Kiến trúc bảo tàng nghệ thuật Len Lye Centre
Len Lye Centre là bảo tàng nghệ thuật duy nhất ở New Zealand và thiết kế của nó chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc sống, ý tưởng, những bài viết và công việc của Len Lye (05/07/1901 – 15/05/1980), một nhà làm phim thực nghiệm và còn nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc động.
Bảo tàng nghệ thuật Len Lye Centre ở New Zealand với mặt tiền óng ánh.
Thiết kế ấn tượng bởi lớp phản chiếu ánh sáng ban ngày và hệ thống đèn ban đêm.
Lye đã nói vào năm 1964 rằng: "kiến trúc tuyệt vời là 50-50 với nghệ thuật tuyệt vời", câu châm ngôn đó đã được Patterson Associates tạo nên một thiết kế như một “ngôi đèn đối cực”. Bảo tàng này là nơi dành riêng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của của Len Lye.
Bảo tàng này là nơi dành riêng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của của Len Lye.
Lớp mặt tiền óng ánh bên ngoài tạo từ thép không gỉ gợi nên sự liên tưởng đến động học.
Len Lye Centre là một sự kính trọng với những ý tưởng, tác phẩm của cố nhà làm phim, nhà điêu khắc. Lớp mặt tiền óng ánh bên ngoài tạo từ thép không gỉ gợi nên sự liên tưởng đến động học và sự phản chiếu ánh sáng nhấn mạnh một kết nối đến nền công nghiệp đổi mới của địa phương. Từ đó, thiết kế như thiết lập một kết nối giữa nghệ thuật và kiến trúc, không gian tôn kính, tập trung vào trải nghiệm cảm giác độc đáo từ ánh sáng như một “ngôi đền” nghệ thuật.
Thiết kế như thiết lập một kết nối giữa nghệ thuật và kiến trúc.
Bên trong, hình thức nghệ thuật điêu khắc được chuyển sang một không gian hiện đại với sàn và tường nhấp nhô bằng bê tông. “Kiến trúc bảo tàng cuốn hút nhờ sử dụng các nguyên tắc từ thế giới cổ điển, cũng như ý tưởng của người Polynesian…” Giám đốc thiết kế của Patterson Associates, Andrew Patterson đã chia sẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng theo phương pháp hệ thống, một cách tiếp cận thích ứng để hình thành thiết kế chứ không phải là tỷ lệ cân đối và nét thẩm mỹ cổ điển, các kiến trúc sư đã sử dụng các mẫu hình kết cấu trong môi trường sinh thái để thúc đẩy các yếu tố thiết kế.
Điều này được nhìn thấy trong các dãy cột tường bê tông, giống như một bức màn sân khấu dẫn vào tiền sảnh, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động. Từ trên cao, các cạnh của hàng cột tạo nên hình dạng “liên kết koru” (ảnh hưởng của Polynesian). Koru là tên gọi dành cho chiếc lá non đang nở bung ra để trở thành lá dương xỉ, tượng trưng cho cuộc sống mới, sức mạnh mới và hòa bình mới. Koru được sử dụng dưới hình thức được cách điệu như logo của Air New Zealand và biểu tượng của quần thể thực vật của New Zealand…
Không gian hiện đại bên trong với sàn và tường nhấp nhô bằng bê tông.
Các dãy cột tường bê tông trông giống như một bức màn sân khấu khổng lồ.
Lối vào Bảo tàng
Các cạnh của các dãy cột bê tông tạo nên hình dạng “liên kết koru”.
Hệ thống ánh sáng hắt ra từ các gốc tường.
Đằng sau mặt tiền, một loạt các không gian kết nối bằng những “cây cầu”.
Nhiều phòng được nối với nhau tạo nên một chuỗi không gian phức tạp.
Phòng chiếu hiện đại
Tầng 1
Tầng 2
Tầng 3
Tầng 4
Tầng 5
Andrew Patterson chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng thiết kế này sẽ tạo nên một thách thức đối với phong cách chủ nghĩa hiện đại. Cổ điển đã lỗi thời trong nhiều thập kỷ và Bảo tàng Len Lye đã mở rộng ngôn ngữ hiện đại mang ý nghĩa. Không gian sáng tạo đó khác biệt và có sức thuyết phục hơn hẳn Bauhaus truyền thống…”
Ánh sáng được lắp đặt bên trong các cạnh nối giữa các hàng cột.
Những chuyển động ánh sáng phản chiếu vừa độc đáo vừa mang ý nghĩa.
Kiến trúc bảo tàng nghệ thuật Len Lye Centre
Reviewed by Unknown
on
05:40
Rating:
Không có nhận xét nào: