[P2] Công trình kiến trúc tôn giáo đẹp nhất thế giới
Trong bài viết trước, iZdesigner đã gới thiệu tới các bạn một số công trình kiến trúc tôn giáo đẹp và ấn tượng được tuyển chọn từ cuộc thi “The World Architecture Festival”. Với kiến trúc giản dị mà độc đáo của mình, các công trình mang đến một cái nhìn khác so với quan niệm kiến trúc nhà thờ thông thường. Ngay bên dưới là các tác phẩm tiếp theo trong loạt bài này. Mời các bạn cùng khám phá.
3. Nhà thờ “Ánh sáng của cuộc sống” (Light of Life)- Hàn Quốc
Nếu bạn đến Hàn Quốc, công trình nhà thờ “Light of Life” có thể được tìm thấy ở cuối đường SeolGok, phía Nam của núi Bori, cách thủ đô Seoul 30 km. Công trình được thiết kế kiến trúc bởi công ty Shinslab Architecture, IISAC ; Bollinger & Grohmann, AIST thiết kế kết cấu và nhà thầu xây dựng là công ty ELAND construction.
Công trình được xây dựng là trung tâm của ngôi làng dành cho các mục sư, được khởi xướng bởi hội đồng của nhà thờ “Nam Seoul Grace”. Vì vậy, nhà thờ “Light of Life” cũng như các nhà thờ khác, mở cửa ngày Chủ nhật và cả các ngày trong tuần.
Dự án bắt đầu xây dựng từ năm 2008, và sau 6 năm xây dựng, đã được đưa vào hoạt động vào năm 2014 với tổng diện tích mặt bằng 4109 mét vuông. Công trình đối mặt với một thách thức không nhỏ về mặt kiến trúc cảnh quan từ việc địa điểm xây dựng là khu vực sườn núi với khu rừng xung quanh.
Để giảm thiểu các tác động từ việc xây dựng một công trình ở khu vực tương đối còn hoang sơ mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, các kiến trúc sư của dự án cố gắng tạo ra sự hài hoà giữa dự án và cảnh quan của khu vực. Ở giữa sườn núi có một khu vực bằng phẳng và hướng về phái Nam với diện tích 1500 mét vuông, đó chính là nơi xây dựng của công trình.
Bên ngoài công trình được làm từ các vật liệu trong suốt và có khả năng phản chiếu như kính và polycarbon, công trình có thể hài hoà không gian bên ngoài, cũng như có thể phản chiếu mà không chắn đi ánh nắng Mặt trời.
Trái lại với các vật liệu bên ngoài, khu trung tâm của công trình-giáo đường, được làm từ gỗ của cây tuyết tùng đỏ của vùng Siberian với nhà cung cấp từ Hàn Quốc và Nga, tạo ra một không gian rất khác biệt.
Kiến trúc của công trình thể hiện rõ ý đồ thiết kế không gian của tôn giáo Protestant khác hẳn với kiến trúc của các nhà thờ truyền thống: không quá nhiều hoa văn hoạ tiết và đề cao đến sự đơn giản, tuy nhiên vì còn mang ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc, dự án cố gắng đem đến cảm xúc chính cho người xem: các nghi thức và một số ít các hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Theo kiến trúc đặc thù của các công trình tôn giáo, khu giáo đường được thiết kế theo dạng hình tròn. Ở trung tâm của giáo đường là biểu tượng đặc trưng của đạo Cơ Đốc - cây thập giá, được làm bằng nhôm và viền bằng các đường hàn thép, đặt ở hồ nước dành cho lễ rửa rội, và là biểu tượng của sự hồi sinh.
Mái vòm của khu giáo đường, là một hình bán cầu, một dạng kiến trúc có thể tìm thấy ở đền Pantheon, Roma. Tuy nhiên, điều đặc biệt, cũng chính là điểm nhấn của công trình, chính là cách sắp xếp trên bề mặt của hệ vòm - không chỉ là những khúc gỗ bình thường, mà như một khu rừng, với những cây gỗ sống động.
Để chịu được sức nặng từ tải trọng rất lớn của hệ thống “rừng gỗ” bên trên, kết hợp với không gian vượt nhịp lớn, hệ thống kết cấu chịu lực chính của mái vòm là kết cấu thép. Hệ thống mạng lưới kết cấu thép bên dưới được đan xen vào các thanh gỗ, vừa có tác dụng chịu lực, vừa không cản trở ánh sáng từ bên trên mái vòm.
Với sự khác biệt từ kiến trúc, cho đến sự nhận thức về mặt tôn giáo, công trình “Light of Life” với hiệu ứng ánh sáng được tạo ra đầy sáng tạo và phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực công trình được xây dựng, từ hình ảnh, các biểu tượng và thông điệp của nó, là một niềm cảm hứng cho tất cả mọi người khi xem công trình này.
3. Nhà thờ “Ánh sáng của cuộc sống” (Light of Life)- Hàn Quốc
Nếu bạn đến Hàn Quốc, công trình nhà thờ “Light of Life” có thể được tìm thấy ở cuối đường SeolGok, phía Nam của núi Bori, cách thủ đô Seoul 30 km. Công trình được thiết kế kiến trúc bởi công ty Shinslab Architecture, IISAC ; Bollinger & Grohmann, AIST thiết kế kết cấu và nhà thầu xây dựng là công ty ELAND construction.
Công trình được xây dựng là trung tâm của ngôi làng dành cho các mục sư
Vì trí của công trình-nằm giữa rừng núi
Dự án bắt đầu xây dựng từ năm 2008, và sau 6 năm xây dựng, đã được đưa vào hoạt động vào năm 2014 với tổng diện tích mặt bằng 4109 mét vuông. Công trình đối mặt với một thách thức không nhỏ về mặt kiến trúc cảnh quan từ việc địa điểm xây dựng là khu vực sườn núi với khu rừng xung quanh.
Mặt cắt của công trình
Chi tiết công trình theo mô phỏng
Để giảm thiểu các tác động từ việc xây dựng một công trình ở khu vực tương đối còn hoang sơ mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, các kiến trúc sư của dự án cố gắng tạo ra sự hài hoà giữa dự án và cảnh quan của khu vực. Ở giữa sườn núi có một khu vực bằng phẳng và hướng về phái Nam với diện tích 1500 mét vuông, đó chính là nơi xây dựng của công trình.
Các loại vật liệu trong suốt và có thể phản chiếu ánh sáng được sử dụng cho mặt ngoài của công trình
Bên ngoài công trình được làm từ các vật liệu trong suốt và có khả năng phản chiếu như kính và polycarbon, công trình có thể hài hoà không gian bên ngoài, cũng như có thể phản chiếu mà không chắn đi ánh nắng Mặt trời.
Vật liệu bên trong công trình được làm chủ yếu từ gỗ của cây tuyết tùng đỏ
Trái lại với các vật liệu bên ngoài, khu trung tâm của công trình-giáo đường, được làm từ gỗ của cây tuyết tùng đỏ của vùng Siberian với nhà cung cấp từ Hàn Quốc và Nga, tạo ra một không gian rất khác biệt.
Bên trong dự án chỉ sử dụng một số ít các hình ảnh nghệ thuật, hướng đến sự đơn giản
Kiến trúc của công trình thể hiện rõ ý đồ thiết kế không gian của tôn giáo Protestant khác hẳn với kiến trúc của các nhà thờ truyền thống: không quá nhiều hoa văn hoạ tiết và đề cao đến sự đơn giản, tuy nhiên vì còn mang ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc, dự án cố gắng đem đến cảm xúc chính cho người xem: các nghi thức và một số ít các hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Cây thập giá-biểu tượng của đạo Cơ Đốc
Theo kiến trúc đặc thù của các công trình tôn giáo, khu giáo đường được thiết kế theo dạng hình tròn. Ở trung tâm của giáo đường là biểu tượng đặc trưng của đạo Cơ Đốc - cây thập giá, được làm bằng nhôm và viền bằng các đường hàn thép, đặt ở hồ nước dành cho lễ rửa rội, và là biểu tượng của sự hồi sinh.
Rừng cây gỗ trên mái vòm của công trình...
...và hiệu ứng ánh sáng của nó
Mái vòm của khu giáo đường, là một hình bán cầu, một dạng kiến trúc có thể tìm thấy ở đền Pantheon, Roma. Tuy nhiên, điều đặc biệt, cũng chính là điểm nhấn của công trình, chính là cách sắp xếp trên bề mặt của hệ vòm - không chỉ là những khúc gỗ bình thường, mà như một khu rừng, với những cây gỗ sống động.
Hệ thống chịu lực của mái vòm bằng kết cấu thép
Để chịu được sức nặng từ tải trọng rất lớn của hệ thống “rừng gỗ” bên trên, kết hợp với không gian vượt nhịp lớn, hệ thống kết cấu chịu lực chính của mái vòm là kết cấu thép. Hệ thống mạng lưới kết cấu thép bên dưới được đan xen vào các thanh gỗ, vừa có tác dụng chịu lực, vừa không cản trở ánh sáng từ bên trên mái vòm.
Với sự khác biệt từ kiến trúc, cho đến sự nhận thức về mặt tôn giáo, công trình “Light of Life” với hiệu ứng ánh sáng được tạo ra đầy sáng tạo và phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực công trình được xây dựng, từ hình ảnh, các biểu tượng và thông điệp của nó, là một niềm cảm hứng cho tất cả mọi người khi xem công trình này.
[P2] Công trình kiến trúc tôn giáo đẹp nhất thế giới
Reviewed by Unknown
on
05:50
Rating:
Không có nhận xét nào: