Kiến trúc trường mầm non Hanazono - Nhật Bản
Chi tiết dự án
Giáo dục là một trong những mục tiêu sống còn đối với bất kỳ quốc gia nào, để tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của những mầm non tương lai của đất nước. Trường mầm non Hanazono được sinh ra như thế, với kinh nghiệm và sự sáng tạo của con người, để là nơi ươm mầm và bảo vệ những mầm non đó trước những thách thức khắc nghiệt từ thiên nhiên.
Thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới duyên hải, và cũng như hầu hết các vùng khác trên lãnh thổ Nhật Bản, đảo Miyako-jima thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão từ biển khơi, và kiến trúc nơi đây buộc phải tìm cách thích nghi với điều này.
Các phần trong các công trình nơi đây phải có một độ gắn kết tương đối lớn để đủ sức chống chọi với bão, nhưng phải đảm bảo sự thông gió. Công trình trường mầm non Hanazono cũng được thiết kế theo tiêu chí này, và đồng thời phải chống chọi lại những cơn mưa lớn và đặc biệc là những mảnh vụn - thứ rất nguy hiểm với trẻ em.
Kết cấu được chọn là một công trình hai tầng bằng bê tông cốt thép với tường được lát bằng gạch ceramic đỏ - một loại vật liệu địa phương. Hệ thống bao che của công trình là các tấm kính cường lực kết hợp với các khối bê tông rỗng, có tác dụng bảo vệ công trình khỏi các vật nguy hiểm trong các cơn bão, che nắng nhưng vẫn đảm bảo vấn đề không khí cho bên trong.
Không gian bên trong công trình được chia thành hai khu vực riêng biệt: tầng trệt có khuynh hướng thiết kế dành cho các hoạt động tập thể, còn tầng hai được thiết kế với không gian tách biệt và yên tĩnh hơn.
Các không gian của tầng một có một điểm chung là đều được thiết kế dành cho các hoạt động của lứa tuổi mầm non. Đó là không gian dành cho sự sáng tạo-các phòng tập vẽ, là khu vực vui chơi chung, và cũng là khu vực ăn tập thể với khuynh hướng mở.
Đặc biệt ở không gian này còn có một góc nhỏ rất đặc biệt, “góc giày hộp”, với không gian nằm cả trong và ngoài công trình, và tường được sơn như một tấm bảng. Tất cả được tạo ra để đảm bảo sự phát triển tốt nhất về thể chất của các thành viên nhỏ tuổi.
Tầng hai của công trình của công trình có khuynh hướng khép kín hơn, là khu vực dành cho phòng đọc truyện, 1 phòng sinh hoạt nhỏ, và 6 phòng dành cho các thành viên được ngủ lại. Đây thực sự là một ngôi nhà thứ hai của chúng.
Điểm nhấn của công trình nằm ở cách bố trí không gian là đặc trưng của hai tầng, là các vị trí cửa sổ được đặt ở các phòng, cho phép không khí được lưu thông dễ dàng trong công trình, và sự tiếp nối giữa không gian bên ngoài và bên trong nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn khi cần thiết.
Công trình trường mầm non Hanazono là minh chứng cho thấy sự nỗ lực, quý trọng của người trưởng thành dành cho giáo dục nói chung và những mầm non tương lai của đất nước nói riêng. Điều kiện tự nhiên của đảo Miyako-jima và nước ta, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, là tương đối giống nhau, thiết nghĩ một sự học hỏi và sáng tạo ở đây là cần thiết.
- Công ty thiết kế kiến trúc: công ty Hibino Sekkei và Youji no Shiro
- Kiến trúc sư: Taku Hibino
- Toạ lạc: tỉnh Okinawa, Nhật Bản
- Diện tích: 1107 m2
- Năm hoàn thành: 2015
Giáo dục là một trong những mục tiêu sống còn đối với bất kỳ quốc gia nào, để tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của những mầm non tương lai của đất nước. Trường mầm non Hanazono được sinh ra như thế, với kinh nghiệm và sự sáng tạo của con người, để là nơi ươm mầm và bảo vệ những mầm non đó trước những thách thức khắc nghiệt từ thiên nhiên.
Vị trí đảo Miyako-jima trên lãnh thổ Nhật Bản
Thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới duyên hải, và cũng như hầu hết các vùng khác trên lãnh thổ Nhật Bản, đảo Miyako-jima thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão từ biển khơi, và kiến trúc nơi đây buộc phải tìm cách thích nghi với điều này.
Mặt cắt công trình
Các hướng chiếu của công trình
Mặt bằng của công trình được thiết kế dài và hẹp theo hướng tác dụng của lực gió
Các phần trong các công trình nơi đây phải có một độ gắn kết tương đối lớn để đủ sức chống chọi với bão, nhưng phải đảm bảo sự thông gió. Công trình trường mầm non Hanazono cũng được thiết kế theo tiêu chí này, và đồng thời phải chống chọi lại những cơn mưa lớn và đặc biệc là những mảnh vụn - thứ rất nguy hiểm với trẻ em.
Các phần của công trình tạo nên các khối gắn kết
Kết cấu được chọn là một công trình hai tầng bằng bê tông cốt thép với tường được lát bằng gạch ceramic đỏ - một loại vật liệu địa phương. Hệ thống bao che của công trình là các tấm kính cường lực kết hợp với các khối bê tông rỗng, có tác dụng bảo vệ công trình khỏi các vật nguy hiểm trong các cơn bão, che nắng nhưng vẫn đảm bảo vấn đề không khí cho bên trong.
Hệ thống tường được lát bằng gạch ceramic đỏ
Hệ thống bao che của công trình được làm từ kính và các khối bê tông rỗng
Không gian bên trong công trình được chia thành hai khu vực riêng biệt: tầng trệt có khuynh hướng thiết kế dành cho các hoạt động tập thể, còn tầng hai được thiết kế với không gian tách biệt và yên tĩnh hơn.
Tầng trệt dành cho các hoạt động tập thể
Các không gian của tầng một có một điểm chung là đều được thiết kế dành cho các hoạt động của lứa tuổi mầm non. Đó là không gian dành cho sự sáng tạo-các phòng tập vẽ, là khu vực vui chơi chung, và cũng là khu vực ăn tập thể với khuynh hướng mở.
Khu vực dành cho sự sáng tạo-phòng tập vẽ
Phòng ăn với không gian mở
Đặc biệt ở không gian này còn có một góc nhỏ rất đặc biệt, “góc giày hộp”, với không gian nằm cả trong và ngoài công trình, và tường được sơn như một tấm bảng. Tất cả được tạo ra để đảm bảo sự phát triển tốt nhất về thể chất của các thành viên nhỏ tuổi.
Shoebox corner (góc giày hộp)-không gian nằm cả bên trong và bên ngoài công trình
Tầng hai của công trình của công trình có khuynh hướng khép kín hơn, là khu vực dành cho phòng đọc truyện, 1 phòng sinh hoạt nhỏ, và 6 phòng dành cho các thành viên được ngủ lại. Đây thực sự là một ngôi nhà thứ hai của chúng.
Không gian tĩnh lặng của lầu 2
Cách bố trí hệ thống thông gió cho tầng hai của công trình
Điểm nhấn của công trình nằm ở cách bố trí không gian là đặc trưng của hai tầng, là các vị trí cửa sổ được đặt ở các phòng, cho phép không khí được lưu thông dễ dàng trong công trình, và sự tiếp nối giữa không gian bên ngoài và bên trong nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn khi cần thiết.
Công trình trường mầm non Hanazono là minh chứng cho thấy sự nỗ lực, quý trọng của người trưởng thành dành cho giáo dục nói chung và những mầm non tương lai của đất nước nói riêng. Điều kiện tự nhiên của đảo Miyako-jima và nước ta, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, là tương đối giống nhau, thiết nghĩ một sự học hỏi và sáng tạo ở đây là cần thiết.
Kiến trúc trường mầm non Hanazono - Nhật Bản
Reviewed by Unknown
on
05:45
Rating:
Không có nhận xét nào: