.

Đi tìm nguồn cảm hứng thiết kế Logo

Điều kì diệu xảy ra khi đôi lúc bạn cố tình không nhắc đến vấn đề mình phải đối mặt, đi làm những công việc tưởng chừng như không liên quan nhưng cuối cùng lại có được ý tưởng vào những giây phút kì quặc nhất. Không chỉ trong thiết kế mà ngay cả trong cuộc sống thường nhật, bạn cũng sẽ gặp những trường hợp như vậy.

1. Tham quan các trang thiết kế trực tuyến
Ngoài việc tham quan các triển lãm về logo, bạn có thể khai thác thêm tài nguyên trên mạng.


Thông thường, hầu hết đều chỉ ghé thăm một hay hai trang hiển thị đầu tiên trong kết quả tìm kiếm như Logo Gala hay Logo Moose, do vậy bạn đã quá quen với phong cách thiết kế của họ. Hãy mở rộng khu vực tìm tòi của bạn, thử tìm hiểu thiết kế logo trên Dribble hay Deviant Art, khoanh vùng mảng thiết kế logo phù hợp với tiêu chí về kích cỡ và mục đích của bản thân.

2. Tìm hiểu kĩ càng về lịch sử công ty khách hàng


Khi bạn bắt đầu xây dựng một logo mới cho khách hàng, sự sáng tạo và tính kế thừa được xếp song song về tầm quan trọng. Dĩ nhiên, bạn không nên bỏ qua lịch sử logo của công ty qua các thời kì. Nghiên cứu về logo trong quá khứ không chỉ giúp bạn định hình phong cách cho logo mới mà còn đem lại nguồn cảm hứng thiết kế cho cá nhân bạn. Chẳng hạn, nếu khách hàng muốn mọi người nhìn nhận thương hiệu của họ có uy tín, lịch sử lâu đời, logo bạn thiết kế hoàn toàn có thể mang hơi hướng lạc quan, tươi trẻ và hướng tới tương lai.

3. Thảo luận với khách hàng về tương lai công ty của họ
Trò chuyện với mọi người giúp bạn có thêm nhiều 'chất liệu' để thiết kế logo. Đừng ngần ngại trò chuyện thẳng thắn với khách hàng về kế hoạch phát triển họ đính hướng cho công ty của mình trong 12 tháng tới hay 5 năm tới. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất liên quan đến sự xuất hiện của dòng sản phẩm mới hay nâng cấp sản phẩm cũ để là những chi tiết cực 'đắt' để bạn mang vào logo. Bạn cần chia sẻ điều này với khách hàng vì trong kinh doanh mọi thứ đều có thể xảy ra. Ví dụ như thương hiệu điện thoại di động Carphone Warehouse. Ngày nay chẳng còn ai tha thiết với thương hiệu này, vậy họ có nên hy sinh thương hiệu đã từng nổi tiếng trong quá khứ để làm mới mình bằng tên mới, logo mới hay không?


4. Tham khảo ý kiến từ bạn bè không làm cùng ngành nghề


Sẽ là sai lầm nếu như bạn cho rằng một người không học về thiết kế, không làm thiết kế không thể mang lại cho bạn ý kiến giá trị nào cho tác phẩm logo bạn đang hoàn thành. Trên thực tế, những người ngoài cuộc đó lại tỉnh táo hơn bạn rất nhiều bởi vậy cách nhìn của họ về mỗi thông tin bạn đưa ra sẽ thoáng đãng và có nhiều đất sáng tạo hơn. Khi bạn nảy nở bất cứ ý tưởng nào trong đầu, loay hoay không biết sắp xếp làm sao cho logic, đừng ngần ngại chia sẻ những điều này với bạn của bạn, những người không cùng ngành nghề nhưng lại là 'vị cứu tinh' cho bạn trong những thời điểm cạn ý tưởng.

5. Sử dụng sơ đồ tư duy và trình bày ý tưởng trên Mood Board
Hãy vận dụng các kĩ thuật ghi nhớ để sắp xếp các ý tưởng thiết kế một cách khoa học nhất. Đôi khi bạn để các ý tưởng hỗn loạn và không có sự liên kết với nhâu, đó cũng là cách nhanh nhất khiến bạn dễ chán nản và mất đi niềm cảm hứng với tác phẩm logo mình đang thực hiện.


Ngược lại, khi mọi ý tưởng liên kết chặt chẽ với nhau và có sự mạch lạc nhất định, các nhà thiết kế tiếp xúc trực tiếp với ý tưởng đang nằm trong đầu và dễ dàng có cảm hứng sáng tạo ra những gì thực sự đặc biệt hay đột phá.

6. Phó mặc cho sự ngẫu nhiên


Ý tưởng thường đến vào những lúc bạn không ngờ tới, vì vậy đừng ngần ngại kết hợp những thứ ngẫu nhiên cùng với nhau. Bạn hãy tạm coi mình đang thư giãn, lướt qua bất cứ hình ảnh nào bạn tìm thấy trên Google Image hay Pinterest, không bỏ sót cả những hình ảnh không liên quan đến chủ đề. Tiếp đó, hãy trình bày những gì bạn tìm kiếm được trên Mood board, ngẫu nhiên lựa chọn một gam mà, một từ, một kiểu dáng chữ... rồi kết hợp chúng với nhau và ngồi chờ kết quả. Đôi khi, những ý tưởng lớn lại bắt nguồn từ chính những sự ngẫu nhiên này mà ra.

7. Thư giãn bản thân


Khi bạn đã cố gắng hết sức để lấy lại nguồn cảm hứng mà chưa được, đừng gò ép bản thân, hãy nhẹ nhàng thư giãn. Đây là lúc bạn cần lấy lại sự tỉnh táo, bộ não của bạn cũng cần tiếp thêm năng lượng để tiếp nhận thông tin nhạy bén hơn. hãy đi xem một bộ phim, chơi trò chơi, nấu một bữa ăn ngon hay đơn giản chỉ là ngủ một giấc để cân bằng. Điều kì diệu xảy ra khi đôi lúc bạn cố tình không nhắc đến vấn đề mình phải đối mặt, đi làm những công việc tưởng chừng như không liên quan nhưng cuối cùng lại có được ý tưởng vào những giây phút kì quặc nhất. Không chỉ trong thiết kế mà ngay cả trong cuộc sống thường nhật, bạn cũng sẽ gặp những trường hợp như vậy.
Đi tìm nguồn cảm hứng thiết kế Logo Reviewed by Unknown on 05:50 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.