Một số cách tạo dáng đẹp khi chụp ảnh chân dung
Cho dù thời tiết đang là mùa nào trong năm, thì nhiệm vụ của bạn – người chụp ảnh chân dung – vẫn là hết sức quan trọng: Giúp cho người mẫu của mình trông càng đẹp càng tốt.
Các phần quan trọng của một bức ảnh chân dung đẹp bao gồm ánh sáng (trong nhà và ngoài trời), địa điểm sáng tạo, bố cục hài hòa, cá tính của người mẫu, và quan trọng hơn hết là tư thế biểu cảm của người bạn sẽ chụp.
"Pose ảnh" thực chất là một hình thức lưu lại ngôn ngữ của cơ thể. 2 ngón tay hình chữ V? Đầu hơi nghiêng sang một bên? Ánh mắt nhìn về nơi xa?... Tất cả những cử chỉ này đều nói lên một điều gì đó về người mẫu. Nhiệm vụ của bạn là giúp người mẫu của mình có thể thể hiện cá tính một cách hiệu quả nhất thông qua bức ảnh.
Hãy thử nghĩ về tư thế pose (tạo dáng): Một người tự tin vào bản thân sẽ không ngồi cúi đầu. Thay vào đó, họ sẽ đứng ngẩng cao đâu với nét mặt yêu đời. Một người rụt rè có lẽ sẽ không nhảy múa trên đường phố, nhưng một người thích thể hiện bản thân chắc chắn sẽ làm như vậy.
Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của tư thế "pose ảnh", bạn sẽ nhận ra rằng mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ góp phần vào thông điệp chung của bức ảnh chân dung, tùy vào tư thế của bộ phận này. Bạn cần phải hiểu rõ từng bộ phận tay, chân, đầu... trong bức ảnh để thể hiện rõ cá tính của người mẫu (và làm cho họ vừa lòng).
Trước hết, hãy cùng đến với những nguyên tắc căn bản cho từng bộ phận cơ thể trong khi chụp hình. Từ các bộ phận này, bạn sẽ tìm ra cách kết hợp phù hợp nhất để đưa ra thông điệp của mình.
1. Bàn tay
- Các bạn nữ nên duỗi thẳng các ngón tay, tạo vẻ mềm mại.
- Các bạn trai nên nắm chặt ngón tay giống như nắm đấm.
2. Cánh tay
- Khuỷu tay hơi khép, gập sẽ tạo ra cảm giác thoải mái.
- Cánh tay duỗi thẳng sẽ tạo ra cảm giác trang trọng, hơi "cứng" và do đó cần được sử dụng cẩn thận.
3. Bàn chân
- Tạo khoảng cách giữa 2 bàn chân bằng chiều rộng của hông sẽ tạo ra cảm giác mạnh mẽ.
- 2 bàn chân có góc mở, chiều cao không bằng nhau sẽ tạo ra chiều sâu tương đối cân bằng cho bức ảnh, ví dụ như khi đứng trên bậc thang hoặc ngồi trên ghế.
4. Chân
- 2 chân mở rộng một khoảng bằng hông khi đứng sẽ tạo cảm giác tương đối khỏe mạnh.
- Khi đứng, người mẫu nên sử dụng một chân làm trụ và dồn trọng lượng cơ thể lên chân này. Chân còn lại có thể hơi cong, hoặc duỗi về phía sau giống như một người vũ công mềm mại.
5. Hông
- Các bạn nữ hơi nghiêng hông về phía trước sẽ có vẻ gầy hơn khi chụp ảnh.
6. Đầu/Cằm
- Đầu hơi nghiêng về phía sau sẽ tạo ra thái độ khá "ngổ ngáo" và thách thức, đặc biệt là từ các chàng trai.
- Đầu nghiêng về phía vai cao hơn sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ và gợi cảm.
- Đầu hơi nghiêng về phía vai thấp hơn sẽ tạo ra cảm giác uy lực, chứng tỏ vị thế.
7. Vai
- 2 vai nên có chiều cao lệch nhau (một bên vai hơi thấp hơn bên vai còn lại).
- Vai cân bằng sẽ tạo ra thái độ tương đối mạnh mẽ.
8. Các khớp nối trên cơ thể
- Nhìn chung, bạn không nên giữ đầu gối, khuỷu tay, ngón tay thẳng. Nếu một bộ phận có thể nghiêng được, hãy nghiêng bộ phận đó.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đến với 3 kiểu "làm dáng" phổ biến nhất, phù hợp với nhiều loại cá tính, thân hình và cả 2 giới tính.
Kiểu thứ nhất: Đứng thẳng người
Kiểu pose này sẽ giúp tạo ra cảm giác tự tin và thoải mái cho chính người pose.
- Vai thẳng.
- Chân cách nhau một khoảng tương đương với vai.
- Bàn tay trong túi quần hoặc trên hông.
- Đầu hơi nghiêng về phía sau.
Kiểu thứ hai: Ngồi một cách thoải mái
Kiểu pose này sẽ giúp thể hiện tính cách thân thiện, dễ gần của người mẫu.
- Ngồi trên ghế.
- Chân ở gần máy ảnh hơi gập.
- Chân ở xa hơi duỗi.
- Tay phía xa để lên đầu gối.
- Lưng thẳng.
Kiểu thứ ba: Đứng dựa lưng vào tường
Kiểu pose này sẽ giúp tạo ra cảm giác tự nhiên, cởi mở, thoải mái.
- Tựa lưng vào tường.
- Chân sau hơi nghiêng tựa vào tường.
- Tay để trong túi quần.
Hãy để ý tới mọi chi tiết
Bạn phải để ý tới tất cả các chi tiết trong bức ảnh. Rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi "Việc pose ảnh có làm cho bức ảnh trở nên không tự nhiên không?" và né tránh việc pose hình một cách cẩn thận. Nhưng, hãy nghĩ về câu hỏi này: Tại sao người mẫu ảnh luôn chụp rất đẹp? Lý do là bởi vì họ không chỉ "đứng" hoặc "ngồi và không làm gì". Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều được sắp đặt một cách hoàn hảo.
Bạn có thể nói "Nhưng tôi không muốn mẫu của mình bị 'cứng'". Dĩ nhiên, bạn nói đúng. Nhưng một người phối cảnh tốt sẽ biết cách tạo dáng cho người mẫu mà không bị cứng. Để làm được điều này, đừng vội chụp ảnh ngay sau khi tạo được dáng cho mẫu. Hãy để mẫu thả lỏng và thích nghi dần với tư thế của họ. Hãy giúp người mẫu của mình thư giãn, và trong hầu hết các trường hợp, họ có thể làm được điều này.
Ngay cả khi bạn là một nhà nhiếp ảnh, bạn cũng nên học qua các lớp tạo dáng. Cách tốt nhất để giúp người mẫu có tư thế tốt là khi tự bạn có thể làm ví dụ.
Làm thế nào để chỉnh dáng pose cho mẫu ngày càng chuyên nghiệp hơn?
1. Hãy luyện tập nhiều! Thật nhiều! Hãy dành thời gian đứng trước gương và thử các kiểu pose mà bạn nghĩ ra. Hãy luyện tập các kiểu pose này cho tới khi bạn cảm thấy thoải mái.
2. Hãy tìm hiểu xem kiểu pose nào là phù hợp với cá tính và cảm xúc mà bạn muốn lưu lại trong bức ảnh. Không một kiểu pose nào, dù có dễ dàng đến mấy, là dành cho tất cả mọi người. Mỗi người đều có những bộ phận không được "hợp lý" trên cơ thể hoặc với một kiểu tạo dáng nào đó.
3. Hãy đi tìm những kiểu pose tự nhiên nhất có thể. Nếu mẫu của bạn không cảm thấy tự nhiên, bức ảnh của bạn sẽ rất cứng, dù là trong ống ngắm hay trên ảnh in ra. Mục đích quan trọng nhất của việc "pose ảnh" là giúp cho người mẫu của bạn truyền tải thông điệp của họ. Do đó, đừng ép họ phải tuân theo kiểu pose mà bạn đã nghĩ ra một cách quá cứng rắn theo chủ quan của bạn. Hãy bảo họ hãy tự nhiên, bạn sẽ thấy họ thích ứng rất nhanh với kiểu pose có thể giúp họ cảm thấy thoải mái.
Nhìn chung, cách tốt nhất để học cách làm dáng chuẩn trước ống kính là chú ý tới tất cả các bộ phận trên cơ thể, cho tới khi bạn cảm thấy hoàn toàn tự nhiên. Hãy nhớ rằng "học pose" cũng là một quá trình học hỏi cần sự kiên trì của bạn.
Các phần quan trọng của một bức ảnh chân dung đẹp bao gồm ánh sáng (trong nhà và ngoài trời), địa điểm sáng tạo, bố cục hài hòa, cá tính của người mẫu, và quan trọng hơn hết là tư thế biểu cảm của người bạn sẽ chụp.
"Pose ảnh" thực chất là một hình thức lưu lại ngôn ngữ của cơ thể. 2 ngón tay hình chữ V? Đầu hơi nghiêng sang một bên? Ánh mắt nhìn về nơi xa?... Tất cả những cử chỉ này đều nói lên một điều gì đó về người mẫu. Nhiệm vụ của bạn là giúp người mẫu của mình có thể thể hiện cá tính một cách hiệu quả nhất thông qua bức ảnh.
Hãy thử nghĩ về tư thế pose (tạo dáng): Một người tự tin vào bản thân sẽ không ngồi cúi đầu. Thay vào đó, họ sẽ đứng ngẩng cao đâu với nét mặt yêu đời. Một người rụt rè có lẽ sẽ không nhảy múa trên đường phố, nhưng một người thích thể hiện bản thân chắc chắn sẽ làm như vậy.
Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của tư thế "pose ảnh", bạn sẽ nhận ra rằng mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ góp phần vào thông điệp chung của bức ảnh chân dung, tùy vào tư thế của bộ phận này. Bạn cần phải hiểu rõ từng bộ phận tay, chân, đầu... trong bức ảnh để thể hiện rõ cá tính của người mẫu (và làm cho họ vừa lòng).
Trước hết, hãy cùng đến với những nguyên tắc căn bản cho từng bộ phận cơ thể trong khi chụp hình. Từ các bộ phận này, bạn sẽ tìm ra cách kết hợp phù hợp nhất để đưa ra thông điệp của mình.
1. Bàn tay
- Các bạn nữ nên duỗi thẳng các ngón tay, tạo vẻ mềm mại.
- Các bạn trai nên nắm chặt ngón tay giống như nắm đấm.
2. Cánh tay
- Khuỷu tay hơi khép, gập sẽ tạo ra cảm giác thoải mái.
- Cánh tay duỗi thẳng sẽ tạo ra cảm giác trang trọng, hơi "cứng" và do đó cần được sử dụng cẩn thận.
3. Bàn chân
- Tạo khoảng cách giữa 2 bàn chân bằng chiều rộng của hông sẽ tạo ra cảm giác mạnh mẽ.
- 2 bàn chân có góc mở, chiều cao không bằng nhau sẽ tạo ra chiều sâu tương đối cân bằng cho bức ảnh, ví dụ như khi đứng trên bậc thang hoặc ngồi trên ghế.
4. Chân
- 2 chân mở rộng một khoảng bằng hông khi đứng sẽ tạo cảm giác tương đối khỏe mạnh.
- Khi đứng, người mẫu nên sử dụng một chân làm trụ và dồn trọng lượng cơ thể lên chân này. Chân còn lại có thể hơi cong, hoặc duỗi về phía sau giống như một người vũ công mềm mại.
5. Hông
- Các bạn nữ hơi nghiêng hông về phía trước sẽ có vẻ gầy hơn khi chụp ảnh.
6. Đầu/Cằm
- Đầu hơi nghiêng về phía sau sẽ tạo ra thái độ khá "ngổ ngáo" và thách thức, đặc biệt là từ các chàng trai.
- Đầu nghiêng về phía vai cao hơn sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ và gợi cảm.
- Đầu hơi nghiêng về phía vai thấp hơn sẽ tạo ra cảm giác uy lực, chứng tỏ vị thế.
7. Vai
- 2 vai nên có chiều cao lệch nhau (một bên vai hơi thấp hơn bên vai còn lại).
- Vai cân bằng sẽ tạo ra thái độ tương đối mạnh mẽ.
8. Các khớp nối trên cơ thể
- Nhìn chung, bạn không nên giữ đầu gối, khuỷu tay, ngón tay thẳng. Nếu một bộ phận có thể nghiêng được, hãy nghiêng bộ phận đó.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đến với 3 kiểu "làm dáng" phổ biến nhất, phù hợp với nhiều loại cá tính, thân hình và cả 2 giới tính.
Kiểu thứ nhất: Đứng thẳng người
Kiểu pose này sẽ giúp tạo ra cảm giác tự tin và thoải mái cho chính người pose.
- Vai thẳng.
- Chân cách nhau một khoảng tương đương với vai.
- Bàn tay trong túi quần hoặc trên hông.
- Đầu hơi nghiêng về phía sau.
Kiểu thứ hai: Ngồi một cách thoải mái
Kiểu pose này sẽ giúp thể hiện tính cách thân thiện, dễ gần của người mẫu.
- Ngồi trên ghế.
- Chân ở gần máy ảnh hơi gập.
- Chân ở xa hơi duỗi.
- Tay phía xa để lên đầu gối.
- Lưng thẳng.
Kiểu thứ ba: Đứng dựa lưng vào tường
Kiểu pose này sẽ giúp tạo ra cảm giác tự nhiên, cởi mở, thoải mái.
- Tựa lưng vào tường.
- Chân sau hơi nghiêng tựa vào tường.
- Tay để trong túi quần.
Hãy để ý tới mọi chi tiết
Bạn phải để ý tới tất cả các chi tiết trong bức ảnh. Rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi "Việc pose ảnh có làm cho bức ảnh trở nên không tự nhiên không?" và né tránh việc pose hình một cách cẩn thận. Nhưng, hãy nghĩ về câu hỏi này: Tại sao người mẫu ảnh luôn chụp rất đẹp? Lý do là bởi vì họ không chỉ "đứng" hoặc "ngồi và không làm gì". Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều được sắp đặt một cách hoàn hảo.
Bạn có thể nói "Nhưng tôi không muốn mẫu của mình bị 'cứng'". Dĩ nhiên, bạn nói đúng. Nhưng một người phối cảnh tốt sẽ biết cách tạo dáng cho người mẫu mà không bị cứng. Để làm được điều này, đừng vội chụp ảnh ngay sau khi tạo được dáng cho mẫu. Hãy để mẫu thả lỏng và thích nghi dần với tư thế của họ. Hãy giúp người mẫu của mình thư giãn, và trong hầu hết các trường hợp, họ có thể làm được điều này.
Ngay cả khi bạn là một nhà nhiếp ảnh, bạn cũng nên học qua các lớp tạo dáng. Cách tốt nhất để giúp người mẫu có tư thế tốt là khi tự bạn có thể làm ví dụ.
Làm thế nào để chỉnh dáng pose cho mẫu ngày càng chuyên nghiệp hơn?
1. Hãy luyện tập nhiều! Thật nhiều! Hãy dành thời gian đứng trước gương và thử các kiểu pose mà bạn nghĩ ra. Hãy luyện tập các kiểu pose này cho tới khi bạn cảm thấy thoải mái.
2. Hãy tìm hiểu xem kiểu pose nào là phù hợp với cá tính và cảm xúc mà bạn muốn lưu lại trong bức ảnh. Không một kiểu pose nào, dù có dễ dàng đến mấy, là dành cho tất cả mọi người. Mỗi người đều có những bộ phận không được "hợp lý" trên cơ thể hoặc với một kiểu tạo dáng nào đó.
3. Hãy đi tìm những kiểu pose tự nhiên nhất có thể. Nếu mẫu của bạn không cảm thấy tự nhiên, bức ảnh của bạn sẽ rất cứng, dù là trong ống ngắm hay trên ảnh in ra. Mục đích quan trọng nhất của việc "pose ảnh" là giúp cho người mẫu của bạn truyền tải thông điệp của họ. Do đó, đừng ép họ phải tuân theo kiểu pose mà bạn đã nghĩ ra một cách quá cứng rắn theo chủ quan của bạn. Hãy bảo họ hãy tự nhiên, bạn sẽ thấy họ thích ứng rất nhanh với kiểu pose có thể giúp họ cảm thấy thoải mái.
Nhìn chung, cách tốt nhất để học cách làm dáng chuẩn trước ống kính là chú ý tới tất cả các bộ phận trên cơ thể, cho tới khi bạn cảm thấy hoàn toàn tự nhiên. Hãy nhớ rằng "học pose" cũng là một quá trình học hỏi cần sự kiên trì của bạn.
Một số cách tạo dáng đẹp khi chụp ảnh chân dung
Reviewed by Unknown
on
09:53
Rating:
Không có nhận xét nào: