.

Chọn và Sử dụng font chữ trong thiết kế đồ họa

Mọi thứ không có công thức, không có quy tắc được đặt ra. Và có vẻ như nó cần cả một quá trình phát triển, trải qua các kinh nghiệm để đem lại cảm giác tốt nhất.
Chọn và Sử dụng font chữ trong thiết kế đồ họa
Dẫu vậy bài viết dưới đây dựa trên những kinh nghiệm làm việc của tôi cho việc Chọn và Sử dụng phông chữ.

1. Phù hợp với sự kiện
Rất nhiều sinh viên bắt đầu lựa chọn một font giống như tìm một bài hát để nghe, họ tìm kiếm sự độc đáo, khác biệt nhằm thể hiện cái tôi, quan điểm thẩm mỹ của họ. Cách tiếp cận này là có vấn đề, bởi vì lúc này font chữ được chọn đại diện cho cá nhân.

Tốt hơn, hãy chọn font chữ giống như chọn một bộ quần áo để mặc vào buổi sáng. Bạn chuẩn bị đi đâu thì hãy mặc một bộ đồ phù hợp cho sự kiện đó.

1. Phù hợp với sự kiện

Bạn đi ăn cưới thì mặc đồ lịch sự, trang trọng, đi chơi thì thoải mái vui vẻ, nhẹ nhàng, đi làm nghiêm túc nhưng không quá cầu kỳ…Bạn không thể ăn mặc sexy cho một đám tang, hay đi giày cao gót để đi leo núi.

Và cũng như tính cách con người, chúng ta đều có những tính cách khác biệt, và dẫn tới việc đi chọn quần áo bạn sẽ chọn khác nhau, và bạn sẽ có những tủ quần áo khác nhau. Nhưng tất nhiên dù mặc màu khác nhau, kiểu khác nhau thì vẫn cần hợp với sự kiện bạn tham gia.

Font chữ cũng thế, mỗi người có 1 “tủ quần áo” cho các sự kiện của mình, không nhất thiết phải giống nhau, nhưng mỗi font được xác định phù hợp với sự kiện tương ứng.

Những nhà thiết kế chuyên nghiệp đều có những bộ font được quản lý như vậy. Thông thường những font có sự đa dạng về độ đậm (thin, light, regular, bold, black, condensed, italic..).

Ví dụ như Myriad, Gotham, DIN, Akzidenz Grotesk, Interstate, dành cho kiểu không chân, và một số kiểu có chân như Mercury, Electra và Perpetua.

Chọn và Sử dụng font chữ trong thiết kế đồ họa

Một bộ family lớn như Helvetica Neue có thể được sử dụng để gây những ấn tượng, cảm xúc khác nhau. Sự kết hợp mỏng và siêu đậm luôn là niềm thích thú của các nhà thiết kế.

2. Hiểu rõ về các Family: Nhóm các font

2. Hiểu rõ về các Family: Nhóm các font

Giống như tủ quần áo. Thách thức đặt ra là; trong vô số font bạn sẽ phân loại chúng thế nào. Các mặt chữ có thể được chia nhỏ làm rất nhiều loại. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần chia ra làm năm loại chính cho tất cả.

Danh sách phân loại dưới đây không hẳn là hoàn hảo, nhưng nó cũng là một phân loại cho các nhóm chính.

Ban đầu tất nhiên có hai nhóm chính Không Chân và Có chân (chân nhỏ và chân lớn)

a. Geometric Sans – Loại hình học không chân

a. Geometric Sans – Loại hình học không chân

Thực sự tôi đang kết hợp 3 nhóm khác nhau ở đây (Geometric – hình học, Realist và Grotesk), nhưng đủ thông dụng để nhóm chúng.

Geometric Sans-serifs là những mặt chữ dựa trên những hình dạng hình học nghiêm ngặt. Hình dạng từng chữ của nhóm Geometric Sans thường có các nét cùng chiều rộng và theo xu hướng tối giản “less is more – ít mà hiệu quả” trong các thiết kế của chúng.

Điểm mạnh nhất của Geometric Sans là sáng sủa, khách quan, hiện đại, phổ quát; Điểm yếu nhất là chúng; lạnh lùng, vô cảm, nhàm chán.

Một Geometric Sans đặc trưng giống như một sân bay được thiết kế đẹp; Nó rất ấn tượng, hiện đại và hiệu quả, nhưng chúng ta phải cân nhắc về việc có nên sống ở đó không.

Ví dụ của Geometric/Realist/Grotesk Sans: Helvetica, Univers, Futura, Avant Garde, Akzident Grotesk, Franklin Gothic, Gotham.

b. Humanist San – Loại nhân văn không chân

b. Humanist San – Loại nhân văn không chân

Những mặt chữ không chân được thiết kế dựa trên nét bút viết tay – chúng sáng sủa như những kiểu chữ hiện đại, nhưng vẫn giữ được một số yếu tố “con người” trong đó. Hãy nhìn chữ “t” để thấy diều này.

Đó là bản chất của Humanist Sans; trong khi các Geometric Sans được thiết kế càng đơn giản càng tốt, thì các dạng chữ của Humanist thường có nhiều chi tiết hơn, ít nhất quán và thường xuyên gồm những nét mỏng kết hợp với dày – một đặc điểm của chữ viết tay.

Điểm mạnh nhất; Hiện đại nhưng không hoàn toàn chối bỏ “tính người” và tình cảm. Điểm yếu nhất: Nó có vẻ như hàng giả và hơi “bê đê”.

Ví dụ: Gill Sans, Fruitiger, Myriad, Optima, Verdana

c. Old Style – Kiểu cổ điển

c. Old Style – Kiểu cổ điển

Còn được gọi là “venice”, đây là những kiểu chữ “Già” nhất, nó là kết quả của nhiều thế kỷ phát triển của nghệ thuật chữ viết.

Mặt chữ Old Style được nhận biết bởi sự tương phản nhẹ giữa các nét (do hạn chế về kỹ thuật in thời đó), các hình thức chữ cong có xu hướng nghiêng nhẹ qua bên trái (giống như Calligraphy nghiêng – thư pháp).

Mặt chữ Old Style tốt nhất khi dùng vào các trường hợp cổ điển, truyền thống, dễ đọc. Còn tệ nhất là… ừm… cổ điển và bảo thủ.

Các ví dụ: Jenson, Bembo, Palatino và đặc biệt là Garamond; mặt chữ được coi là hoàn hảo nhất tới giờ, dù không ít người cố gắng cải thiện nó trong suốt một thế kỷ rưỡi.

d. Transitional và Modern – Chuyển tiếp và Hiện đại

d. Transitional và Modern – Chuyển tiếp và Hiện đại

d. Transitional và Modern – Chuyển tiếp và Hiện đại

Hệ quả tự nhiên của việc giác ngộ tư tưởng, Transition – Chuyển tiếp (giữa thế kỷ 18) và Modern – Hiện đại (cuối thế kỷ 18, không nên nhầm với Hiện đại của thế kỷ 20)
Chọn và Sử dụng font chữ trong thiết kế đồ họa Reviewed by Unknown on 06:25 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Phát triển bởi iZdesigner Team

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.