.

Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh

Hiện tượng flare xảy ra khi những tia sáng không được định hình đi qua ống kính và vào bề mặt film hoặc cảm biến máy ảnh. Thường thì dấu hiệu flare xuất hiện trong khung hình là những hình sáng đa giác có số cạnh tuỳ thuộc vào cấu tạo của hệ thống lá khẩu của ống kính. Hậu quả của hiện tượng này là làm suy giảm độ tương phản tổng thể của một khung ảnh, nếu bị nặng thì chi tiết ảnh bị thất thoát đáng kể. Nhưng, trong một số tình huống, hiện tượng flare ở mức độ nhất định nào đó sẽ giúp bức ảnh tăng thêm sức hấp dẫn, ấn tượng. Vậy, hiểu về nó cũng là điều cần để tránh tổn hại cho bức ảnh và biết cách tận dụng nó khi cần để bức ảnh tốt hơn.

Flare là gì?
Một số người vẫn gọi hiện tượng này bằng nguyên ngữ "flare", số khác thì dịch ra là "loé sáng". Định danh sao cũng được miễn là hiểu trúng, nhưng mình thấy cứ gọi "flare" thì khái niệm dễ hình dung hơn.

nhiếp ảnh
Hình ảnh là ánh sáng. Trước khi ánh sáng đến cảm biến ảnh hoặc bề mặt film thì đi xuyên qua ống kính. Ánh sáng đi qua hệ thống các cụm thấu kính trong ống kính là một tiến trình khúc xạ. Ánh sáng đi qua thấu kính hội tụ sẽ bị bẻ gập nhiều nhất ở phía ngoài vành và ít nhất ở tâm thấu kính - nơi hai mặt thuỷ tinh gần như song song. Nên, mỗi tia sáng phản chiếu từ chủ đề khi đi qua thấu kính lồi sẽ quy về điểm hội tụ hoặc là tiêu điểm. Ánh sáng từ các phần cao hơn và thấp hơn của chủ đề cũng được hội tụ bên trên hay dưới điểm này, và tất cả nằm trên cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng hội tụ. Hình ảnh trên mặt phẳng hội tụ này (lộn ngược đầu) chính là hình ảnh ta thấy trên kính mờ canh nét và là hình ảnh in vào bộ cảm biến ảnh.

iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh

Thế nhưng, những tia sáng từ nguồn sáng có cường độ mạnh nằm bên ngoài khung chiếu chéo góc đi xuyên qua ống kính lại không theo quy trình khúc xạ định hình trên. Có người diễn tả như là những tia sáng đi lạc, lạc hướng... Các tia sáng khi đi vào trong hệ thấu kính, bị phản xạ trên các bề mặt thấu kính thường là với cường độ sáng mạnh, tạo ra các tia sáng phản chiếu đa chiều, ngoài ý muốn, làm suy giảm các tia sáng định hình khác và hình thành một vệt sáng cùng các hình đa giác xuất hiện trong khung hình - hiện tượng flare.

iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
  • Tia sáng đỏ: Hướng đi của các tia sáng trong khung hình, đi vào ống kính, tiến trình khúc xạ, và hội tụ trên bề mặt cảm biến ảnh.
  • Tia sáng xanh lam: Hướng đi của tia sáng từ một nguồn sáng bên ngoài khung ảnh, có cường độ sáng mạnh, phản xạ ở thấu kính đầu tiên, tạo ra đường đi lạc khi đến cảm biến, làm suy giảm các tia sáng khác dẫn đến khung hình tổng thể mờ nhoè, mất chi tiết.
Về lý thuyết thì hiện tượng flare xảy ra bên trong ống kính, nhưng điều kiện là tia sáng đi vào từ một nguồn sáng có cường độ mạnh (ít nhất là tương đương với ánh sáng khúc xạ). Có thể đó là mặt trời, bóng đèn pha, mặt trăng... Chính vì vậy, các thấu kính bên trong ống kính thường được tráng phủ một lớp chống phản xạ nhằm hạn chế flare, nhưng không thể triệt tiêu hoàn toàn. Các tia sáng vẫn phản chiếu phần nào gây nên flare xuất hiện như một hình đa giác do phản xạ qua các cạnh của hệ thống lá khẩu.

Các loại flare


iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
Veiling Flare (flare phủ): Là loại flare xuất hiện với nguồn sáng nằm ngoài góc nhìn của ống kính, tạo ra hiện tượng đối tượng chụp bì mờ nhoè, độ tương phản rất thấp.


iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
Loại flare này nếu biết tận dụng ở một góc nhìn nào đó, vừa đủ và ở cường độ sáng đúng mức, đối tượng ảnh sẽ ấn tượng. Dĩ nhiên còn tuỳ thuộc góc chụp nhất định, chiều dài tiêu cự ống kính, chất lương quang học của ống kính nữa.


iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
Ghosting Flare: Là loại flare có hình dạng chuỗi hình đa giác cùng với một chuỗi sọc sáng kéo dài trong khung ảnh. Các hình đa giác lại có kích thước lớn nhỏ khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng lá khẩu trong ống kính mà thành. Ống kính càng có nhiều thấu kính hay cụm thấu kính thì các hình đa giác nhau xuất hiện càng nhiều, vì các tia sáng đi lạc này phản chiếu nhiều lần.

iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
Sensor / Red Dot Flare: Là loại flare xảy ra khi tia sáng đi qua ống kính đến cảm biến ảnh, rồi phản xạ qua lại giữa cảm biến với các thấu kính của ống kính tạo ra các vệt đỏ trên ảnh. Hiện tượng này xảy ra với tia sáng cường độ mạnh trực tiếp.

iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng Flare

iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
  • Số lượng thấu kính: Càng nhiều thấu kính thì càng nhiều hiện tượng flare hình đa giác.
  • Tiêu cự: Ống kính có tiêu cự càng dài càng dễ bị hiện tượng flare vì tính năng khuếch đại.
  • Thiết kế: các ống kính mới có cấu trúc thấu kính hạn chế phản chiếu, thấu kính trước thụt vào, tráng phủ các lớp nano đắt tiền...
  • Filters: Mua ống kính lại phải mua thêm filter gắn phía trước để hạn chế hiện tượng flare. Dĩ nhiên là lợi bất cập hại, cũng chính các filter này cản bớt lượng sáng tốt vào ống kính. Nên nếu cần dùng filter, hãy dùng loại tốt nhất.
  • Ống kính bẩn bụi, cũng là điều kiện tạo ra hiện tượng Veiling flare.
Các phương pháp tránh hiện tượng Flare
  • Sử dụng Hood: Thường thì sử dụng hood (loa che) ở đầu ống kính mà khi mua đi kèm là đủ. Nếu nhu cầu phức tạp hơn thì có những loại hood chuyên dùng có thể điều chỉnh được. Nhất thời thì có thể dùng tay, tờ giấy, hay vật thể gì đó che phía hướng sáng ngăn không cho đi vào ống kính lúc chụp.
  • Có tiền thì cứ sắm ống kính cao cấp, tráng phủ các lớp chống chói chống flare...
  • Ống kính một tiêu cự thì thường ít hiện tượng flare hơn ống kính đa tiêu cự (zoom).
  • Chọn góc chụp, góc nhìn, bố cục... sao cho nguồn sáng mạnh không chiếu vào ống kính trực tiếp.
iZdesigner Team - Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh
Khám phá hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh Reviewed by Unknown on 06:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.