở Haight-Ashbury, LA vẫn tuyên bố nơi đây phần lớn là các nghệ sĩ ảo giác, những người thường xuyên tạo sự ấn tượng mới mẻ cho nền văn hóa Bắc California của họ. Nổi tiếng nhất là John Van Hamersveld và Rick Griffin.
John Van Hamersveld
Hippies ở Hoa Kỳ thường ảnh hưởng phía Đông và sự thần bí của người Mỹ bản địa, trong khi đó họ cũng áp dụng các họa tiết thiết kế từ những nền văn hóa khác nhau.
Poster này thể hiện một chiến lược ảo giác chung, một bộ sưu tập các hình dạng màu đen và màu trắng pha trộn vô cùng mạnh mẽ.
Rick Griffin
Rick Griffin cũng là một trong những nghệ sĩ đóng góp và cống hiến cho "Comix" giống như bộ truyện Zap
New York
Khi một người nghĩ về nghệ thuật ảo giác, họ sẽ nghĩ ngay đến địa điểm California trong tâm trí vì đây là nơi phát triển nghệ thuật ảo giác. Nhưng điều đó không có nghĩa phong trào này không thành công ở bờ biển phía Đông. Ngược lại, các nghệ sĩ ở New York đã phát triển thẩm mỹ riêng của họ. Hai trong số họ, Seymour Chwast và Milton Glaser thậm chí đã hợp tác để tạo ra Push Pin, một trong những cơ quan thiết kế đồ họa quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Seymour Chwast
Giống như các thiết kế ảo giác ở trên, poster này mang những màu sắc tươi sáng, độ tương phản cao, và các đường con mềm mại
Milton Glaser
Poster Bob Dylan của Milton Glaser có lẽ là sáng tạo mang tính biểu tượng nhất trong công việc thiết kế của ông thời kỳ đầu . Trong những năm 1970, ông đã vượt qua chính mình bằng sáng tạo mang tính biểu tượng thiết kế "Tôi ❤ NY" vô cùng nổi tiêng và phổ biến.
Nửa thế kỷ sau, chương trình truyền hình nổi tiếng Mad Men, được ra đời trong năm 1960 đã mời họa sĩ thiết kế Glaser phụ trách sản xuất nghệ thuật cho mùa thứ bảy của show.
Trọng Đại - iZdesigner.com
Tổng hợp
Những hiện tượng ảo giác trong nghệ thuật thiết kế
Reviewed by Unknown
on
05:45
Rating:
Không có nhận xét nào: