Những khung giờ hoàn hảo cho nhiếp ảnh gia
Hàng ngày Trái đất luôn tự quay một vòng, qua đó tạo nên hiện tượng ngày và đêm. Trong chu kỳ một ngày đó, nguồn sáng từ Mặt trời cũng thay đổi rất nhiều, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như góc chiếu sáng và điều kiện thời tiết, khí quyển. Xem thêm: Khung giờ vàng trong nhiếp ảnh là gì ?.
Để đơn giản, bạn có thể phân chia một ngày thành các phần khác nhau dựa trên góc của mặt trời so với đường chân trời. Dưới đây là các thời điểm đáng chú ý trong ngày, đựac chia dựa theo góc của Mặt trời:
Ngoài ra, thời điểm chạng vạng (sau khi Mặt trời lặn, trước khi Mặt trời mọc) cũng có thể được phân chia thành nhiều khoảng thời gian với điều kiện sáng khác nhau:
Hình trên đây minh họa cho các khái niệm ở trên. Tùy thuộc vào việc bạn đang ở đâu trên trái đất, các khoảng thời gian này sẽ diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Để biết thời gian chính xác cho các mốc trên, bạn có thể sử dụng trang SunCalc. Nếu muốn biết chính xác thời gian dựa theo góc của Mặt trời, bạn có thể sử dụng công cụ khác là golden-hour.
Những thời điểm "vàng"
Giờ xanh và giờ vàng là những khoảng thời gian rất tuyệt để chụp ảnh phong cảnh, bởi lúc này ánh nắng Mặt trời không bị gắt mà rất dịu, tông màu cũng ấm hơn.
Giờ vàng
Giờ vàng là khoảng thời gian mà màu sắc của bầu trời chuyển dần từ màu đỏ, cam thành tông màu vàng. Ánh sáng Mặt trời lúc này dịu và ít tương phản. Do vậy, các hình ảnh đổ bóng trong hình sẽ không bị quá đậm. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh.
Đây cũng là khoảng thời gian tốt để chụp chân dung. Bạn có thể dùng trực tiếp ánh sáng Mặt trời để làm nguồn sáng đằng sau chủ thể.
Khi góc của mặt trời là dưới 0,5 độ, mặt trăng sẽ dần hiện ra, và bạn có thể chụp Mặt trăng ngay lúc này. Bức ảnh sẽ ấn tượng hơn khi được chụp vào đúng ngày rằm, khi Mặt trăng có kích cỡ to nhất.
Giờ vàng vào buổi sáng là khi Mặt trời nằm ở góc từ -4° tới 6°, ngược lại giờ vào vào buổi chiều là khi Mặt trời ở góc 6° tới -4°.
Giờ xanh
Trong thời điểm này, bầu trời có sắc xanh đậm với nhiệt màu tương đối lạnh và màu sắc chung đậm hơn. Khi giờ xanh bắt đầu (vào buổi tối) và kết thúc (buổi sáng), bạn có thể thấy ở đường chân trời có một dải chuyển màu đều đặn từ xanh dương tới da cam.
Ở các thành phố lớn thì các tòa nhà và đường phố vẫn đang có đèn, nên bạn có thể chụp cảnh thành phố rất đẹp. Những khoảng chuyển màu như đã nói ở trên cũng có thể đem lại cho bạn bức ảnh phong cảnh ấn tượng. Nền trời màu xanh cũng giúp làm Mặt trăng nổi bật hơn.
Giờ xanh vào buổi tối là ngay sau khoảng giờ vàng, còn buổi sáng là ngay trước giờ vàng.
Giờ xanh vào buổi sáng là khi mặt trời nằm ở góc từ -6° tới -4°, ngược lại giờ vào vào buổi chiều là khi mặt trời ở góc -4° tới -6°.
Chạng vạng
Đây là thời điểm giữa lúc Mặt trời lặn và mọc, khi Mặt trời đi xuống phía dưới đường chân trời. Lúc này bạn không trực tiếp nhìn thấy Mặt trời, nhưng ánh sáng từ Mặt trời vẫn được khuếch tán qua các tầng khí quyển. Như đã nói ở trên, thời điểm chạng vạng chia thành ba khoảng. Các khoảng thời gian trời chạng vạng tối cũng có trùng với khoảng giờ vàng/giờ xanh, các bạn có thể xem ở trên.
Mặt trời sắp mọc/vừa lặn
Vào lúc này Mặt trời vẫn còn ở rất gần đường chân trời, do vậy trời vẫn còn đủ sáng để bạn nhận ra được các sự vật. Các đám mây lúc này có thể mang cả hai tông màu nóng (đỏ, cam) tới lạnh (xanh). Đây cũng là thời điểm mà bầu trời thay đổi nhanh nhất, và chỉ kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
Lúc này thành phố đã lên đèn, đường chân trời sáng tỏ và một vài ngôi sao sáng đã có thể nhìn thấy được trên bầu trời. Do ánh sáng lúc này được tản ra và các đám mây tạo thành những sắc thái khác nhau trên bầu trời, thời điểm này rất thích hợp để chụp phong cảnh phố xá.
Đây cũng là thời điểm rất tuyệt để chụp Mặt trăng. Lúc này ánh sáng mặt trời vẫn còn đủ để nhìn thấy một số cảnh vật, còn Mặt trăng thì chưa sáng rõ lắm. Như vậy độ sáng của các đối tượng này sẽ không chênh lệch nhau nhiều, và có thể ghi lại được trong cùng một bức ảnh.
Trời sắp sáng/sắp tối
Vào lúc này trời đã tối hơn, mang sắc màu xanh đậm, nhưng bạn vẫn có thể nhận ra được đường chân trời và một vài ngôi sao.
Đây là thời điểm thích hợp để chụp các khung cảnh đường phố, hoặc phơi sáng. Với ánh sáng nhẹ trên bầu trời, bạn có thể phơi sáng mà không cần phải dùng tới filter ND để ảnh tối đi. Lúc này Mặt trăng đã sáng hơn, nên sẽ khó chụp với ánh sáng hài hòa, nhưng bạn lại có thể tận dụng để chụp kiểu các sự vật in bóng lên nền trời.
Khi trời tối hẳn
Đây là lúc trời đã tối hẳn, và sao bắt đầu hiện rõ. Thời điểm này là phù hợp để chụp các bức ảnh phơi sáng, hoặc tận dụng ánh sáng từ Mặt trăng cho các bức ảnh của mình.
Vào thời điểm đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng có kích thước nhỏ nhất vào buổi tối thì trời sẽ càng tối hơn. Khi đó bạn có thể quan sát các hiện tượng thiên văn học như sao, chòm sao hay hiện tượng tinh vân…
Ban ngày
Thời gian ban ngày, khi Mặt trời mọc ở góc cao hơn 6°, là thời gian rất khó chụp ảnh, vì cường độ sáng cao, tạo nên sự tương phản mạnh. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, ví dụ trong những ngày có mây thì ánh nắng sẽ bị tản nên đỡ gắt hơn.
Nếu không chụp ảnh, bạn có thể dùng khoảng thời gian này để tìm địa điểm chụp ảnh, hay lên kế hoạch cho việc chụp trong khung giờ đẹp.
Ban đêm
Đây là khoảng thời gian không có ánh sáng Mặt trời, khi góc của Mặt trời là dưới -18°. Lúc này trên trời chỉ còn trăng và sao. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để chụp các chòm sao hoặc đặc tả mặt trăng. Để làm chủ được kỹ thuật chụp, bạn cần phải biết thời gian chạng vạng sẽ kết thúc khi nào.
Chúc bạn có được những tấm hình và ánh sáng ưng ý.
Để đơn giản, bạn có thể phân chia một ngày thành các phần khác nhau dựa trên góc của mặt trời so với đường chân trời. Dưới đây là các thời điểm đáng chú ý trong ngày, đựac chia dựa theo góc của Mặt trời:
Ngoài ra, thời điểm chạng vạng (sau khi Mặt trời lặn, trước khi Mặt trời mọc) cũng có thể được phân chia thành nhiều khoảng thời gian với điều kiện sáng khác nhau:
Hình trên đây minh họa cho các khái niệm ở trên. Tùy thuộc vào việc bạn đang ở đâu trên trái đất, các khoảng thời gian này sẽ diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Để biết thời gian chính xác cho các mốc trên, bạn có thể sử dụng trang SunCalc. Nếu muốn biết chính xác thời gian dựa theo góc của Mặt trời, bạn có thể sử dụng công cụ khác là golden-hour.
SunCalc có thể cho bạn biết những thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh trong ngày
Những thời điểm "vàng"
Giờ xanh và giờ vàng là những khoảng thời gian rất tuyệt để chụp ảnh phong cảnh, bởi lúc này ánh nắng Mặt trời không bị gắt mà rất dịu, tông màu cũng ấm hơn.
Giờ vàng
Giờ vàng là khoảng thời gian mà màu sắc của bầu trời chuyển dần từ màu đỏ, cam thành tông màu vàng. Ánh sáng Mặt trời lúc này dịu và ít tương phản. Do vậy, các hình ảnh đổ bóng trong hình sẽ không bị quá đậm. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh.
Trong khung giờ vàng, đôi lúc màu trời chuyển sang tông màu đỏ hoặc cam đậm.
Lúc này thì Mặt trời đã xuống thấp và ánh sáng không quá gắt. Bạn có thể khéo léo đưa Mặt trời vào trong khung hình để tăng sự ấn tượng.
Bãi biển Pregonda, Menorca trong khung giờ vàng.
Đây cũng là khoảng thời gian tốt để chụp chân dung. Bạn có thể dùng trực tiếp ánh sáng Mặt trời để làm nguồn sáng đằng sau chủ thể.
Trong khung giờ này, bạn có thể dùng ánh sáng Mặt trời để chiếu sáng phía sau chủ thể.
Khi góc của mặt trời là dưới 0,5 độ, mặt trăng sẽ dần hiện ra, và bạn có thể chụp Mặt trăng ngay lúc này. Bức ảnh sẽ ấn tượng hơn khi được chụp vào đúng ngày rằm, khi Mặt trăng có kích cỡ to nhất.
Giờ vàng vào buổi sáng là khi Mặt trời nằm ở góc từ -4° tới 6°, ngược lại giờ vào vào buổi chiều là khi Mặt trời ở góc 6° tới -4°.
Giờ xanh
Trong thời điểm này, bầu trời có sắc xanh đậm với nhiệt màu tương đối lạnh và màu sắc chung đậm hơn. Khi giờ xanh bắt đầu (vào buổi tối) và kết thúc (buổi sáng), bạn có thể thấy ở đường chân trời có một dải chuyển màu đều đặn từ xanh dương tới da cam.
Ở các thành phố lớn thì các tòa nhà và đường phố vẫn đang có đèn, nên bạn có thể chụp cảnh thành phố rất đẹp. Những khoảng chuyển màu như đã nói ở trên cũng có thể đem lại cho bạn bức ảnh phong cảnh ấn tượng. Nền trời màu xanh cũng giúp làm Mặt trăng nổi bật hơn.
Giờ xanh vào buổi tối là ngay sau khoảng giờ vàng, còn buổi sáng là ngay trước giờ vàng.
Trong khoảng giờ xanh, bầu trời chuyển đều đặn từ màu cam sang xanh
Lúc này bầu trời có màu xanh, còn ở vị trí có mặt trời mọc/lặn sẽ xen chút màu đỏ/vàng.
Giờ xanh vào buổi sáng là khi mặt trời nằm ở góc từ -6° tới -4°, ngược lại giờ vào vào buổi chiều là khi mặt trời ở góc -4° tới -6°.
Chạng vạng
Đây là thời điểm giữa lúc Mặt trời lặn và mọc, khi Mặt trời đi xuống phía dưới đường chân trời. Lúc này bạn không trực tiếp nhìn thấy Mặt trời, nhưng ánh sáng từ Mặt trời vẫn được khuếch tán qua các tầng khí quyển. Như đã nói ở trên, thời điểm chạng vạng chia thành ba khoảng. Các khoảng thời gian trời chạng vạng tối cũng có trùng với khoảng giờ vàng/giờ xanh, các bạn có thể xem ở trên.
Trái đất trong thời điểm chạng vạng, với một nửa đã tối đen và một nửa còn đang sáng. Ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Mặt trời sắp mọc/vừa lặn
Vào lúc này Mặt trời vẫn còn ở rất gần đường chân trời, do vậy trời vẫn còn đủ sáng để bạn nhận ra được các sự vật. Các đám mây lúc này có thể mang cả hai tông màu nóng (đỏ, cam) tới lạnh (xanh). Đây cũng là thời điểm mà bầu trời thay đổi nhanh nhất, và chỉ kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
Lúc này thành phố đã lên đèn, đường chân trời sáng tỏ và một vài ngôi sao sáng đã có thể nhìn thấy được trên bầu trời. Do ánh sáng lúc này được tản ra và các đám mây tạo thành những sắc thái khác nhau trên bầu trời, thời điểm này rất thích hợp để chụp phong cảnh phố xá.
Các đám mây mang nhiều màu sắc
Sắc cam và đỏ phủ kín bầu trời
Đây cũng là thời điểm rất tuyệt để chụp Mặt trăng. Lúc này ánh sáng mặt trời vẫn còn đủ để nhìn thấy một số cảnh vật, còn Mặt trăng thì chưa sáng rõ lắm. Như vậy độ sáng của các đối tượng này sẽ không chênh lệch nhau nhiều, và có thể ghi lại được trong cùng một bức ảnh.
Trời sắp sáng/sắp tối
Vào lúc này trời đã tối hơn, mang sắc màu xanh đậm, nhưng bạn vẫn có thể nhận ra được đường chân trời và một vài ngôi sao.
Đây là thời điểm thích hợp để chụp các khung cảnh đường phố, hoặc phơi sáng. Với ánh sáng nhẹ trên bầu trời, bạn có thể phơi sáng mà không cần phải dùng tới filter ND để ảnh tối đi. Lúc này Mặt trăng đã sáng hơn, nên sẽ khó chụp với ánh sáng hài hòa, nhưng bạn lại có thể tận dụng để chụp kiểu các sự vật in bóng lên nền trời.
Những công trình xây dựng sẽ rất phù hợp với khoảng thời gian này
Một công trình cổ in bóng trên nền là mặt trăng
Khi trời tối hẳn
Đây là lúc trời đã tối hẳn, và sao bắt đầu hiện rõ. Thời điểm này là phù hợp để chụp các bức ảnh phơi sáng, hoặc tận dụng ánh sáng từ Mặt trăng cho các bức ảnh của mình.
Khi trời tối các ngôi sao sẽ hiện ra rõ hơn
Vào thời điểm đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng có kích thước nhỏ nhất vào buổi tối thì trời sẽ càng tối hơn. Khi đó bạn có thể quan sát các hiện tượng thiên văn học như sao, chòm sao hay hiện tượng tinh vân…
Ban ngày
Thời gian ban ngày, khi Mặt trời mọc ở góc cao hơn 6°, là thời gian rất khó chụp ảnh, vì cường độ sáng cao, tạo nên sự tương phản mạnh. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, ví dụ trong những ngày có mây thì ánh nắng sẽ bị tản nên đỡ gắt hơn.
Nếu không chụp ảnh, bạn có thể dùng khoảng thời gian này để tìm địa điểm chụp ảnh, hay lên kế hoạch cho việc chụp trong khung giờ đẹp.
Ban đêm
Đây là khoảng thời gian không có ánh sáng Mặt trời, khi góc của Mặt trời là dưới -18°. Lúc này trên trời chỉ còn trăng và sao. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để chụp các chòm sao hoặc đặc tả mặt trăng. Để làm chủ được kỹ thuật chụp, bạn cần phải biết thời gian chạng vạng sẽ kết thúc khi nào.
Chúc bạn có được những tấm hình và ánh sáng ưng ý.
Theo PetaPixel
Những khung giờ hoàn hảo cho nhiếp ảnh gia
Reviewed by Unknown
on
05:55
Rating:
Không có nhận xét nào: