Khám phá website của Pepsi
Thiết kế website của Pepsi là một ví dụ rất đáng chú ý. Bố cục của nó, theo cách nào đó đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người.
Hầu hết website của các hãng lớn mang đến sự kết nối trực tiếp tới các tin tức hiện thời, thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, công cụ marketing hoặc các thứ tương tự. Nhưng với trang chủ website của Pepsi thì mọi thứ lại xáo trộn lên và trông có vẻ hỗn độn. Đây là cách tiếp cận khá táo bạo từ một nhà cung cấp nước ngọt hàng đầu thế giới. Chúng ta hãy khám phá trang web của họ để xem nó có phù hợp với danh tiếng của một hãng lớn như vậy không.
Bố cục dạng lưới chia theo cấp độ
Điều đầu tiên bạn sẽ chú ý là bố cục của nó chia thành những ô vuông. Nó gần giống như những viên gạch kết hợp với hình chữ nhật, hình vuông trong một mô hình liền mạch.
Thoạt nhìn, thiết kế trông khá ồn ào. Rất nhiều màu sắc, hình dáng và kích thước chữ khiến mắt bạn phải đảo khắp cả trang. Nhưng khi thực sự tập trung vào một item nào đó, bạn sẽ thấy quảng cáo về sản phẩm, tweets, và ảnh chụp được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trông như trang chủ của Pepsi muốn tự làm vai trò kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Điều này chưa thể đánh giá là tốt hay xấu nhưng chắc chắn nó không giống chuẩn mực phổ biến mà các tập đoàn lớn áp dụng.
Khi di chuột qua những khu vực khác nhau, bạn sẽ nhìn thấy những hiệu ứng animation nhỏ. Bạn sẽ nghĩ nó được đặt nhầm chỗ nhưng chúng lại phù hợp với khung cảnh chung của bố cục độc đáo này.
Cần phải nói rằng phản ứng đầu tiên của một số người khi vào website này sẽ là rời bỏ nó ngay. Pepsi không tạo được ấn tượng tốt ban đầu với phong cách thiết kế có phần hỗn độn này.
Tuy nhiên, nếu bạn chịu nán lại và thử tương tác với nội dung, bạn sẽ đắm chìm trong hình ảnh thương hiệu của Pepsi tạo ra.
Navigation cố định bên cạnh
Một điều khác khiến cho bố cục độc đáo là phần lề của navigation bên cạnh. Chỉ có một số ít liên kết mà mỗi cái lại dẫn đến menu fly-out lớn hơn.
Việc dùng hình động ở mọi chỗ là không cần thiết lắm mặc dù trông chúng rất mượt mà và bắt mắt.
Điều kỳ lạ là mọi navigation link đều có vẻ chạy với chữ phát ra một cách sinh động. Phần chữ trông có tính đồ họa rất cao. Naviagation không đi theo quy luật truyền thống nào.
Các link thực sự về công ty được để xuống dưới cùng của trang, ở vị trí không thuận tiện lắm nếu ai đó đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin quan trọng về công ty này.
Mặc dù bố cục trang của Pepsi độc đáo và rất bắt mắt, nó xem ra vẫn không truyenf tải được sự phấn chấn. Bạn có thể cho điểm thiết kế này ở tính đa dạng của thiết kế giao diện.
Bẻ nội dung
Dường như mọi trang của website này đều được bẻ ra khỏi bố cục chính. Pepsi Shop có domain riêng, jobs/careers có trang riêng và trang sản phẩm thì lại dẫn thẳng đến Facebook.
Cấu trúc nội dung có cảm giác bị phân chia thành nhiều mảnh từ bố cục gốc.
Navigation tốt phải giúp người xem hiểu được phải đi đâu và làm gì trên website. Khi mọi người vào website của Pepsi, thứ họ cố gắng làm là gì? Và liệu bố cục web có thực sự giúp họ làm việc đó? Có nhận định cho rằng website của Pepsi chưa làm được điều này một cách hiệu quả.
Những thiết kế độc lạ và điều hướng tùy biến nổi bật về thẩm mỹ nhưng vẫn phải dựa trên nền tảng của sự gọn gàng và khả năng sử dụng ổn định.
Thiết kế mạo hiểm hay đáng khen
Một điều mà Pepsi đã làm đúng chính là hình ảnh thương hiệu trên website. Màu sắc, hình ảnh và typography rất phù hợp và minh họa rất tốt trên website.
Vấn đề là hầu hết mọi thứ khác tạo cảm giác hơi lẫn lộn trong khi người dùng web muốn tìm một sự nhẹ nhàng hơn. Điều này chưa bao giờ là tốt với mọi thiết kế web.
Giao diện phải có tính rõ ràng ngay lập tức: bạn nhìn vào nó và biết ngay phải làm gì. Không chắc liệu cách thiết kế website này có gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Pepsi không và dĩ nhiên cũng không chắc nó giúp được gì nhiều cho họ.
Trên hết, chúng ta vẫn phải dành sự ngưỡng mộ cho Pepsi vì họ đã dám làm và dám thể hiện cá tính. Nếu có một điều gì đó lớn nhất học được từ website này thì đó là phải đặt trải nghiệm của người dùng lên hàng đầu.
Bố cục dạng lưới chia theo cấp độ
Điều đầu tiên bạn sẽ chú ý là bố cục của nó chia thành những ô vuông. Nó gần giống như những viên gạch kết hợp với hình chữ nhật, hình vuông trong một mô hình liền mạch.
Thoạt nhìn, thiết kế trông khá ồn ào. Rất nhiều màu sắc, hình dáng và kích thước chữ khiến mắt bạn phải đảo khắp cả trang. Nhưng khi thực sự tập trung vào một item nào đó, bạn sẽ thấy quảng cáo về sản phẩm, tweets, và ảnh chụp được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trông như trang chủ của Pepsi muốn tự làm vai trò kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Điều này chưa thể đánh giá là tốt hay xấu nhưng chắc chắn nó không giống chuẩn mực phổ biến mà các tập đoàn lớn áp dụng.
Khi di chuột qua những khu vực khác nhau, bạn sẽ nhìn thấy những hiệu ứng animation nhỏ. Bạn sẽ nghĩ nó được đặt nhầm chỗ nhưng chúng lại phù hợp với khung cảnh chung của bố cục độc đáo này.
Cần phải nói rằng phản ứng đầu tiên của một số người khi vào website này sẽ là rời bỏ nó ngay. Pepsi không tạo được ấn tượng tốt ban đầu với phong cách thiết kế có phần hỗn độn này.
Tuy nhiên, nếu bạn chịu nán lại và thử tương tác với nội dung, bạn sẽ đắm chìm trong hình ảnh thương hiệu của Pepsi tạo ra.
Navigation cố định bên cạnh
Một điều khác khiến cho bố cục độc đáo là phần lề của navigation bên cạnh. Chỉ có một số ít liên kết mà mỗi cái lại dẫn đến menu fly-out lớn hơn.
Việc dùng hình động ở mọi chỗ là không cần thiết lắm mặc dù trông chúng rất mượt mà và bắt mắt.
Điều kỳ lạ là mọi navigation link đều có vẻ chạy với chữ phát ra một cách sinh động. Phần chữ trông có tính đồ họa rất cao. Naviagation không đi theo quy luật truyền thống nào.
Các link thực sự về công ty được để xuống dưới cùng của trang, ở vị trí không thuận tiện lắm nếu ai đó đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin quan trọng về công ty này.
Mặc dù bố cục trang của Pepsi độc đáo và rất bắt mắt, nó xem ra vẫn không truyenf tải được sự phấn chấn. Bạn có thể cho điểm thiết kế này ở tính đa dạng của thiết kế giao diện.
Bẻ nội dung
Dường như mọi trang của website này đều được bẻ ra khỏi bố cục chính. Pepsi Shop có domain riêng, jobs/careers có trang riêng và trang sản phẩm thì lại dẫn thẳng đến Facebook.
Cấu trúc nội dung có cảm giác bị phân chia thành nhiều mảnh từ bố cục gốc.
Navigation tốt phải giúp người xem hiểu được phải đi đâu và làm gì trên website. Khi mọi người vào website của Pepsi, thứ họ cố gắng làm là gì? Và liệu bố cục web có thực sự giúp họ làm việc đó? Có nhận định cho rằng website của Pepsi chưa làm được điều này một cách hiệu quả.
Những thiết kế độc lạ và điều hướng tùy biến nổi bật về thẩm mỹ nhưng vẫn phải dựa trên nền tảng của sự gọn gàng và khả năng sử dụng ổn định.
Thiết kế mạo hiểm hay đáng khen
Một điều mà Pepsi đã làm đúng chính là hình ảnh thương hiệu trên website. Màu sắc, hình ảnh và typography rất phù hợp và minh họa rất tốt trên website.
Vấn đề là hầu hết mọi thứ khác tạo cảm giác hơi lẫn lộn trong khi người dùng web muốn tìm một sự nhẹ nhàng hơn. Điều này chưa bao giờ là tốt với mọi thiết kế web.
Giao diện phải có tính rõ ràng ngay lập tức: bạn nhìn vào nó và biết ngay phải làm gì. Không chắc liệu cách thiết kế website này có gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Pepsi không và dĩ nhiên cũng không chắc nó giúp được gì nhiều cho họ.
Trên hết, chúng ta vẫn phải dành sự ngưỡng mộ cho Pepsi vì họ đã dám làm và dám thể hiện cá tính. Nếu có một điều gì đó lớn nhất học được từ website này thì đó là phải đặt trải nghiệm của người dùng lên hàng đầu.
Khám phá website của Pepsi
Reviewed by Unknown
on
05:40
Rating:
Không có nhận xét nào: