.

Một số ưu và nhược điểm khi sử dụng nền tảng WordPress

WordPress là một trong những nền tảng blog phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nó là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mà hầu hết các nhà thiết kế web lựa chọn, đánh giá là dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng. Bạn thực sự không cần là một chuyên gia về ngôn ngữ lập trình để thiết kế và quản lý các trang web của mình dựa trên nền tảng WordPress.

Một số ưu và nhược điểm khi sử dụng nền tảng WordPress
Tuy nhiên, có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với WordPress đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, với các tính năng mới đầy hứa hẹn. Vì vậy, chúng ta cần phải biết WordPress có những ưu điểm và nhược điểm gì? Và liệu WordPress có tiếp tục tự duy trì được vị thế của hệ thống quản lý nội dung tốt nhất hay không?

Ưu điểm của WordPress
Chúng ta hãy cùng điểm qua những lợi thế mà WordPress đang có để biến nó thành CMS tốt nhất hiện nay.
  • WordPress cung cấp một nền tảng thân thiện với người dùng trong việc cài đặt, sử dụng và phát triển mà không cần biết quá nhiều kiến ​​thức về PHP cũng như các ngôn ngữ lập trình khác.
  • WordPress cung cấp hàng loạt các blog với bố cục khác nhau, nơi bạn có thể tùy chọn mọi thứ theo sở thích của mình.
  • Các tùy chọn menu được cung cấp trong WordPress đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với hầu hết các CMS khác.
  • Back-end mạnh mẽ của WordPress cho phép bạn nhanh chóng cập nhật bất kỳ nội dung nào của trang web của mình và thêm tất cả thông tin sau đó (nếu cần thiết).
  • Bạn có thể dễ dàng chọn một giao diện cho blog của mình từ một số lượng không giới hạn các giao diện có sẵn dành cho WordPress.
  • Đây là một lợi thế rất lớn, có một không hai – thư viện WordPress plugins phong phú có sẵn giúp làm cho công việc của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Lợi thế cộng đồng mà WordPress mang lại cho người dùng là vô cùng lớn, bạn có thể thưởng thức, học hỏi các mẹo vặt và thủ thuật dành cho WordPress từ những người khác.
  • WordPress cung cấp cho bạn nhiều lợi thế về SEO (Search Engine Optimization) thông qua plugin, giúp nội dung của bạn có thứ hạng tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google.
Nhược điểm của WordPress
Giống như đồng tiền luôn luôn có 2 mặt sấp và ngửa, WordPress cũng có một số nhược điểm như sau:
  • Vấn đề được nói đến nhiều nhất ở WordPress là bảo mật. WordPress rất phổ biến và cung cấp vô số các giao diện và plugins nên nó cũng là một mã nguồn dễ bị tổn thương. Ví dụ rõ ràng nhất có lẽ là “image scaling script” (timthumb) đã được cài đặt trên hàng triệu trang web WordPress thông qua giao diện và làm chúng “mở cửa” cho các công cụ hack tự động. Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho phần cốt lõi của WordPress và tất cả các plugins được cập nhật mọi lúc mọi nơi.
  • Các blog chuyên nghiệp với nhiều tác giả và biên tập viên nhận thấy rằng WordPress thiếu khả năng quản lý người dùng cơ bản và phân chia vai trò. Điều này có thể khắc phục thông qua các WordPress multisite plugins và phân chia vai trò quản lý, nhưng nó không thể tốt như khi sử dụng một CMS với các chức năng được tích hợp sẵn bên trong.
  • WordPress cũng đã được báo cáo là có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn và multisite.
  • Rất nhiều WordPress themes và plugins miễn phí không được cập nhật và hỗ trợ, gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động ổn định khi nền tảng WordPress được cập nhật. Giải pháp đơn giản nhất cho điều này là dựa chủ yếu vào các plugins cao cấp.
Có nhiều điều hơn nữa mà tôi không thể liệt kê hết ở đây. Nếu bạn biết thêm các ưu điểm và nhược điểm nào khác của WordPress, hãy chia sẻ chúng với tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.

Gợi ý cho bạn : Kho giao diện cao cấp miễn phí từ iZdesigner Việt Nam
Trọng Đại - iZdesigner.com
Một số ưu và nhược điểm khi sử dụng nền tảng WordPress Reviewed by Unknown on 17:05 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.