Hayao Miyazaki và hành trình đến với nghề làm phim hoạt hình
Miyazaki Hayao sinh ngày 5 tháng 1 năm 1941tại Tokyo, Nhật Bản. Bố ông, Katsuji là giám đốc của xưởng máy bay Miyazaki Airplane chuyên làm bánh lái cho máy bay chiến đấu A6M Zero. Khi còn nhỏ, Miyazaki thường phải chuyển nhà, một phần vì mẹ ông phải chữa bệnh lao xươn từ năm 1947 đến tận năm 1955. Sau khi học xong trung học, Miyazaki vào trường đại học Gakushuin University. Ông tốt nghiệp năm 1963 với bằng khoa học chính trị và kinh tế.
Tháng 4 năm 1963, Miyazaki vào làm việc tại hãng phim hoạt hình Toei. Tháng 10 năm 1965, ông cưới một họa sĩ đồng nghiệp là bà Akemi Ota, hai người sau đó có hai con trai là Goro và Keisuke.
Năm 1985 sau thành công của bộ phim Nausicaä của Thung lũng gió (Kaze no tani no Naushika) đã tạo động lực cho ông cùng Takahata Isao cùng thành lập nên hãng phim hoạt hình Ghibli với những thành công rực rỡ như ngày nay.
2D hay 3D và triết lí làm phim của Miyazaki Hayao
“Do everything by hand, even when using the computer” ( tạm dịch là “ Hãy làm tất cả bằng đôi tay kể cả khi sử dụng máy tính” ).
Hayao Miyazaki không có thói quen sử dụng kịch bản và những bộ phim của Miyazaki thường được dựa trên những ý tưởng bất chợt. Ghibli luôn trung thành với cách sản xuất phim truyền thống và sử dụng các hình ảnh được vẽ bằng tay. Bản thân Hayao Miyazaki chỉ cho phép tối đa 10% số lượng cảnh trong phim của ông được can thiệp bởi kỹ xảo máy tính.
Tuy nhiên thì việc vẽ trên máy tính cũng đã được thực hiện lần đầu tiên cho vài phần của Công chúa Mononoke để kịp tiến độ phát hành phim. Ở các bộ phim sau của Miyazaki, việc này được coi là bình thường.
Và gần đây thì điều làm khán giả thấy bất ngờ là vị đạo diễn vốn trung thành với cách làm phim truyền thống lại táo bạo chuyển hướng sang sử dụng công nghệ máy tính. Bộ phim sẽ dài khoảng 10 phút và dự kiến hoàn thành trong 3 năm.
Kết lại thì dù là 2D hay 3D thì tôi tin rằng những tác phẩm của ông cũng chỉ được làm chung từ một loại chất liệu đó là lòng đam mê và sức sáng tạo bền bỉ. Chính đều đó đã tạo nên một Ghibli như bây giờ.
Thế giới qua lời kể của những thước phim
1. Những cô gái nhỏ đầy nghị lực
San trong Princess Mononoke (1997)
Là nhân vật phản ánh tinh thần ủng hộ nữ quyền của đạo diễn Hayao Miyazaki, San trong Princess Mononoke tập hợp những tính cách thường thấy ở một cô gái độc lập và khiến người hâm mộ không thể nào quên.
Xinh đẹp, tài giỏi, mạnh mẽ, hoang dã, San thực sự đã vượt ra khỏi những quy chuẩn của một nàng công chúa và trở thành thần tượng của nhiều thế hệ khán giả không chỉ tại Nhật Bản.
Nausicaa (thung lũng gió)
Đúng như tên gọi của mình, Nausicaa là công chúa của thung lũng Gió, Cô nàng công chúa này có khả năng giao tiếp được với rất nhiều loài động vật và cũng là một cô công chúa mạnh mẽ vô cùng.
Setsuko (Mộ đôm đóm)
Cô gái nhỏ thuần khiết, trong sáng nhưng số phận thật bất hạnh. Dù cho trong cảnh khó khăn nhất thì người xem vẫn không bị những điều bi quan làm lu mờ đi những nét đáng yêu và ngây thơ của em.
Chihiro ( Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn)
Từ một Chihiro thụ động, nhút nhát cô trở thành Sen với hành trình tìm lại cái tên của mình. Mạnh mẽ và dũng cảm là những gì người xem cảm nhận được khi cô cùng Vô Diện trên chuyến xe đi giải cứu Haku.
Satsuki và Mei (Hàng xóm của tôi là Totoro)
Satsuki: Cô bé 11 tuổi dễ thương và đầy cá tính. Dù còn nhỏ nhưng cô đã biết chăm lo việc nhà chu đáo, thay cho người mẹ đang nằm bệnh. Satsuki khá xinh so với những bạn gái khác trong lớp. Cô có mái tóc cắt ngắn và trán hơi dô, gương mặt có nét rất giống mẹ.
Mei: Em gái của Satsuki, 4 tuổi, hiếu động, hoạt bát, can đảm. Mei rất thân thiết với chị mình, dù luôn tỏ ra vui tươi nhưng trong lòng cô bé rất nhớ mẹ. Ngược với Satsuki.
Cô thợ làm mũ Sophie (Lâu đài của Howl)
Chân chất và bình dị, Sophie nổi bật với tính chịu thương chịu khó nhưng đằng sau sự chịu cam chịu khó đó là hình ảnh một Sophie mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu để dành lại hạnh phúc của mình. Và cái kết cũng thật đẹp - trên lâu đài xinh đẹp cô cùng Howl đón những cơn gió nhẹ nhàng, trong veo.
2. Thiên nhiên muôn màu và những cuộc chiến
Đó là hai bối cảnh chính thường có trong những thước phim hoạt hình của Ghibli.
Dù là cảnh nông thôn với những sắc xanh bạt ngàn hay những cảnh được chính tác giả vẽ ra trong chính trí tưởng tượng của mình thì những cảnh phim trong Ghibli luôn tràn ngập với vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
Giờ thì cùng đắm chìm trong những cảnh đẹp thơ mộng trong những bộ phim hoạt hình của Ghibli nhé!
Đối ngịch với những điều trên thì phần còn lại là những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc với những màu sắc bi thương và tăm tối.
Chính sự đối lập này làm rõ hơn về khao khát hòa bình, cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên- một thông điệp luôn xuất hiện trong phim hoạt hình của Miyazaki.
3. Những nhân vật kì lạ chỉ có ở Ghibli
Đó là cả sự sáng tạo không ngừng nghỉ của chính Miyazaki trong quá trình tạo ra những nhân vật khiến người xem phải thích thú,phải tò mò và cũng không quên yêu thích chúng.
Totoro trong My Neighbor Totoro (1988)
Nhân vật Totoro thường hay được mệnh danh là “Winne the Pooh phiên bản Nhật” bởi sự đáng yêu mang tính biểu tượng, là nhân vật để lũ trẻ con có thể gửi gắm niềm tin, ước mơ và hy vọng. Sau khi ra mắt trong bộ phimMy Neighbor Totoro, nhân vật Totoro lập tức trở thành biểu tượng của làng hoạt hình Nhật Bản, giúp Ghibli điểm xuyết tên tuổi của nền hoạt hình Nhật Bản lên bản đồ quốc tế.
Những con bồ hóng Susuwatari trong My Neighbor Totoro (1988) và Spirited Away (2001)
Những tạo vật tuyệt vời này là minh chứng khẳng định cho tính tỉ mẫn của Hayao Miyazaki khi vị đạo diễn không chỉ dồn tâm huyết vào việc tạo ra các nhân vật chính mà còn đầu tư chăm chút vào các nhân vật phụ, hay thậm chí là siêu phụ.
Vô Diện trong Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn
Một nhân vật được nhiều khán giả nhớ đến và mến mộ là con ma kì lạ không có gương mặt. Vô Diện là một cư dân ở vùng đất linh hồn nơi Yubaba cai quản và đại diện cho một thói xấu của con người: sự tham lam.
Cuối cùng, Vô Diện bị Chihiro thu phục khi được dẫn dắt để trở nên từ tốn, chậm rãi, hiền lành.
Forest Spirit/ Shishigami và Kodama
Forest Spirit: Thần tối cao nhất cai trị cả khu rừng, tượng trưng cho sự sống và cái chết. Shishigami có 2 hình dạng: Ban ngày là con nai vàng có cái sừng to và khuôn mặt người; ban đêm giống như một linh hồn khổng lồ được gọi là Didarabochi.
Kodama: Loại linh thần nhỏ. Kodama chiếm số lượng đông đảo nhất trong rừng, đây là những linh thần hiền lành, dễ thương, từng giúp đỡ Ashitaka lúc anh bị lạc ở rừng Tây vực. Trong đoạn kết thúc phim, một Kodama nhỏ đã xuất hiện trong khu rừng mới hồi sinh.
Tất cả những gì trên đây chỉ là một góc nhỏ trong thế giới xinh đẹp, đầy màu sắc mà Hayao Miyazaki mang đến, tuy nhiên cũng đủ để cho ta thấy về một sự nổ lực sáng tạo không ngừng nghỉ với những chi tiết hoàn mỹ. Quả là thế giới này không hề đơn giản, nó đẹp hơn, đa màu, nhiều cung bậc hơn những gì ta vốn thấy và cần thật nhiều con người để vẽ lại nó với những bức tranh đầy màu sắc như những gì Hayao Miyazaki đã làm.
Tháng 4 năm 1963, Miyazaki vào làm việc tại hãng phim hoạt hình Toei. Tháng 10 năm 1965, ông cưới một họa sĩ đồng nghiệp là bà Akemi Ota, hai người sau đó có hai con trai là Goro và Keisuke.
Năm 1985 sau thành công của bộ phim Nausicaä của Thung lũng gió (Kaze no tani no Naushika) đã tạo động lực cho ông cùng Takahata Isao cùng thành lập nên hãng phim hoạt hình Ghibli với những thành công rực rỡ như ngày nay.
Hayao Miyazaki nhận tượng vàng Oscar danh dự tại lễ trao giải Governors
2D hay 3D và triết lí làm phim của Miyazaki Hayao
“Do everything by hand, even when using the computer” ( tạm dịch là “ Hãy làm tất cả bằng đôi tay kể cả khi sử dụng máy tính” ).
Hayao Miyazaki không có thói quen sử dụng kịch bản và những bộ phim của Miyazaki thường được dựa trên những ý tưởng bất chợt. Ghibli luôn trung thành với cách sản xuất phim truyền thống và sử dụng các hình ảnh được vẽ bằng tay. Bản thân Hayao Miyazaki chỉ cho phép tối đa 10% số lượng cảnh trong phim của ông được can thiệp bởi kỹ xảo máy tính.
Tuy nhiên thì việc vẽ trên máy tính cũng đã được thực hiện lần đầu tiên cho vài phần của Công chúa Mononoke để kịp tiến độ phát hành phim. Ở các bộ phim sau của Miyazaki, việc này được coi là bình thường.
Và gần đây thì điều làm khán giả thấy bất ngờ là vị đạo diễn vốn trung thành với cách làm phim truyền thống lại táo bạo chuyển hướng sang sử dụng công nghệ máy tính. Bộ phim sẽ dài khoảng 10 phút và dự kiến hoàn thành trong 3 năm.
Kết lại thì dù là 2D hay 3D thì tôi tin rằng những tác phẩm của ông cũng chỉ được làm chung từ một loại chất liệu đó là lòng đam mê và sức sáng tạo bền bỉ. Chính đều đó đã tạo nên một Ghibli như bây giờ.
Thế giới qua lời kể của những thước phim
1. Những cô gái nhỏ đầy nghị lực
San trong Princess Mononoke (1997)
Là nhân vật phản ánh tinh thần ủng hộ nữ quyền của đạo diễn Hayao Miyazaki, San trong Princess Mononoke tập hợp những tính cách thường thấy ở một cô gái độc lập và khiến người hâm mộ không thể nào quên.
Xinh đẹp, tài giỏi, mạnh mẽ, hoang dã, San thực sự đã vượt ra khỏi những quy chuẩn của một nàng công chúa và trở thành thần tượng của nhiều thế hệ khán giả không chỉ tại Nhật Bản.
Nausicaa (thung lũng gió)
Đúng như tên gọi của mình, Nausicaa là công chúa của thung lũng Gió, Cô nàng công chúa này có khả năng giao tiếp được với rất nhiều loài động vật và cũng là một cô công chúa mạnh mẽ vô cùng.
Setsuko (Mộ đôm đóm)
Cô gái nhỏ thuần khiết, trong sáng nhưng số phận thật bất hạnh. Dù cho trong cảnh khó khăn nhất thì người xem vẫn không bị những điều bi quan làm lu mờ đi những nét đáng yêu và ngây thơ của em.
Chihiro ( Cuộc phiêu lưu của Chihiro vào thế giới linh hồn)
Từ một Chihiro thụ động, nhút nhát cô trở thành Sen với hành trình tìm lại cái tên của mình. Mạnh mẽ và dũng cảm là những gì người xem cảm nhận được khi cô cùng Vô Diện trên chuyến xe đi giải cứu Haku.
Satsuki và Mei (Hàng xóm của tôi là Totoro)
Satsuki: Cô bé 11 tuổi dễ thương và đầy cá tính. Dù còn nhỏ nhưng cô đã biết chăm lo việc nhà chu đáo, thay cho người mẹ đang nằm bệnh. Satsuki khá xinh so với những bạn gái khác trong lớp. Cô có mái tóc cắt ngắn và trán hơi dô, gương mặt có nét rất giống mẹ.
Mei: Em gái của Satsuki, 4 tuổi, hiếu động, hoạt bát, can đảm. Mei rất thân thiết với chị mình, dù luôn tỏ ra vui tươi nhưng trong lòng cô bé rất nhớ mẹ. Ngược với Satsuki.
Cô thợ làm mũ Sophie (Lâu đài của Howl)
Chân chất và bình dị, Sophie nổi bật với tính chịu thương chịu khó nhưng đằng sau sự chịu cam chịu khó đó là hình ảnh một Sophie mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu để dành lại hạnh phúc của mình. Và cái kết cũng thật đẹp - trên lâu đài xinh đẹp cô cùng Howl đón những cơn gió nhẹ nhàng, trong veo.
2. Thiên nhiên muôn màu và những cuộc chiến
Đó là hai bối cảnh chính thường có trong những thước phim hoạt hình của Ghibli.
Dù là cảnh nông thôn với những sắc xanh bạt ngàn hay những cảnh được chính tác giả vẽ ra trong chính trí tưởng tượng của mình thì những cảnh phim trong Ghibli luôn tràn ngập với vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
Giờ thì cùng đắm chìm trong những cảnh đẹp thơ mộng trong những bộ phim hoạt hình của Ghibli nhé!
Cảnh trong phim "Lâu đài của Howl"
Cảnh trong phim "Hàng xóm của tôi là Totoro"
Cảnh trong phim " Những người vay mượn tí hon"
Cảnh trong phim "Khu vườn ngôn từ"
Cảnh trong phim " Dịch vụ chuyển phát nhanh của phù thủy"
Cảnh trong phim "Thung lũng gió"
Đối ngịch với những điều trên thì phần còn lại là những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc với những màu sắc bi thương và tăm tối.
Chính sự đối lập này làm rõ hơn về khao khát hòa bình, cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên- một thông điệp luôn xuất hiện trong phim hoạt hình của Miyazaki.
3. Những nhân vật kì lạ chỉ có ở Ghibli
Đó là cả sự sáng tạo không ngừng nghỉ của chính Miyazaki trong quá trình tạo ra những nhân vật khiến người xem phải thích thú,phải tò mò và cũng không quên yêu thích chúng.
Totoro trong My Neighbor Totoro (1988)
Nhân vật Totoro thường hay được mệnh danh là “Winne the Pooh phiên bản Nhật” bởi sự đáng yêu mang tính biểu tượng, là nhân vật để lũ trẻ con có thể gửi gắm niềm tin, ước mơ và hy vọng. Sau khi ra mắt trong bộ phimMy Neighbor Totoro, nhân vật Totoro lập tức trở thành biểu tượng của làng hoạt hình Nhật Bản, giúp Ghibli điểm xuyết tên tuổi của nền hoạt hình Nhật Bản lên bản đồ quốc tế.
Những con bồ hóng Susuwatari trong My Neighbor Totoro (1988) và Spirited Away (2001)
Những tạo vật tuyệt vời này là minh chứng khẳng định cho tính tỉ mẫn của Hayao Miyazaki khi vị đạo diễn không chỉ dồn tâm huyết vào việc tạo ra các nhân vật chính mà còn đầu tư chăm chút vào các nhân vật phụ, hay thậm chí là siêu phụ.
Một nhân vật được nhiều khán giả nhớ đến và mến mộ là con ma kì lạ không có gương mặt. Vô Diện là một cư dân ở vùng đất linh hồn nơi Yubaba cai quản và đại diện cho một thói xấu của con người: sự tham lam.
Cuối cùng, Vô Diện bị Chihiro thu phục khi được dẫn dắt để trở nên từ tốn, chậm rãi, hiền lành.
Forest Spirit/ Shishigami và Kodama
Forest Spirit: Thần tối cao nhất cai trị cả khu rừng, tượng trưng cho sự sống và cái chết. Shishigami có 2 hình dạng: Ban ngày là con nai vàng có cái sừng to và khuôn mặt người; ban đêm giống như một linh hồn khổng lồ được gọi là Didarabochi.
Kodama: Loại linh thần nhỏ. Kodama chiếm số lượng đông đảo nhất trong rừng, đây là những linh thần hiền lành, dễ thương, từng giúp đỡ Ashitaka lúc anh bị lạc ở rừng Tây vực. Trong đoạn kết thúc phim, một Kodama nhỏ đã xuất hiện trong khu rừng mới hồi sinh.
Tất cả những gì trên đây chỉ là một góc nhỏ trong thế giới xinh đẹp, đầy màu sắc mà Hayao Miyazaki mang đến, tuy nhiên cũng đủ để cho ta thấy về một sự nổ lực sáng tạo không ngừng nghỉ với những chi tiết hoàn mỹ. Quả là thế giới này không hề đơn giản, nó đẹp hơn, đa màu, nhiều cung bậc hơn những gì ta vốn thấy và cần thật nhiều con người để vẽ lại nó với những bức tranh đầy màu sắc như những gì Hayao Miyazaki đã làm.
Hayao Miyazaki và hành trình đến với nghề làm phim hoạt hình
Reviewed by Unknown
on
05:50
Rating:
Không có nhận xét nào: