Quần thể kiến trúc cung điện Changdeokgung - Hàn Quốc
Changdeokgung (Hán Việt: Xương Đức Cung) có nghĩa "Cung điện phát huy đức hạnh", là công trình hoàng gia quan trọng thứ hai được xây dựng theo kiến trúc của Gyeongbokgung. Đây là cung điện chính cho rất nhiều đờivua Joseon và là cung điện được bảo tồn tốt nhất trong số năm cung điện hoàng gia còn lại của triều đại Joseon. Cung điện đặt ở phía Đông của cung điện Gyeongbokgung nên còn được gọi là Đông Cung.
Thủ đô của triều đại Joseon đã được chuyển từ Gaeseong ở phía Bắc đến Hanyang (Seoul ngày nay) vào năm 1392, nhưng cung điện thực sự được xây dựng bắt đầu vào tháng 10 năm 1404, trong năm thứ 4 trị vì của vua Taejong. Công trình chính Jeongjeon được bắt đầu xây dựng vào tháng 02 năm 1405 và được hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Từ đó cung điện có tên gọi là Changdeokgung.
Đất đai vườn tược của cung điện hiện nay hơi lớn hơn so với diện tích ban đầu của chúng, vì các vị vua kế vị thường cho bổ sung suốt trong thời gian lâu dài. Mặc dù cung điện Gyeongbokgung trên thực tế lớn hơn, nhưng Changdeokgung là một nơi yêu thích của các vị vua vì nó được thiết kế và xây dựng theo thông số kỹ thuật Hàn Quốc được lưu truyền từ thời Tam Quốc (Triều Tiên), do đó còn giữ lại hầu hết những truyền thống độc đáo của Hàn Quốc.
Tòa cung điện này trở nên quan trọng hơn kể từ thời vua thứ 9 của triều đại Joseon, vua Seongjong, khi rất nhiều đời vua sau đó bắt đầu sử dụng cung điện này làm nơi sinh hoạt. Không may là tòa cung điện này đã bị đốt cháy bởi những người dân giận dữ năm 1592 khi hoàng gia đã bỏ chạy khỏi cung trong Cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản. Sau khi Nhật chiếm đóng, kết cấu cung điện đã được sắp xếp lại, một số bị phá hủy và thậm chí một số công trình kiến trúc bị đưa sang Nhật Bản. Cũng như các cung điện khác, nhiều công trình phụ trợ của cung điện Changdeok đã bị dỡ bỏ, nhiều khu vườn mất đi tính chính xác so với ban đầu. Ngoài ra, các tòa nhà hiện có phần nào cũng bị “Tây hóa”.
Tuy nhiên, nhìn chung, Changdeokgung vẫn còn giữ được vị trí lý tưởng của nó. Nhờ có vua Gwanghaegun, cung điện đã được trùng tu năm 1611. Đến tận ngày nay, nơi này vẫn giữ được một số lượng các hiện vật văn hóa và kiến trúc mang đậm tính lịch sử.
Các cấu trúc chính của cung điện Changdeokgung bắt đầu từ cổng chính Donhwamun (Đôn Hóa môn), bước qua cây cầu bằng đá Geumcheongyo từ thế kỷ 15, một trong những cây cầu cổ nhất tại Seoul với những hình chạm khắc đặc trưng là đến Injeongjeon (Nhân Chính điện), trung tâm cung điện có chức năng là nơi làm việc của triều đình. Quy mô và thiết kế của điện được xem là chuẩn mực, thanh thoát, đầy màu sắc nhưng không kém phần trang nghiêm. Đèn điện trang bị bên trong cho thấy nơi này đã từng bị thay đổi và sử dụng nhiều trong thể kỉ 20.
Kế đến, Seonjeongjeon (Tuyên Chính điện), một nơi đặc biệt với mái vòm lợp ngói màu xanh, là khu vực vương thần nghị luận cũng như tổ chức yến tiệc hay thi cử cho các Nho sinh. Tiến vào bên trong là Huijeongdang (Hi Chính đường), phòng sinh hoạt hàng ngày của vua, Daejojeon (Đại Tạo điện) nơi sinh hoạt của các vương phi. Ngoài ra còn có Nakseonjae (Nhạc Thiện Trai), nơi ở của gia đình hoàng thất cuối cùng của Joseon, được xây dựng theo phong cách đậm chất Nho giáo với vật liệu chính là gỗ.
Thông thường, sàn nhà sẽ cao hơn mặt đất. Bởi bên dưới sẽ có một hệ thống sưởi sàn ondol, lò sưởi gầm các tòa nhà trong cung vào mùa đông (không có ở Việt Nam và Trung Quốc). Nền nhà của người Hàn được làm bằng đất và dưới nền đất đó họ đã tạo nên một hệ thống các đường ngầm bằng đá thông đến các phòng, đồng thời các đường ngầm đều kết nối với bếp lò. Khi đốt lửa trong bếp lò, làn khói sẽ mang hơi ấm lan tỏa theo các đường ngầm và sưởi ấm sàn nhà. Mặt khác, sau khi làn khói tan biến đi, không khí bị đốt nóng sẽ vẫn còn lưu lại trong ống khói, không khí này lại một lần nữa tiếp thêm nhiệt lượng cho ngôi nhà.
Tiếp tục băng qua đoạn rừng rậm, một mảng rừng thưa nổi lên với những cây cổ thụ, đó chính là Hậu hoa viên của Changdeokgung được xây dựng dưới triều vua Taejong (Thái Tông) và làm nơi nghỉ ngơi của các thành viên hoàng tộc. Khu vườn trước đó có tên là “Bukwon” và “Geumwon”, nhưng đã được đổi tên thành “Biwon” sau khi vua Kojong lên nắm quyền. Đây từng được gọi là Khu vườn Bí mật vì thường dân không bao giờ được đặt chân đến. Khu vườn thiết kế với dáng vẻ tự nhiên hết sức có thể và chỉ được chăm sóc bởi bàn tay con người khi thực sự cần thiết. Buyongjeong, Buyongji, Juhabru, Eosumun, Yeonghwadang, Bullomun, Aeryeonjeong, and Yeongyeongdang là một vài trong vô số các ngôi đình và dòng suối nằm trong khu vườn. Thời điểm đẹp nhất để ngắm nhìn khu vườn là vào mùa thu khi những tán lá thu ngả màu rực rỡ và rơi xuống tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Một đặc điểm đặc biệt của cung điện Changdeokgung là việc xây dựng ít làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và khai thác triệt để sự hài hòa với thiên nhiên, thiết kế dựa trên địa hình đồi núi bao quanh, chứ không nhằm cải tạo địa hình. Các tòa nhà được thiết kế và xây dựng hòa hợp với môi trường thiên nhiên và thậm chí các lối đi cũng được đưa ra xem xét cẩn thận trong việc lập kế hoạch và xây dựng. Các kiến trúc khu vườn vẫn giữ lại nhiều sự riêng tư cho cuộc sống hoàng cung, được minh chứng là có rất ít cổng vào. Và ngay cả hôm nay, kiến trúc Cung điện Changdeokgung vẫn còn giữ lại sự thuần túy Hàn Quốc nhất trong tất cả các cung điện.
Cung điện Changdeokgung đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kiến trúc Hàn Quốc về quy hoạch cảnh quan, sân vườn, nghệ thuật liên quan trong nhiều thế kỷ. Nó phản ánh các giá trị kiến trúc tinh tế, hài hòa với cảnh đẹp xung quanh. Khuôn viên cung điện là một ví dụ nổi bật của kiến trúc cung điện Viễn Đông và thiết kế sân vườn, đặc biệt là cách bày trí mà ở đó các tòa nhà được hòa nhập và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với địa hình và sự duy trì độ che phủ của cây bản địa. Với các tiêu chí trên, quần thể kiến trúc Changdeokgung được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Toàn bộ công trình Changdeokgung nhìn trên cao
Đất đai vườn tược của cung điện hiện nay hơi lớn hơn so với diện tích ban đầu của chúng, vì các vị vua kế vị thường cho bổ sung suốt trong thời gian lâu dài. Mặc dù cung điện Gyeongbokgung trên thực tế lớn hơn, nhưng Changdeokgung là một nơi yêu thích của các vị vua vì nó được thiết kế và xây dựng theo thông số kỹ thuật Hàn Quốc được lưu truyền từ thời Tam Quốc (Triều Tiên), do đó còn giữ lại hầu hết những truyền thống độc đáo của Hàn Quốc.
Tòa cung điện này trở nên quan trọng hơn kể từ thời vua thứ 9 của triều đại Joseon, vua Seongjong, khi rất nhiều đời vua sau đó bắt đầu sử dụng cung điện này làm nơi sinh hoạt. Không may là tòa cung điện này đã bị đốt cháy bởi những người dân giận dữ năm 1592 khi hoàng gia đã bỏ chạy khỏi cung trong Cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản. Sau khi Nhật chiếm đóng, kết cấu cung điện đã được sắp xếp lại, một số bị phá hủy và thậm chí một số công trình kiến trúc bị đưa sang Nhật Bản. Cũng như các cung điện khác, nhiều công trình phụ trợ của cung điện Changdeok đã bị dỡ bỏ, nhiều khu vườn mất đi tính chính xác so với ban đầu. Ngoài ra, các tòa nhà hiện có phần nào cũng bị “Tây hóa”.
Tuy nhiên, nhìn chung, Changdeokgung vẫn còn giữ được vị trí lý tưởng của nó. Nhờ có vua Gwanghaegun, cung điện đã được trùng tu năm 1611. Đến tận ngày nay, nơi này vẫn giữ được một số lượng các hiện vật văn hóa và kiến trúc mang đậm tính lịch sử.
Đông Cung Đồ - Bản đồ vẽ toàn bộ Changdeokgung và Changgyeonggung
Donhwamun (Đôn Hóa môn) - Cổng chính của cung điện với cấu trúc 2 tầng.
Cây cầu bằng đá Geumcheongyo
Cây cầu cổ nhất tại Seoul với những hình chạm khắc đặc trưng.
Injeongmun (Nhân Chính Môn)
Injeongjeon (Nhân Chính điện) - trung tâm cung điện
Bên trong Injeongjeon (Nhân Chính điện)
Kế đến, Seonjeongjeon (Tuyên Chính điện), một nơi đặc biệt với mái vòm lợp ngói màu xanh, là khu vực vương thần nghị luận cũng như tổ chức yến tiệc hay thi cử cho các Nho sinh. Tiến vào bên trong là Huijeongdang (Hi Chính đường), phòng sinh hoạt hàng ngày của vua, Daejojeon (Đại Tạo điện) nơi sinh hoạt của các vương phi. Ngoài ra còn có Nakseonjae (Nhạc Thiện Trai), nơi ở của gia đình hoàng thất cuối cùng của Joseon, được xây dựng theo phong cách đậm chất Nho giáo với vật liệu chính là gỗ.
Seonjeongjeon (Tuyên Chính điện)
Kiến trúc mái vòm lợp ngói màu xanh
Huijeongdang (Hi Chính đường)
Daejojeon (Đại Tạo điện)
Nakseonjae (Nhạc Thiện Trai)
Bên trong Nakseonjae (Nhạc Thiện Trai)
Thông thường, sàn nhà sẽ cao hơn mặt đất. Bởi bên dưới sẽ có một hệ thống sưởi sàn ondol, lò sưởi gầm các tòa nhà trong cung vào mùa đông (không có ở Việt Nam và Trung Quốc). Nền nhà của người Hàn được làm bằng đất và dưới nền đất đó họ đã tạo nên một hệ thống các đường ngầm bằng đá thông đến các phòng, đồng thời các đường ngầm đều kết nối với bếp lò. Khi đốt lửa trong bếp lò, làn khói sẽ mang hơi ấm lan tỏa theo các đường ngầm và sưởi ấm sàn nhà. Mặt khác, sau khi làn khói tan biến đi, không khí bị đốt nóng sẽ vẫn còn lưu lại trong ống khói, không khí này lại một lần nữa tiếp thêm nhiệt lượng cho ngôi nhà.
Tiếp tục băng qua đoạn rừng rậm, một mảng rừng thưa nổi lên với những cây cổ thụ, đó chính là Hậu hoa viên của Changdeokgung được xây dựng dưới triều vua Taejong (Thái Tông) và làm nơi nghỉ ngơi của các thành viên hoàng tộc. Khu vườn trước đó có tên là “Bukwon” và “Geumwon”, nhưng đã được đổi tên thành “Biwon” sau khi vua Kojong lên nắm quyền. Đây từng được gọi là Khu vườn Bí mật vì thường dân không bao giờ được đặt chân đến. Khu vườn thiết kế với dáng vẻ tự nhiên hết sức có thể và chỉ được chăm sóc bởi bàn tay con người khi thực sự cần thiết. Buyongjeong, Buyongji, Juhabru, Eosumun, Yeonghwadang, Bullomun, Aeryeonjeong, and Yeongyeongdang là một vài trong vô số các ngôi đình và dòng suối nằm trong khu vườn. Thời điểm đẹp nhất để ngắm nhìn khu vườn là vào mùa thu khi những tán lá thu ngả màu rực rỡ và rơi xuống tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Jondeokjeong (Tôn Đức Đình)
Buyongji (Liên Trì)
Aeryeonji (Ái Liên Trì)
Yeongyeongdang (Diễn Khánh Đường)
Yeonghwadang
Ongnyucheon – dòng suối tự nhiên
Một đặc điểm đặc biệt của cung điện Changdeokgung là việc xây dựng ít làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và khai thác triệt để sự hài hòa với thiên nhiên, thiết kế dựa trên địa hình đồi núi bao quanh, chứ không nhằm cải tạo địa hình. Các tòa nhà được thiết kế và xây dựng hòa hợp với môi trường thiên nhiên và thậm chí các lối đi cũng được đưa ra xem xét cẩn thận trong việc lập kế hoạch và xây dựng. Các kiến trúc khu vườn vẫn giữ lại nhiều sự riêng tư cho cuộc sống hoàng cung, được minh chứng là có rất ít cổng vào. Và ngay cả hôm nay, kiến trúc Cung điện Changdeokgung vẫn còn giữ lại sự thuần túy Hàn Quốc nhất trong tất cả các cung điện.
Cung điện Changdeokgung đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kiến trúc Hàn Quốc về quy hoạch cảnh quan, sân vườn, nghệ thuật liên quan trong nhiều thế kỷ. Nó phản ánh các giá trị kiến trúc tinh tế, hài hòa với cảnh đẹp xung quanh. Khuôn viên cung điện là một ví dụ nổi bật của kiến trúc cung điện Viễn Đông và thiết kế sân vườn, đặc biệt là cách bày trí mà ở đó các tòa nhà được hòa nhập và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với địa hình và sự duy trì độ che phủ của cây bản địa. Với các tiêu chí trên, quần thể kiến trúc Changdeokgung được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Thanh Tâm - iZdesigner.com
Theo: Actice
Quần thể kiến trúc cung điện Changdeokgung - Hàn Quốc
Reviewed by Unknown
on
05:55
Rating:
Không có nhận xét nào: