Một số nét kiến trúc đài tưởng niệm ở Việt Nam
Từ sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng và đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển thì chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các Thương binh, Anh hùng, Liệt sĩ cùng việc đầu tư xây dựng các Nghĩa trang Liệt sĩ, xây cất đền, đài tưởng niệm được coi trọng. Và gần 50 năm nay trở lại đây, từ thành phố đến nông thôn đều chú ý việc quy hoạch lựa chọn vị trí xứng đáng để xây dựng các đền, đài tưởng niệm, Nghĩa trang Liệt sĩ song hành cùng các cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế đã được tổ chức. Và như vậy ở góc độ kiến trúc, đây là một đối tượng sáng tác đặc biệt, có số lượng không nhỏ và sự hiện diện hầu như trên phạm vi cả nước.
Công trình tưởng niệm khá đa dạng và có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên đều được thể hiện ở 2 loại chính là đền và đài. Đài tưởng niệm nói chung hoặc đài Liệt sĩ trong mỗi Nghĩa trang Liệt sĩ nói riêng đã trở thành một chủ đề sáng tác, một trong những loại hình kiến trúc đặc trưng có nhiều sáng tạo trong suốt quá trình hình thành, phát triển. Nhìn chung, việc thiết kế và xây dựng đài tưởng niệm đều biểu hiện theo 4 xu hướng chung: tạo hình quen thuộc; hiện đại, cách tân; hiện thực, mô tả; mô phỏng ẩn dụ. Bên cạnh đó, còn có một số các công trình được xây dựng không theo những xu hướng này nhưng vẫn thể hiện sự nghiêm cẩn, mang đầy ý nghĩa và lòng tri ân.
1. Tạo hình quen thuộc
Đây là xu hướng tương đối phổ thông. Kiểu dáng và hình hài của loại đài này gợi ý đến nơi trú ngụ tinh thần, gợi nét thân thuộc gần gũi dễ liên tưởng đến ngôi nhà. Khối chính thường được xây bằng gạch, tạo hình theo thế vững trãi, phần thân thu dần lên cao và sử dụng phần mái dốc để kết thúc hoặc trang trí. Thân đài có thể là một khối đơn giản hoặc khối phức hợp cân xứng, tùy theo mỗi kiểu mà có một hoặc nhiều tầng mái. Chi tiết trang trí là các gờ, tuy không theo mẫu nào cụ thể nhưng có quy tắc chung là tô điểm làm nổi khối đài và đặc biệt là hàng chữ “Tổ quốc ghi công” trải dọc trên 1 hoặc 4 mặt đài. Khởi đầu cho xu hướng này và có tính lan truyền khá rộng có thể kể đến là từ tượng đài Liệt sĩ Mai Dịch, Hà Nội. Nó được coi là đại diện cho thời kỳ đầu tiên, khi chủ trương xây cất tượng đài Liệt sĩ chính thức trở thành một nhu cầu. Xu hướng này về sau đã có những biến thể nhất định, làm phong phú thêm hình thức nhưng khối chính, dáng dấp chính vẫn theo kiểu “thượng thu hạ thách”.
Đài tưởng niệm Liệt sĩ ở Thị trấn Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định
2. Hiện đại, cách tân
Những ý tưởng sáng tạo thể hiện qua cách xử lý bố cục kiến trúc phần đài chính đơn giản, rõ ràng và thiên về hình khối tượng trưng để biểu hiện và đề cao tính triết lý. Xu hướng này rất coi trọng sự phụ họa kèm theo để tôn vinh đài chính. Một số sáng tác thể hiện sự ảnh hưởng nhất định từ quốc tế, tuy nhiên nó đã đưa ra những yếu tố mới, góp mặt vào bức tranh sinh động về kiến trúc tượng đài ở nước ta. Như ở Đài Liệt sĩ Nghĩa trang Hàng Dương, Côn đảo, đài chính là khối tháp vút cao tượng trưng cho hình ảnh một ngọn nến đang cháy xung quanh là các thành phần điêu khắc, trang trí mô tả nội dung. Tất cả được bố cục theo kiểu “hô” và “ứng” thống nhất trong một quần thể chung nhất quán và rõ ràng.
3. Hiện thực, mô tả
Thiết kế đài thể hiện ý tưởng thông qua hình khối điêu khắc, tạo hình theo chủ đề liên quan đến chiến tranh và sự hy sinh của các chiến sĩ. Điểm chính của xu hướng này là đề cao tính hiện thực, dùng ngôn ngữ điêu khắc để mô tả và cụ thể hóa nội dung. Đi sâu thể hiện hình ảnh, khắc họa một hoặc một số nhân vật đại diện kết hợp những động tác tiêu biểu để liên tưởng…Ví dụ như tượng đài bà mẹ nâng niu lá cờ tổ quốc trong Nghĩa trang Liệt sĩ Tp. Hồ Chí Minh, hoặc nhóm tượng bà mẹ và chiến sĩ trong Nghĩa trang Liệt sĩ Bắc Mỹ Thuận, Đài Liệt sĩ huyện Long Hồ (Long An), hoặc là những đôi cánh tay vươn cao lên trời xanh giữ gìn ngôi sao lý tưởng như Đài Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Thuận,…
4. Mô phỏng, ẩn dụ
Đây là xu hướng thể hiện theo lối mới nhất về kiến trúc tượng đài Liệt sĩ ở nước ta trong những năm gần đây.Tinh thần của sáng tác dựa trên những diễn đạt và truyền tải ý nghĩa theo cách biểu hiện lưỡng nan, nước đôi… tạo ra những suy tưởng khi chiêm ngưỡng, quan sát tổng thể kiến trúc. Người say sưa theo đuổi xu hướng này và đã thành danh trong sáng tác đài tưởng niệm ở nước ta phải kể đến KTS Lê Hiệp.
Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Bắc Sơn của ông xây dựng bằng một khối vuông vắn bình thường với một tỷ lệ không quá lớn, nhưng nó được KTS khắc họa lên những hình ảnh gợi tả mái đền truyền thống âm vào trên 4 mặt đài làm bừng lên ý nghĩa sâu xa về quá khứ và hiện tại, về dấu ấn mất – còn vang lên thiêng liêng trong tâm tưởng con người. KTS Lê Hiệp đã gieo vần, khởi tứ khi sáng tác thể loại công trình tưởng niệm theo một tư duy có bước bứt phá ngoạn mục so với những gì có trước. Điều này thể hiện rất rõ ở Đài tưởng niệm Tuyên Quang cũng do Ông thiết kế có khá nhiều ngữ nghĩa. Khối đài đậm chất điêu khắc được tạo hình mềm mại như bung tỏa ra rất động. Ba cây chụm lại, cũng có thể là 3 miền đất nước mà các Liệt sĩ đã hy sinh, dựng thành hình cây đa huyền diệu làm liên tưởng đến địa danh một tỉnh vốn là căn cứ cách mạng. Cũng có thể cho ta thấy hình ảnh một bó đuốc bùng lên thắp sáng vĩnh hằng, ngợi ca sự hy sinh vinh quang của các Liệt sĩ….Tất cả đều có thể hình dung ra từ khả năng biểu hiện đa nghĩa của công trình này.
Công trình tưởng niệm khá đa dạng và có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên đều được thể hiện ở 2 loại chính là đền và đài. Đài tưởng niệm nói chung hoặc đài Liệt sĩ trong mỗi Nghĩa trang Liệt sĩ nói riêng đã trở thành một chủ đề sáng tác, một trong những loại hình kiến trúc đặc trưng có nhiều sáng tạo trong suốt quá trình hình thành, phát triển. Nhìn chung, việc thiết kế và xây dựng đài tưởng niệm đều biểu hiện theo 4 xu hướng chung: tạo hình quen thuộc; hiện đại, cách tân; hiện thực, mô tả; mô phỏng ẩn dụ. Bên cạnh đó, còn có một số các công trình được xây dựng không theo những xu hướng này nhưng vẫn thể hiện sự nghiêm cẩn, mang đầy ý nghĩa và lòng tri ân.
1. Tạo hình quen thuộc
Đây là xu hướng tương đối phổ thông. Kiểu dáng và hình hài của loại đài này gợi ý đến nơi trú ngụ tinh thần, gợi nét thân thuộc gần gũi dễ liên tưởng đến ngôi nhà. Khối chính thường được xây bằng gạch, tạo hình theo thế vững trãi, phần thân thu dần lên cao và sử dụng phần mái dốc để kết thúc hoặc trang trí. Thân đài có thể là một khối đơn giản hoặc khối phức hợp cân xứng, tùy theo mỗi kiểu mà có một hoặc nhiều tầng mái. Chi tiết trang trí là các gờ, tuy không theo mẫu nào cụ thể nhưng có quy tắc chung là tô điểm làm nổi khối đài và đặc biệt là hàng chữ “Tổ quốc ghi công” trải dọc trên 1 hoặc 4 mặt đài. Khởi đầu cho xu hướng này và có tính lan truyền khá rộng có thể kể đến là từ tượng đài Liệt sĩ Mai Dịch, Hà Nội. Nó được coi là đại diện cho thời kỳ đầu tiên, khi chủ trương xây cất tượng đài Liệt sĩ chính thức trở thành một nhu cầu. Xu hướng này về sau đã có những biến thể nhất định, làm phong phú thêm hình thức nhưng khối chính, dáng dấp chính vẫn theo kiểu “thượng thu hạ thách”.
Tượng đài Liệt sĩ Mai Dịch, Hà Nội
Đài tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại trung tâm xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
2. Hiện đại, cách tân
Những ý tưởng sáng tạo thể hiện qua cách xử lý bố cục kiến trúc phần đài chính đơn giản, rõ ràng và thiên về hình khối tượng trưng để biểu hiện và đề cao tính triết lý. Xu hướng này rất coi trọng sự phụ họa kèm theo để tôn vinh đài chính. Một số sáng tác thể hiện sự ảnh hưởng nhất định từ quốc tế, tuy nhiên nó đã đưa ra những yếu tố mới, góp mặt vào bức tranh sinh động về kiến trúc tượng đài ở nước ta. Như ở Đài Liệt sĩ Nghĩa trang Hàng Dương, Côn đảo, đài chính là khối tháp vút cao tượng trưng cho hình ảnh một ngọn nến đang cháy xung quanh là các thành phần điêu khắc, trang trí mô tả nội dung. Tất cả được bố cục theo kiểu “hô” và “ứng” thống nhất trong một quần thể chung nhất quán và rõ ràng.
Đài tưởng niệm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn
Đài tưởng niệm Liệt sĩ Quảng Nam Đà Nẵng
Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Cao Bằng
Đài tưởng niệm Liệt sĩ tại Nghĩa Trang Hàng Dương
3. Hiện thực, mô tả
Thiết kế đài thể hiện ý tưởng thông qua hình khối điêu khắc, tạo hình theo chủ đề liên quan đến chiến tranh và sự hy sinh của các chiến sĩ. Điểm chính của xu hướng này là đề cao tính hiện thực, dùng ngôn ngữ điêu khắc để mô tả và cụ thể hóa nội dung. Đi sâu thể hiện hình ảnh, khắc họa một hoặc một số nhân vật đại diện kết hợp những động tác tiêu biểu để liên tưởng…Ví dụ như tượng đài bà mẹ nâng niu lá cờ tổ quốc trong Nghĩa trang Liệt sĩ Tp. Hồ Chí Minh, hoặc nhóm tượng bà mẹ và chiến sĩ trong Nghĩa trang Liệt sĩ Bắc Mỹ Thuận, Đài Liệt sĩ huyện Long Hồ (Long An), hoặc là những đôi cánh tay vươn cao lên trời xanh giữ gìn ngôi sao lý tưởng như Đài Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Thuận,…
Tượng đài Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp
Đài tưởng niệm Liệt sĩ Hang Hòn, Kiên Giang
Nghĩa trang Liệt sĩ Tp. Hồ Chí Minh
Đây là xu hướng thể hiện theo lối mới nhất về kiến trúc tượng đài Liệt sĩ ở nước ta trong những năm gần đây.Tinh thần của sáng tác dựa trên những diễn đạt và truyền tải ý nghĩa theo cách biểu hiện lưỡng nan, nước đôi… tạo ra những suy tưởng khi chiêm ngưỡng, quan sát tổng thể kiến trúc. Người say sưa theo đuổi xu hướng này và đã thành danh trong sáng tác đài tưởng niệm ở nước ta phải kể đến KTS Lê Hiệp.
Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Bắc Sơn của ông xây dựng bằng một khối vuông vắn bình thường với một tỷ lệ không quá lớn, nhưng nó được KTS khắc họa lên những hình ảnh gợi tả mái đền truyền thống âm vào trên 4 mặt đài làm bừng lên ý nghĩa sâu xa về quá khứ và hiện tại, về dấu ấn mất – còn vang lên thiêng liêng trong tâm tưởng con người. KTS Lê Hiệp đã gieo vần, khởi tứ khi sáng tác thể loại công trình tưởng niệm theo một tư duy có bước bứt phá ngoạn mục so với những gì có trước. Điều này thể hiện rất rõ ở Đài tưởng niệm Tuyên Quang cũng do Ông thiết kế có khá nhiều ngữ nghĩa. Khối đài đậm chất điêu khắc được tạo hình mềm mại như bung tỏa ra rất động. Ba cây chụm lại, cũng có thể là 3 miền đất nước mà các Liệt sĩ đã hy sinh, dựng thành hình cây đa huyền diệu làm liên tưởng đến địa danh một tỉnh vốn là căn cứ cách mạng. Cũng có thể cho ta thấy hình ảnh một bó đuốc bùng lên thắp sáng vĩnh hằng, ngợi ca sự hy sinh vinh quang của các Liệt sĩ….Tất cả đều có thể hình dung ra từ khả năng biểu hiện đa nghĩa của công trình này.
Tượng đài chiến thắng Sư đoàn 325
Đài tưởng niệm Liệt sĩ Bắc Sơn
Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ Pò Hèn, Móng Cái, Quảng Ninh
Đài tưởng niệm Tuyên Quang
Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Lào Cai
Một số nét kiến trúc đài tưởng niệm ở Việt Nam
Reviewed by Unknown
on
05:45
Rating:
Không có nhận xét nào: